Truy cập nội dung luôn

Sở công thương Bình dương

Binh duong department of Industry and trade

Các nền kinh tế mới nổi Đông Á cần kiểm soát hiệu quả biến động giá cả và lạm phát

2011-07-29 16:25:00.0

Báo cáo Theo dõi kinh tế châu Á (AEM) do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) thực hiện vừa công bố ngày 28/7/2011 đã đưa ra dự báo rằng: “Tăng trưởng kinh tế ở các nền kinh tế Đông Á mới nổi chỉ đạt tốc độ vừa phải trong năm 2011 và 2012 do phải tiếp tục ‘cuộc chiến’ với lạm phát.

Báo cáo Theo dõi kinh tế châu Á (AEM) do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) thực hiện vừa công bố ngày 28/7/2011 đã đưa ra dự báo rằng: “Tăng trưởng kinh tế ở các nền kinh tế Đông Á mới nổi chỉ đạt tốc độ vừa phải trong năm 2011 và 2012 do phải tiếp tục ‘cuộc chiến’ với lạm phát.

Nguyên nhân cơ bản khiến lạm phát tăng cao diễn ra ở hầu hết các nền kinh tế Đông Á mới nổi, theo ADB là do giá cả hàng hóa biến động tăng cao cần phải có cách tiếp cận hợp lý để kiểm soát.

Báo cáo AEM cho thấy, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã giảm nhẹ xuống còn 9,5% trong quý II/2011 (quý I là 9,7%). Trong thời gian tới, môi trường bên ngoài chậm phát triển và tình hình tiền tệ thắt chặt của Trung Quốc dự kiến sẽ vẫn được duy trì nên tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc có thể ổn định, bền vững hơn ở mức khoảng 9,6% trong năm 2011 và khoảng 9,2% trong năm 2012. Các nền kinh tế công nghiệp mới trong khu vực phụ thuộc lớn vào thương mại như Hồng Kông, Hàn Quốc, Singapore và Đài Loan cũng sẽ quay lại một mức tăng trưởng có tính bền vững và dài hạn hơn do môi trường kinh doanh bên ngoài không thuận lợi khiến tăng trưởng xuất khẩu chậm lại.

Ba nền kinh tế có mức thu nhập trung bình thuộc khối ASEAN là Malaysia, Philippines và Thái Lan cũng tăng trưởng chậm lại do xuất khẩu bị thu hẹp và chính sách tiền tệ thắt chặt. Còn Indonesia được dự báo là đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 6,4% trong năm 2011 (năm 2010 là 6,1%) do nước này có nhu cầu trong nước lớn tạo ra được động lực thúc đẩy tăng trưởng.

Nền kinh tế Việt Nam cũng được ADB dự báo tăng trưởng chậm lại do áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ và cắt giảm chi tiêu công để kiềm chế lạm phát. ADB cho biết, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam giảm nhẹ đạt mức 5,4% trong quý I/2011, 5,7% trong quý II/2011 và cả năm 2011 dự kiến đạt khoảng 6,1%; dự báo năm 2012 tăng trưởng khoảng 6,7%.

Nhận định về diễn biến của các nền kinh tế Đông Á mới nổi trong thời gian vừa qua, ông Iwan Azis, Chủ nhiệm Văn phòng Hội nhập kinh tế khu vực của ADB cho rằng, tăng trưởng chậm lại ở hầu hết các nền kinh tế khu vực do các nước giảm dần các biện pháp kích thích tài khóa và thắt chặt chính sách tiền tệ để đối phó với lạm phát là một tín hiệu tốt, nhất là các nền kinh tế lớn như Trung Quốc sẽ không rơi vào tình trạng phát triển quá nóng.

AEM là ấn phẩm được ADB xuất bản 2 kỳ một năm chủ yếu đánh giá về triển vọng kinh tế của 10 nước ASEAN và Trung Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc), Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc).

Tuy nhiên, nguy cơ lạm phát còn cao có thể dẫn đến vòng xoáy lương - giá làm ảnh hưởng đến tăng trưởng của khu vực các nước cần phải có biện pháp kiểm soát hiệu quả vấn đề này.

Theo nhận định của ADB, môi trường kinh tế thế giới vẫn yếu bởi quá trình phục hồi mong manh của nền kinh tế Hoa Kỳ, sự thu hẹp của kinh tế Nhật Bản sau động đất, sóng thần và những bất ổn xung quanh vấn đề nợ chính phủ của một số nền kinh tế châu Âu, cộng thêm các điều kiện tài chính và tiền tệ bị thắt chặt trong khu vực…, nhiều khả năng sẽ làm chậm tốc độ tăng trưởng GDP của toàn khu vực Đông Á và chỉ đạt ở mức 7,9% trong năm 2011, khoảng 7,7% trong năm 2012. Triển vọng của các nền kinh tế Đông Á mới nổi vẫn phụ thuộc lớn vào việc giải quyết các rủi ro liên quan đến lạm phát, sự hồi phục kinh tế yếu hơn mức dự đoán của Nhật Bản, nợ không được giải quyết tại Hoa Kỳ và khu vực đồng euro, thị trường tài chính biến động mạnh, dòng vốn đầu tư không ổn định.

ADB cho rằng, để kiểm soát biến động giá cả và lạm phát, các nhà hoạch định chính sách cần có cách tiếp cận hiệu quả kiểm soát như có thể sử dụng xu hướng của giá cả lương thực và năng lượng toàn cầu để dự báo lạm phát toàn phần, xác định (định nghĩa) các chính sách tiền tệ theo các thuật ngữ phổ thông hơn để dễ dàng tuyên truyền cho người dân về lạm phát; linh hoạt hơn về chính sách tiền tệ để đối phó lại với khả năng lạm phát do các tác động dai dẳng của vấn đề giá cả hàng hóa; linh hoạt hơn trong chính sách tỷ giá hối đoái để giúp giảm nhẹ tác động của việc tăng giá hàng hóa toàn cầu đối với giá trong nước; có thể sử dụng các chính sách tài khóa và chính sách cơ cấu để thúc đẩy nguồn cung và tăng tính linh hoạt của nền kinh tế khi đối phó với sự thay đổi của giá cả hàng hóa.

Ngoài ra, các cơ chế ổn định giá cả hàng hóa dựa trên thị trường và tham gia vào các thị trường tài chính hàng hóa; hợp tác hơn nữa để đảm bảo mức độ trao đổi thương mại phù hợp của lương thực và năng lượng; có các quy định quản lý thị trường hàng hóa hiệu quả; có các chính sách kinh tế vĩ mô hợp lý… sẽ góp phần quan trọng điều tiết và giảm nhẹ sự tác động của giá cả hàng hóa tới lạm phát./.


Lượt xem: 120

Thống kê truy cập

Đang truy cập:551

Tổng truy cập: 18561433