Truy cập nội dung luôn

Sở công thương Bình dương

Binh duong department of Industry and trade

Chính Phủ đưa ra giải pháp ứng phó trước diễn biến chiến tranh thương mại Mỹ - Trung

2019-10-18 10:13:00.0

CMSC Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung kể từ khi diễn ra vào đầu tháng 7 năm 2018 với quy mô áp thuế 68 tỷ USD tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu sang nhau của hai bên, tới nay đã leo thang lên quy mô 260 tỷ USD. Phạm vi cuộc chiến cũng không chỉ gia tăng ở diện hàng hóa bị áp thuế của mỗi bên từ 924 mặt hàng lên 10.745 mặt hàng, mà còn lan sang cả các lĩnh vực khác như đầu tư, khoa học công nghệ, sở hữu trí tuệ, tài chính - tiền tệ...

Chính Phủ đưa ra giải pháp ứng phó

trước diễn biến chiến tranh thương mại Mỹ - Trung

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung kể từ khi diễn ra vào đầu tháng 7 năm 2018 với quy mô áp thuế 68 tỷ USD tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu sang nhau của hai bên, tới nay đã leo thang lên quy mô 260 tỷ USD. Phạm vi cuộc chiến cũng không chỉ gia tăng ở diện hàng hóa bị áp thuế của mỗi bên từ 924 mặt hàng lên 10.745 mặt hàng, mà còn lan sang cả các lĩnh vực khác như đầu tư, khoa học công nghệ, sở hữu trí tuệ, tài chính - tiền tệ...

Tuy nhiên, trên thực tế cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang diễn ra trong bối cảnh thế giới đang xảy ra những sự kiện có khả năng tác động, ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh tế, thương mại ở phạm vi rộng, thậm chí là toàn cầu với việc mở rộng các xung đột về kinh tế, thương mại, chính trị, an ninh – quốc phòng giữa Hoa Kỳ với các nền kinh tế lớn và giữa các nền kinh tế lớn như châu Âu, Nhật Bản, Canada, Nga… Các xung đột này đã và đang gây ra những xáo động lớn trên phạm vi toàn cầu, không chỉ đối với thương mại quốc tế mà còn đối với hệ thống thương mại đa phương cũng như các hoạt động kinh tế, đầu tư khác, thậm chí đặt ra những vấn đề mới có thể tác động tới định hướng lớn trong phát triển của một số quốc gia. Ngay như đối với Việt Nam, cũng không loại trừ khả năng dòng đầu tư chuyển hướng sẽ có thể tạo cho nước ta trở thành một cứ điểm mới trong sản xuất hàng hóa của toàn cầu hay không...

Trước những diễn biến phức tạp của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung nói riêng và của tình hình khu vực, thế giới nói chung, trong thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có những chỉ đạo rất sát sao, điều hành linh hoạt, kịp thời, đặc biệt là đối với các vấn đề về điều hành tỷ giá, lãi suất, xử lý các vấn đề về thương mại, thị trường, phòng vệ thương mại... Qua đó về cơ bản, nước ta đã vượt qua những khó khăn, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, thực hiện đạt và vượt 12/12 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của nước ta năm 2018 so với mục tiêu kế hoạch đề ra.
Mặc dù vậy, với tình hình như trên, bởi vấn đề đặt ra có phạm vi rộng, liên quan tới nhiều lĩnh vực, nhiều Bộ ngành như vậy, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo thành lập Ban Chỉ đạo về theo dõi diễn biến tình hình căng thẳng chính trị giữa các quốc gia, xung đột thương mại và xu hướng bảo hộ mậu dịch để theo giõi, nắm bắt thông tin chính xác, phù hợp, kịp thời về diễn biến tình hình căng thẳng chính trị giữa các quốc gia, xung đột thương mại và xu hướng bảo hộ mậu dịch trên thế giới; tham mưu với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong công tác chỉ đạo, điều hành đối với các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan có liên quan để xử lý những khó khăn, vướng mắc và tác động bất lợi đến phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam; cung cấp thông tin tới các bên liên quan để tạo nhận thức đúng, đầy đủ trong cộng đồng doanh nghiệp, người dân cũng như thống nhất phối hợp chỉ đạo, điều hành của Chính phủ và các cơ quan có liên quan.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đến nay, Văn phòng Chính phủ và Bộ Công Thương phối hợp xây dựng và đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo và đang triển khai xây dựng Chương trình hành động của Ban Chỉ đạo về theo dõi diễn biến tình hình căng thẳng chính trị giữa các quốc gia, xung đột thương mại và xu hướng bảo hộ mậu dịch để phân công nhiệm vụ cho các Bộ, ngành và các bên liên quan trong việc phối hợp triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp ứng phó với vấn đề này theo chức năng, nhiệm vụ được Chính phủ phân công.

                                                                                          

                                                                      

Chính Phủ đưa ra giải pháp ứng phó

trước diễn biến chiến tranh thương mại Mỹ - Trung

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung kể từ khi diễn ra vào đầu tháng 7 năm 2018 với quy mô áp thuế 68 tỷ USD tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu sang nhau của hai bên, tới nay đã leo thang lên quy mô 260 tỷ USD. Phạm vi cuộc chiến cũng không chỉ gia tăng ở diện hàng hóa bị áp thuế của mỗi bên từ 924 mặt hàng lên 10.745 mặt hàng, mà còn lan sang cả các lĩnh vực khác như đầu tư, khoa học công nghệ, sở hữu trí tuệ, tài chính - tiền tệ...

Tuy nhiên, trên thực tế cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang diễn ra trong bối cảnh thế giới đang xảy ra những sự kiện có khả năng tác động, ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh tế, thương mại ở phạm vi rộng, thậm chí là toàn cầu với việc mở rộng các xung đột về kinh tế, thương mại, chính trị, an ninh – quốc phòng giữa Hoa Kỳ với các nền kinh tế lớn và giữa các nền kinh tế lớn như châu Âu, Nhật Bản, Canada, Nga… Các xung đột này đã và đang gây ra những xáo động lớn trên phạm vi toàn cầu, không chỉ đối với thương mại quốc tế mà còn đối với hệ thống thương mại đa phương cũng như các hoạt động kinh tế, đầu tư khác, thậm chí đặt ra những vấn đề mới có thể tác động tới định hướng lớn trong phát triển của một số quốc gia. Ngay như đối với Việt Nam, cũng không loại trừ khả năng dòng đầu tư chuyển hướng sẽ có thể tạo cho nước ta trở thành một cứ điểm mới trong sản xuất hàng hóa của toàn cầu hay không...

Trước những diễn biến phức tạp của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung nói riêng và của tình hình khu vực, thế giới nói chung, trong thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có những chỉ đạo rất sát sao, điều hành linh hoạt, kịp thời, đặc biệt là đối với các vấn đề về điều hành tỷ giá, lãi suất, xử lý các vấn đề về thương mại, thị trường, phòng vệ thương mại... Qua đó về cơ bản, nước ta đã vượt qua những khó khăn, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, thực hiện đạt và vượt 12/12 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của nước ta năm 2018 so với mục tiêu kế hoạch đề ra.
Mặc dù vậy, với tình hình như trên, bởi vấn đề đặt ra có phạm vi rộng, liên quan tới nhiều lĩnh vực, nhiều Bộ ngành như vậy, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo thành lập Ban Chỉ đạo về theo dõi diễn biến tình hình căng thẳng chính trị giữa các quốc gia, xung đột thương mại và xu hướng bảo hộ mậu dịch để theo giõi, nắm bắt thông tin chính xác, phù hợp, kịp thời về diễn biến tình hình căng thẳng chính trị giữa các quốc gia, xung đột thương mại và xu hướng bảo hộ mậu dịch trên thế giới; tham mưu với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong công tác chỉ đạo, điều hành đối với các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan có liên quan để xử lý những khó khăn, vướng mắc và tác động bất lợi đến phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam; cung cấp thông tin tới các bên liên quan để tạo nhận thức đúng, đầy đủ trong cộng đồng doanh nghiệp, người dân cũng như thống nhất phối hợp chỉ đạo, điều hành của Chính phủ và các cơ quan có liên quan.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đến nay, Văn phòng Chính phủ và Bộ Công Thương phối hợp xây dựng và đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo và đang triển khai xây dựng Chương trình hành động của Ban Chỉ đạo về theo dõi diễn biến tình hình căng thẳng chính trị giữa các quốc gia, xung đột thương mại và xu hướng bảo hộ mậu dịch để phân công nhiệm vụ cho các Bộ, ngành và các bên liên quan trong việc phối hợp triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp ứng phó với vấn đề này theo chức năng, nhiệm vụ được Chính phủ phân công.

                                                                                          

                                                                      


Diệu Hằng - KHTCTH

Lượt xem: 1201

Thống kê truy cập

Đang truy cập:707

Tổng truy cập: 18483676