Truy cập nội dung luôn

Sở công thương Bình dương

Binh duong department of Industry and trade

Chú trọng thương mại điện tử: Hướng đi thông minh

2013-08-02 10:55:00.0

Để vượt qua khó khăn, các DN vừa và nhỏ của Việt Nam đang ngày càng chú trọng vào hoạt động giao thương quốc tế, chuyển hướng phát triển từ bán buôn trong nước sang hoạt động xuất khẩu tới các thị trường nước ngoài với sự giúp sức của thương mại điện tử (TMĐT)…

Để vượt qua khó khăn, các DN vừa và nhỏ của Việt Nam đang ngày càng chú trọng vào hoạt động giao thương quốc tế, chuyển hướng phát triển từ bán buôn trong nước sang hoạt động xuất khẩu tới các thị trường nước ngoài với sự giúp sức của thương mại điện tử (TMĐT)…

Xúc tiến xuất khẩu đạt hiệu quả

Mô hình kinh doanh bằng TMĐT đang phát triển rất nhanh, gắn chặt với các DN, đặc biệt là những DN bán lẻ vừa và nhỏ trong lĩnh vực xuất nhập khẩu bởi ưu thế đơn giản, có quy mô toàn cầu, giúp DN dễ dàng tiếp cận với người tiêu dùng ở nhiều thị trường khác nhau….

Theo thống kê của Bộ Công Thương, doanh thu của DN nhờ TMĐT rất khả quan, cụ thể có 58% DN doanh thu qua kênh TMĐT tăng lên…. Năm 2012, qua hệ thống đăng ký website, Cục TMĐT và công nghệ thông tin đã thống kê số sàn giao dịch TMĐT được xác nhận đăng ký là 35 sàn, số giao dịch thành công từ những sàn này chạm mức 1,5 triệu giao dịch đem lại tổng giá trị giao dịch thành công là xấp xỉ 4.200 tỷ đồng.

Thực tế, không chỉ các DN vừa và nhỏ mà rất nhiều DN lớn cũng đã chủ động phát triển TMĐT để có thêm những hợp đồng mới. Công ty CP Bánh kẹo Hữu Nghị là một ví dụ điển hình trong xuất khẩu online thành công. DN này đã ký được nhiều hợp đồng với các nước Thái Lan, Nhật Bản thông qua các thông tin giới thiệu trên mạng. DN chủ động tìm kiếm nhà nhập khẩu và với "tiếng lành đồn xa", ngày càng nhiều DN nước ngoài tìm đến công ty đặt hàng.

Theo ông Nguyễn Tiến Anh, Giám đốc Công ty Hagimex chuyên xuất khẩu các sản phẩm nông sản sang Nga, Australia, Ấn Độ, Bangladesh, Hàn Quốc, Nhật Bản… các trang TMĐT là công cụ xuất khẩu tốt nhất mà DN có được. Thông qua các trang này, hàng tháng DN của ông nhận được khoảng 300 lượt hỏi hàng, 90% số đó đến từ các website và 10% lượt hỏi hàng trở thành hợp đồng, đóng góp rất lớn vào doanh thu. Các hợp đồng có được thường dao động ở mức trung bình 15.000 USD, song có nhiều hợp đồng lớn giá trị lên đến 200.000 USD.

TMĐT đang được coi là hướng đi thông minh dành cho DN xuất khẩu vừa và nhỏ bên cạnh những phương thức kinh doanh truyền thống.

Tăng năng lực cạnh tranh

Kết quả nghiên cứu của Công ty Cổ phần đầu tư công nghệ OSB cho thấy, trong điều kiện kinh tế khó khăn, tỷ lệ thành công của các DN vừa và nhỏ có hoạt động TMĐT cao gấp 5 lần so với DN chỉ hoạt động theo phương thức truyền thống. 65% các DN có hoạt động trực tuyến tự tin hơn về khả năng vượt qua khủng hoảng.

Theo ông Timothy Leung, Phó Chủ tịch Bộ phận phát triển và kinh doanh toàn cầu Tập đoàn Alibaba.com thì nhu cầu của các nhà nhập khẩu nước ngoài đối với các sản phẩm chất lượng sản xuất từ Việt Nam sẽ tăng lên trong thời gian tới. DN Việt Nam có thể vượt lên và đi trước một bước so với các đối thủ cạnh tranh chính bằng TMĐT.

Một yếu tố quan trọng giúp các DN tăng năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu là cần tăng cường liên doanh, liên kết, tham gia các hiệp hội DN, hiệp hội ngành hàng để trao đổi thông tin, tìm kiếm thị trường…. Ngoài ra, DN cũng cần tận dụng một kênh bán hàng ít tốn kém nhưng mang lại hiệu quả cao trong việc mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng đó là thúc đẩy phát triển hoạt động TMĐT.

Thời gian tới, để ứng dụng có hiệu quả kênh TMĐT trong hoạt động xuất khẩu, các DN cần coi kênh xuất khẩu trực tuyến là một phần trong chiến lược kinh doanh. Từ đó lựa chọn phương thức tiếp cận TMĐT phù hợp để tối ưu hóa chi phí nhằm đạt hiệu quả cao nhất./.


Lượt xem: 149

Thống kê truy cập

Đang truy cập:464

Tổng truy cập: 18591146