Truy cập nội dung luôn

Sở công thương Bình dương

Binh duong department of Industry and trade

Cơ hội rộng mở từ thị trường Myanmar

2011-06-17 16:47:00.0

Với sức tiêu thụ lớn (dân số khoảng 54 triệu người), nhu cầu tiêu dùng không quá nhiều đòi hỏi khắt khe, vị trí địa lý thuận lợi, nhiều hợp tác kinh tế được ký kết giữa hai nước,.. và trong bối cảnh thị trường đang chuyển đổi mô hình kinh tế, Myanmar thực sự là một thị trường nhiều tiềm năng và phù hợp với các nhà đầu tư Việt Nam.

Với sức tiêu thụ lớn (dân số khoảng 54 triệu người), nhu cầu tiêu dùng không quá nhiều đòi hỏi khắt khe, vị trí địa lý thuận lợi, nhiều hợp tác kinh tế được ký kết giữa hai nước,.. và trong bối cảnh thị trường đang chuyển đổi mô hình kinh tế, Myanmar thực sự là một thị trường nhiều tiềm năng và phù hợp với các nhà đầu tư Việt Nam.

Hơn 10 năm trước, Công ty TNHH Điện Quang bắt đầu thâm nhập vào Myanmar và tìm được một đối tác làm đại lý phân phối bóng đèn compact. Kể từ đó đến nay, Myanmar đã trở thành một trong ba thị trường chính của Điện Quang ở Đông Nam Á với doanh số tăng trưởng hằng năm là 20%.

Tiếp theo Điện Quang, nhiều tập đoàn lớn của Việt Nam đã có những dự án quy mô lớn tại Myanmar như Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đầu tư vào lĩnh vực xây dựng và trồng cây cao su, Viettel đã lập văn phòng đại diện tại Myanmar và ký hợp đồng hợp tác về roaming quốc tế và cung cấp dịch vụ viễn thông quốc tế với MPT, Tập đoàn tôn Hoa Sen, Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam và Công ty cổ phần Simco Sông Đà cũng ký kết hợp tác đầu tư Thương mại tại Myanmar,…

Đáng chú ý, trong tháng 5 vừa qua, tại TP. Yangoon của Myanmar đã khai trương Triển lãm hàng điện tử và tiêu dùng 2011 với sự tham gia của 96 DN Myanmar và 24 DN Việt Nam. Đây là một trong những hoạt động thiết thực nhằm tăng cường quan hệ thương mại song phương giữa Myanmar và Việt Nam, đồng thời mở ra cơ hội cho các sản phẩm của Việt Nam thâm nhập thị trường Myanmar.

Theo số liệu của Cục Hải quan Myanmar, 5 tháng đầu năm 2011, kim ngạch thương mại hàng hóa hai chiều giữa Việt Nam và Myanmar ước đạt 65 triệu USD, tăng 42,1% so với cùng kỳ năm 2010. Trong đó xuất khẩu ước đạt 30 triệu USD, tăng 122,7% và nhập khẩu hàng hóa ước đạt 35 triệu USD, tăng 8,5%.

Trong 5 tháng đầu năm 2011, Việt Nam là nhà xuất khẩu hàng hóa tới Myanmar đứng thứ 13; sau các nước và vùng lãnh thổ: Singapore, Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc, Indonesia, Nhật Bản, Ấn Độ, Malaysia, Thụy Sỹ, Hoa Kỳ, Đức, Australia.

Nhìn vào cơ cấu hàng xuất khẩu, thép các loại chiếm kim ngạch cao nhất trong các mặt hàng xuất sang Myanmar, đạt 12 triệu USD, tăng 224% so với cùng kỳ năm 2010. Tiếp sau là mặt hàng nguyên phụ liệu may mặc đạt kim ngạch 5 triệu USD, thuốc chữa bệnh và thiết bị y tế đạt 2 triệu USD.

Về nhập khẩu, Việt Nam nhập chủ yếu từ Myanmar các mặt hàng nông sản (đậu xanh, đậu đen, đậu các loại, hạt vừng,…); thủy sản (tôm hùm, cá khô, cua biển sống, cá biển đông lạnh, sò huyết,…); gỗ và lâm sản (gỗ tròn các loại, gỗ Teak tròn, gỗ cao su, gỗ xẻ các loại,…); kim khâu; da bò; dây thép nhỏ;…

Theo Thương vụ Việt Nam tại Myanmar, Myanmar là thị trường có nhiều thuận lợi đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, nhất là các mặt hàng tiêu dùng giá rẻ do thu nhập bình quân đầu người chưa cao và sản xuất trong nước còn hạn chế. Hơn nữa, chính sách của Myanmar là thúc đẩy phát triển hơn nữa với các nước láng giềng và coi trọng kinh tế biên giới.

Ngoài ra, do hai nước có mối quan hệ chính trị tốt đẹp và Myanmar đang chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế định hướng thị trường, có chính sách khuyến khích khu vực tư nhân phát triển ngoại thương và hỗ trợ trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nên các DN Việt Nam cần tận dụng cơ hội một cách tốt nhất.

Trong bối cảnh tình hình các thị trường chủ lực của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam bị thu hẹp do suy thoái kinh tế thì việc tìm kiếm các thị trường mới là rất cần thiết và Myanmar là một trong những thị trường đáng được chú ý.


Lượt xem: 347

Thống kê truy cập

Đang truy cập:343

Tổng truy cập: 18612281