Truy cập nội dung luôn

Sở công thương Bình dương

Binh duong department of Industry and trade

Bộ Công Thương khởi động dự án hóa học xanh trị giá trên 10 triệu USD

2018-04-10 15:14:00.0

Ngày 06/4, tại Hà Nội, Cục Hóa chất (Bộ Công Thương) phối hợp với Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tổ chức Hội thảo khởi động Dự án “Áp dụng Hóa học xanh tại Việt Nam nhằm hỗ trợ tăng trưởng xanh và giảm thiểu việc sử dụng, phát thải các hóa chất POPs và hóa chất nguy hại” do Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) tài trợ.

Ông Lưu Hoàng Ngọc – Phó Cục trưởng Cục Hóa chất phát biểu khai mạc Hội thảo

Mục tiêu chính của dự án là nhằm kiến tạo môi trường thuận lợi cho việc giới thiệu hóa học xanh (HHX) và những ứng dụng HHX cho các ngành sản xuất tại Việt Nam; giảm thiểu việc sử dụng và phát thải các hóa chất thuộc danh mục kiểm soát của Công ước Stockholm (về POPs) và Công ước Minamata (về thủy ngân).

Dự án sẽ giúp giảm thiểu việc sử dụng chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POPs) và giảm phát thải không chủ định chất POPs (U-POPs), thông qua những hoạt động giới thiệu về cách tiếp cận HHX trong sáu ngành công nghiệp tại Việt Nam: Mạ crôm, sản xuất giấy và bột giấy, sản xuất nhựa, dệt, hóa chất bảo vệ thực vật và dung môi – sơn. Bên cạnh đó, việc tăng cường sử dụng hiệu quả năng lượng trong tất cả các ngành sản xuất sẽ giúp giảm thiểu trực tiếp và gián tiếp mực độ phát thải thủy ngân do tiêu thụ than đá.

 

Tham dự hội thảo gồm các đại biểu đại diện cho các bộ nghành ngành như Bộ Công Thương, Bộ Khoa học công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Công Thương, Sở Tài nguyên Môi trường, các tổ chức quốc tế, các viện nghiên cứu, đại diện một số doanh nghiệp như công ty giấy Bãi Bằng, tập đoàn hóa chất Việt Nam...

Tại hội thảo, Bà Christine Wellington Moore - Cố vấn cao cấp khu vực của UNDP đã giới thiệu tổng thể các hoạt động, khung kết quả của dự án cũng như các hợp phần sẽ được triển khai ở Việt Nam. Đây là dự án đầu tiên về hóa học xanh được triển khai ở Việt Nam và Đông Nam Á với mục tiêu giảm thiểu việc sử dụng và phát thải những hóa chất cần lưu tâm khác không nằm trong danh mục kiểm soát của các thỏa thuận môi trường đa phương. Dự án có 3 mục tiêu từ việc tạo môi trường pháp lý, nâng cao nhận thức và thử nghiệm thực tế sẽ giúp giảm được phát thải và sử dụng POPs.

Năm 2018, Dự án đặt mục tiêu thiết lập được môi trường thuận lợi cho việc áp dụng thực hành HHX, giới thiệu các ứng dụng và lợi ích của HHX cho cán bộ lãnh đạo, công chúng và doanh nghiệp thuộc các ngành tiểu ngành công nghiệp được chọn. Trình diễn thí điểm các giải pháp hoặc công nghệ HHX nhằm mục đích giảm thiểu sử dụng hoặc phát thải các chất POPs và thủy ngân tại ít nhất 2 doanh nghiệp ở 2 ngành sản xuất, chế tạo. đánh giá năng lực quốc gia liên quan đến áp dụng HHX, đánh giá hiện trạng khung pháp lý cho 6 ngành sản xuất nêu trên, xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn, thành lập một “Chi bộ HHX”….

HHX là thiết kế những quy trình và sản phẩm hóa chất giúp giảm thiểu hoặc loại bỏ việc sử dụng và gây phát sinh ra những chất nguy hại. Dự án gồm 04 hợp phần: Hợp phần 1 – Tạo dựng môi trường thuận lợi cho việc áp dụng HHX tại Việt Nam, Hợp phần 2 – Tăng cường nhận thức về HHX, Hợp phần 3 – Giới thiệu cách tiếp cận của HHX cho các ngành ưu tiên và áp dụng tại ít nhất hai cơ sở sản xuất, Hợp phần 4 – Giám sát, đánh giá, thu thập và phổ biến các bài học kinh nghiệm. Dự án được thực hiện từ năm 2018 đến hết năm 2020

Tổng ngân sách để thực hiện án 10.399.800 USD được triển khai từ năm 2018 đến năm 2020.Trong đó vốn đối ứng của Bộ Công Thương là 700.000 USD, UNDP tài trợ 200.000 USD và JICA là 1,5 triệu USD, khối tư nhân là 4 triệu USD, Quỹ Bảo vệ môi trường là 2 triệu USD và GEF viện trợ không hoàn lại thông qua UNDP là 1.999.800 USD./.


Lượt xem: 341

Thống kê truy cập

Đang truy cập:350

Tổng truy cập: 18582769