Truy cập nội dung luôn

Sở công thương Bình dương

Binh duong department of Industry and trade

Bộ Công Thương: Đưa ra nhiều giải pháp tiêu thụ hàng Việt

2014-01-20 16:45:00.0

Đến thời điểm cuối năm 2013, cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" đã triển khai được 4 năm, đã mang lại những kết quả tích cực, có 71% người tiêu dùng tin tưởng vào hàng Việt Nam chất lượng cao.

Đến thời điểm cuối năm 2013, cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" đã triển khai được 4 năm, đã mang lại những kết quả tích cực, có 71% người tiêu dùng tin tưởng vào hàng Việt Nam chất lượng cao.


                 Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa

Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa đã trả lời phóng viên Báo Công Thương điện tử về kết quả đạt được của việc triển khai cuộc vận động này trong 4 năm qua.

Sau gần 4 năm thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động đã có sức lan tỏa mạnh, góp phần thay đổi nếp nghĩ của hầu hết người dân và tác động đến sức tiêu thụ hàng hóa tại thị trường nội địa. Thứ trưởng cho biết thêm về những kết quả đã đạt được của cuộc vận động này trong thời gian qua?

Sau 4 năm triển khai cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, tỷ lệ người sử dụng hàng Việt có chuyển biến rõ rệt. Một xu hướng đáng mừng hiện nay là người tiêu dùng Việt Nam ngày càng đánh giá cao hàng Việt Nam. Trước đây số người hỏi tin dùng hàng Việt dưới 30%, nhưng đến thời điểm này đã tăng lên 71%, trong đó 38% người không chỉ dùng mà còn động viên người nhà, người thân sẽ dùng. Gần như các bộ, ngành, địa phương sử dụng 100% chi tiêu công. Tại nhiều địa phương, các mặt hàng dệt may, da giầy có tới 80% người ưa chuộng; nhóm hàng thực phẩm, rau quả có tới trên 58% người tiêu dùng ưa chuộng…

Trong hệ thống siêu thị của một số doanh nghiệp trong nước, hàng hóa sản xuất trong nước chiếm tỷ trọng lớn từ 80-90%. Chẳng hạn: hệ thống siêu thị Big C có tới gần 90% là hàng sản xuất trong nước, hệ thống siêu thị Saigon Coop có tới gần 95% hàng sản xuát trong nước, hệ thống siêu thị Vinatex- mart 100% hàng sản xuất trong nước.

Tại hệ thống các điểm bình ổn thị trường (trên 9.000 điểm) có tới gần 90% là hàng sản xuất trong nước.

Theo kết quả khảo sát gần đây của Công đoàn ngành Công Thương, kể từ khi phát động cuộc vận động, tỷ lệ nội địa hóa các sản phẩm đầu vào, nguyên liệu cũng như thiết bị máy móc của các doanh nghiệp tăng bình quân 25%. Tại các vùng nông thôn, người đân đã bắt đầu quen dùng và ưa chuộng hàng sản xuất trong nước.

Một trong những yếu tố làm nên sự thành công của cuộc vận động chính là hoạt động tuyên truyền. Thời gian qua, Bộ Công Thương đã có những hoạt động cụ thể gì để biến cuộc Vận động thành hành động cụ thể “Người Việt tin dùng hàng Việt”

Công tác tuyên truyền là 1 trong 4 nhiệm vụ của Chương trình hành động Bộ Công Thương hưởng ứng cuộc vận động và được đánh giá rất quan trọng. Chính công tác này giúp cho cuộc vận động có sức lan tỏa mạnh mẽ, tác động không nhỏ làm thay đổi hành vi, thói quen, văn hoá tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp trong nước và cả trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.

Bộ Công Thương đã đề ra 4 nhóm giải pháp, phối kết hợp với các cơ quan truyền thông. Nhóm thứ nhất, tìm ra sản phẩm có chất lượng đáp ứng yêu cầu người tiêu dùng, phối kết hợp cơ quan truyền thông để quảng bá đưa tin sản phẩm tốt, sản phẩm đạt chất lượng cao. Nhóm thứ hai, tuyên truyền sâu rộng các cơ quan, cán bộ công chức trong ngành Công Thương để động viên, truyên truyền sử dụng hàng Việt. Trong nhóm này có 2 đối tượng là cán bộ công nhân viên chức, bản thân nhóm doanh nghiệp của Bộ Công Thương cũng chú ý đến việc nâng hơn nữa tỷ lệ nội địa hóa của các đơn vị đó, để sử dụng hàng Việt ngay trong sản xuất, đầu vào của họ. Nhóm thứ ba là tuyên truyền sâu rộng đến Đoàn thanh niên, công đoàn, sinh viên- học sinh trong khối đào tạo của ngành Công Thương. Nhóm thứ tư là tuyên truyền, phổ biến thông tin về danh mục máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu trong nước đã sản xuất được.

Trong thời gian tới, để cuộc vận động có sức lan tỏa mạnh mẽ hơn, Bộ Công Thương đã có chủ trương, giải pháp như thế nào?

Trong thời gian tới, để tiếp tục triển khai thực hiện tốt hơn cuộc vận động, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục đôn đốc các đơn vị tăng cường thực hiện các nhiệm vụ được phân công theo Kế hoạch của Ban chỉ đạo Trung ương, Chỉ thị số 24/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Chương trình hành động của Bộ.

Trong thời gian tới, chúng tôi đưa ra các nhóm giải pháp, chương trình hành động với số liệu cụ thể, có mục tiêu định lượng rõ ràng để khi tiến hành triển khai, phân công cho từng nhóm giải pháp rõ ràng hơn. Đặc biệt, chú trọng thực hiện đề án về gắn với phát triển thị trường trong nước với cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Ưu tiên các nhóm giải pháp hỗ trợ nhằm thay đổi tích cực về nhận thức và hành vi của cộng động; nhóm giải pháp hỗ trợ phát triển hệ thống phân phối hàng Việt cố định và bền vững; nhóm giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt và hàng Việt.

Cụ thể, sẽ có chương trình hỗ trợ xây dựng chuyên mục "Tự hào hàng Việt Nam" trên các kênh truyền thông ở Trung ương và địa phương; Chương trình xây dựng mô hình thí điểm về điểm bán hàng Việt với tên gọi "Tự hào hàng Việt Nam"; Chương trình xây dựng kho phân phối hàng Việt tại địa bàn nông thôn; Chương trình tăng cường hoạt động liên kết trong chuỗi cung ứng hàng Việt bền vững...

Xin trân trọng cám ơn Thứ trưởng!


Lượt xem: 129

Thống kê truy cập

Đang truy cập:512

Tổng truy cập: 18557872