Truy cập nội dung luôn

Sở công thương Bình dương

Binh duong department of Industry and trade

Công nghiệp giấy: Cơ hội và thách thức

2013-06-13 17:48:00.0

Với việc Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) dự định được thành lập vào năm 2015, nhiều cơ hội đang mở ra với ngành công nghiệp giấy và bột giấy Việt Nam. Tuy nhiên, thách thức đặt ra cũng không nhỏ bởi sự cạnh tranh giữa các DN sản xuất giấy đang ngày càng khốc liệt…

Với việc Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) dự định được thành lập vào năm 2015, nhiều cơ hội đang mở ra với ngành công nghiệp giấy và bột giấy Việt Nam. Tuy nhiên, thách thức đặt ra cũng không nhỏ bởi sự cạnh tranh giữa các DN sản xuất giấy đang ngày càng khốc liệt…

Nhiều doanh nghiệp giấy Việt Nam tham dự Triển lãm Paper Vietnam 2013

Theo Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam, 2 năm trở lại đây, mặc dù ngành giấy gặp không ít khó khăn như: Sản xuất không hết công suất, chi phí ngày càng tăng… nhưng đầu tư trong ngành vẫn tiếp tục được thực hiện. Ngành giấy đang dần lấy lại thế chủ động khi sản xuất bột giấy đã đáp ứng trên 80% nhu cầu trong nước.

Mặc dù vậy, ngành công nghiệp giấy Việt Nam cũng đang đứng trước những thách thức lớn: Cuộc chạy đua mở rộng công suất; thuế chống phá giá giấy từ các nước Mỹ, Canada… Đặc biệt, khi Hiệp định Thương mại tự do giữa ASEAN và các nước Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Úc và NewZealan có hiệu lực đầy đủ vào năm 2015 và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có thể được ký vào năm nay…, ngành giấy Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt khi mức thuế xuất khẩu giấy bằng 0.

Triển lãm Thương mại quốc tế chuyên ngành sản phẩm, kỹ thuật, máy móc, hóa chất sản xuất giấy và bột giấy (Paper Vietnam 2013) vừa diễn ra tại Hà Nội, thu hút sự tham gia của hơn 60 DN và tổ chức đến từ 14 quốc gia. Triển lãm là cơ hội tốt để các DN trong ngành tiếp cận những dịch vụ, kỹ thuật và giải pháp mới nhất trong lĩnh vực chế tạo giấy, hợp tác trao đổi thông tin về chuyên môn, mở rộng thị trường.
Tại “Diễn đàn kết nối ngành công nghiệp giấy ASEAN hướng tới Cộng đồng kinh tế ASEAN” tổ chức mới đây tại Hà Nội, bà Liana Bratasida - Hiệp hội Giấy và Bột giấy Indonesia đã giới thiệu kinh nghiệm trong việc hướng tới ngành giấy xanh hơn, sạch hơn. Theo đó, bên cạnh việc trồng lại 660ha rừng, Indonesia chủ động quy hoạch đất trồng cây nguyên liệu cho công nghiệp giấy; việc cấp phép cho các công ty sản xuất giấy cũng được thực hiện rất nghiêm ngặt. “Đã đến lúc phải thay thế việc sử dụng than, điện sản xuất giấy bằng năng lượng sinh khối, khí hóa lỏng thân thiện với môi trường”- bà Liana Bratasida nói.

Từ kết quả của các cuộc khảo sát năng lượng trong các nhà máy giấy Việt Nam, ông Datta Kuvalekar - Tổng giám đốc Forbes Marshall (Ấn Độ) - khẳng định, vấn đề then chốt của các công ty giấy Việt Nam hiện nay là quản lý năng lượng còn kém, trong khi chi phí năng lượng chiếm tới 25% chi phí sản xuất giấy. “Nhiều cơ hội tiết kiệm năng lượng vẫn đang còn tồn tại trong các nhà máy Việt Nam”- ông Datta Kuvalekar khuyến cáo.


Lượt xem: 364

Thống kê truy cập

Đang truy cập:576

Tổng truy cập: 18703037