Truy cập nội dung luôn

Sở công thương Bình dương

Binh duong department of Industry and trade

Chương trình tập huấn “ Mở rộng khả năng tiếp cận thị trường sau hơn 5 năm gia nhập WTO”

2013-06-03 15:53:00.0

Trong hai ngày 29 và 30 tháng 5 tại Trung tâm thương mại Becamex, Trung tâm Xúc tiến thương mại và Thông tin kinh tế Bình Dương phối hợp với Trung tâm hỗ trợ hội nhập WTO TP.HCM tổ chức chương trình tập huấn “ Mở rộng khả năng tiếp cận thị trường sau hơn 5 năm gia nhập WTO”. Chương trình nằm trong khuôn khổ dự án “Thúc đẩy triển khai hiệu quả chương trình Hội nhập kinh tế quốc tế của Tp. Hồ Chí Minh và hỗ trợ các tỉnh trong vùng”. Tham dự chương trình là đại diện các Hiệp hội ngành nghề, Hội doanh nhân trẻ và Câu lạc bộ các doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn tỉnh.

Trong hai ngày 29 và 30 tháng 5 tại Trung tâm thương mại Becamex, Trung tâm Xúc tiến thương mại và Thông tin kinh tế Bình Dương phối hợp với Trung tâm hỗ trợ hội nhập WTO TP.HCM tổ chức chương trình tập huấn “ Mở rộng khả năng tiếp cận thị trường sau hơn 5 năm gia nhập WTO”. Chương trình nằm trong khuôn khổ dự án “ Thúc đẩy triển khai hiệu quả chương trình Hội nhập kinh tế quốc tế của Tp. Hồ Chí Minh và hỗ trợ các tỉnh trong vùng”. Tham dự chương trình là đại diện các Hiệp hội ngành nghề, Hội doanh nhân trẻ và Câu lạc bộ các doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn tỉnh.

Tại buổi tập huấn TS. Phạm Văn Chắt – Báo cáo viên Bộ Công Thương về Hội nhập kinh tế quốc tế; trọng tài viên Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam trình bày các thông tin tổng quát về tình hình kinh tế Việt Nam và những thách thức đặt ra sau 5 năm gia nhập WTO. 

Sau 5 năm gia nhập WTO nền kinh tế Việt Nam biến động thất thường do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới. Hầu hết các ngành, lĩnh vực gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và xuất khẩu các sản phẩm chủ lực. 

Đối với ngành dệt may, da giày khó khăn về nguồn nguyên liệu, phụ thuộc nghiêm trọng vào nguồn nhập khẩu, sự biến động của tỷ giá ngoại tệ liên ngân hàng, trần lãi suất cao làm tăng lạm phát, tăng chi phí … Bên cạnh đó ngành công nghệ phụ trợ phát triển kém cũng là một yếu tố làm tăng giá thành xuất khẩu. Ngành giày dép xuất khẩu của Việt Nam ngày càng chịu sự cạnh tranh gay gắt hơn với sản phẩm xuất xứ từ các nước ASEAN và Trung Quốc. Với rào cản thương mại: Hiệp định về thuế chống bán phá giá của WTO ngành giày dép đã và đang phải đương đầu với 47 vụ kiện bán phá giá từ nước ngoài.

Trong năm 2012 xuất khẩu đồ gỗ, lâm sản VN đạt kim ngạch 4,67 tỷ USD, đồ gỗ VN hiện đã có mặt ở hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên từ tháng 3/2013, Quy chế 995/2010 của EU về tăng cường thực thi luật doanh nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (gọi tắt là FLEGT) có hiệu lực, yêu cầu tính hợp pháp của nguồn gỗ nguyên liệu từ các nước nhập khẩu vì thế ngành chế biến gỗ của VN phải đối mặt với nhiều thách thức lớn.

Đối với các mặt hàng thủ công mỹ nghệ kim ngạch xuất khẩu trên 1,5 tỷ USD nhưng lợi nhuận thu của doanh nghiệp giảm mạnh, khiến doanh nghiệp không thể đầu tư tái sản xuất trong khi chi phí đầu vào ngày một tăng.

Cũng trong buổi tập huấn các khách mời đã được nghe phần trình bày của ông Lê Triệu Dũng – Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Thương mại đa biên (Bộ Công Thương) về những vấn đề chung về FTA, các FTA Việt Nam đã tham gia như: 

Thực hiện CEPT/AFTA từ tháng 12/1996, ATIGA 2009.
ASEAN – Trung Quốc: Hiệp định khung năm 2002, Hiệp định thương mại hàng hóa 2004.
ASEAN – Hàn Quốc: Hiệp định thương mại hàng hóa 2007.
ASEAN – Nhật Bản: Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản 2008.
Việt Nam – Nhật Bản: VJEPA 2009.
ASEAN -  Úc – Niu Di-lân (AANZFTA): 2010.

Sự tham gia của Việt Nam vào FTA tạo ra thuận lợi cho sự phát triển kinh tế: thúc đẩy thương mại hai chiều phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước, đa dạng hóa và mở rộng thị phần hàng xuất khẩu, thúc đẩy cải cách tái cấu trúc nền kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh …

Tuy nhiên trong quá trình tham gia FTA cũng đã bộc lộ những mặt còn hạn chế, yếu kém, tác động của FTA chỉ mang lại điều kiện tích cực khi các ưu đãi FTA được doanh nghiệp triệt để tận dụng. Những thách thức của FTA cần được xử lý cơ bản, đặc biệt là thay  đổi cách tiếp cận khi tham gia FTA trong giai đoạn tiếp theo.  


Lượt xem: 339

Thống kê truy cập

Đang truy cập:383

Tổng truy cập: 18436999