Skip to Content

Sở công thương Bình dương

Binh duong department of Industry and trade

Bình Dương xếp thứ 5 về chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam

2020-06-30 11:19:00.0

Diễn đàn Toàn cảnh Thương mại điện tử Việt Nam (Vietnam Online Business Forum – VOBF) 2020 lần đầu tiên được tổ chức theo hình thức kết hợp cả offline và online đã diễn ra thành công tốt đẹp tại Tp Hồ Chí Minh (25/06/2020) với sự quan tâm lớn của cộng đồng kinh doanh trực tuyến.

Sự trở lại của VOBF 2020 với chủ đề “Tăng tốc sau đại dịch”  cùng sự tham gia của đại diện nhiều đơn vị tiên phong trong thương mại điện tử, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đã cùng trao đổi với cộng đồng kinh doanh trực tuyến về tiềm năng thị trường, xu hướng công nghệ, cơ hội đầu tư, phát triển nguồn nhân lực, chính sách và pháp luật, v.v… 

Chỉ số thương mại điện tử cả nước năm nay được tổng hợp từ bốn nhóm tiêu chí sau: 1. Hạ tầng nguồn nhân lực và CNTT (chiếm 20%); 2. Giao dịch trực tuyến giữa với người tiêu dùng B2C (chiếm 35%); 3. Giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp B2B (chiếm 35%) và chỉ số thành phần giữa chính phủ với doanh nghiệp G2B(chiếm 10%). Điểm trung bình của chỉ số thương mại điện tử năm 2020 là 41,6 điểm và tăng 1,3 điểm so với năm 2019. Cách biệt giữa điểm trung bình của nhóm 5 địa phương thấp nhất 29,0 điểm và điểm trung bình của 5 nhóm địa phương cao nhất là 69,8 điểm.

 

Bình Dương đứng thứ 5 bảng xếp hạng chỉ số thương mại điện tử năm 2020

Với chỉ số trên, Bình Dương năm 2020 đạt được chỉ số là 54,9 điểm, tăng 0,9 điểm so với năm trước và tiếp tục đứng vị trí thứ 5 trong bảng xếp hạng chỉ số thương mại điện tử cả nước. Trong đó, Chỉ số Hạ tầng nguồn nhân lực và CNTT đứng hạng 7 với 41,4 điểm; chỉ số Giao dịch trực tuyến giữa với người tiêu dùng B2C đứng hạng 3 với 76,1 điểm; chỉ số Giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp B2B đứng hạng 14 với 38,7 điểm; chỉ số thành phần giữa chính phủ với doanh nghiệp 37 với 64,9 điểm. Tổng chỉ số cạnh tranh về thương mại điện tử của cả nước với thứ hạng cao như thế nhưng qua từng chỉ số cho thấy Bình Dương cần tiếp túc đẩy mạnh về công tác ứng dụng công nghệ và dịch vụ công hơn nữa bởi các chỉ tiêu xét sau đã phản ánh rất nhiều về hoạt động trực tuyến của Tỉnh trong thời gian qua:

+ Chỉ số Hạ tầng nguồn nhân lực và CNTT: sử dụng phần mềm trong doanh nghiệp; sử dụng chữ ký điện tử; sử dụng hợp đồng điện tử; nhận đơn hàng qua các công cụ trực tuyến; đặt hàng qua các công cụ trực tuyến; tỷ lệ đầu tư, xây dựng và vận hành website/ứng dụng di động của doanh nghiệp; tỷ lệ bình trung bình dân số trên mỗi doanh nghiệp. Các tiêu chí này phản ánh mức độ của doanh nghiệp trong các hoạt động điều hành hệ thống nội bộ cũng như quá trình kết nối làm việc với đối tác và khách hàng.

+ Chỉ số thành phần giữa chính phủ với doanh nghiệp chỉ số này được xét qua 4 tiêu chí sau: 1. Mức độ tra cứu thông tin trên website các cơ quan nhà nước của doanh nghiệp; 2. Mức độ sử dụng dịch vụ công trực tuyến liên quan đến thủ tục đăng ký, cấp phép, khai báo, … được cung cấp trên website của các nhà nước; 3. Tỷ lệ sử dụng các loại dịch vụ công trực tuyến; 4. Đánh giá của doanh nghiệp về lợi ích của dịch vụ công trực tuyến tại địa phương. Các tiêu chí này phản ánh tính minh bạch thông tin của các địa phương đối với doanh nghiệp thông qua hệ thống cổng thông tin của địa phương cũng như mức độ hoàn thiện của các dịch vụ công trực tuyến, vì chỉ số này quá thấp so một tỉnh phát triển công nghiệp.

Đại diện tỉnh Bình Dương (thứ 4 từ phải qua) nhận Giấy Chứng nhận xếp hạng chỉ số TMĐT năm 2020

Qua đó cho thấy, một số yếu điểm gây ra rủi ro mà doanh nghiệp còn do dự chưa mạnh dạng triển khai thương mại điện tử như việc: ứng dụng công nghệ thông tin, đầu tư cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực…. điều đó dẫn đến doanh nghiệp khó tiếp cận khách hàng ở các địa phương khác qua hình thức trực tuyến; tiếp cận thị trường nước ngoài trong thời đại xuất nhập khẩu trực tuyến đang nổi lên mạnh mẽ, bao gồm bán lẻ trực tuyến qua biên giới; Chậm chuyển đổi số dẫn tới năng lực cạnh tranh thấp, chi phí doanh nghiệp và giá thành sản phẩm cao….

Điều đó cho thấy nhiệm vụ quản lý nhà nước cần quan tâm, chỉ đạo quyết liệt hơn nữa để xoá bỏ khoảng cách quyết tâm và thực tiễn. Vì vậy, cần đưa ra những chính sách khuyến kích tổ chức, đào tạo kỹ năng kinh doanh trực tuyến; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh tế mới nhất là nầng tảng công nghệ số, internet, không gian mạng, kinh doanh trực tuyến, đồng thời cụ thể hoá, đơn giản thủ tục hành chính trách mọi hình thức xin – cho, đẩy mạnh hình thức thanh toán không dùng tiền mặt,…


Thanh Tâm - Quản lý Thương mại

Lượt xem: 2126

Thống kê truy cập

Đang truy cập:267

Tổng truy cập: 18823233