Truy cập nội dung luôn

Sở công thương Bình dương

Binh duong department of Industry and trade

Bình Dương khai thác hiệu quả các lợi thế, tiềm năng, nguồn lực trong và ngoài nước hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng.

2012-12-17 10:38:00.0

Trong thời gian vừa qua nhờ thực hiện nhất quán những chủ trương của Đảng và nhà nước về đường lối hội nhập kinh tế quốc tế, vận dụng sáng tạo chính sách của Trung Ương và tình hình thực tế của địa phương khai thác hiệu quả các lợi thế, tiềm năng, nguồn lực trong và ngoài nước nền kinh tế của tỉnh Bình Dương phát triển nhanh, bền vững và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng.

Trong thời gian vừa qua nhờ thực hiện nhất quán những chủ trương của Đảng và nhà nước về đường lối hội nhập kinh tế quốc tế, vận dụng sáng tạo chính sách của Trung Ương và tình hình thực tế của địa phương khai thác hiệu quả các lợi thế, tiềm năng, nguồn lực trong và ngoài nước nền kinh tế của tỉnh Bình Dương phát triển nhanh, bền vững và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng.

Giai đoạn ( 2007-2011): Tổng sản phẩm GDP tăng trưởng bình quân là 13,55%/ năm; tăng 1,91 lần so với năm 2006 ( theo giá so sánh); Cơ cấu kinh tế của tỉnh tiếp tục chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng dịch vụ; giá trị dịch vụ tăng 201,08%, công nghiệp tăng 62,64%, nông nghiệp tăng 10,98%. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân là 24,48%/ năm, Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 26,9%/ năm, kim ngạch XNK tăng 17,37%/ năm và tổng mức bán lẽ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 34,51%/ năm;

So với năm 2011, Năm 2012 GDP tăng 12,5%, giá trị sản xuất công nghiệp ước tăng 14,20%, kim ngạch xuất khẩu tăng 16%, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 3,9%, tổng mức bán lẽ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước tăng 29,7%; ngành công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp chiếm tỷ trọng lần lượt là 62%, 34,2% và 3,8%,  GDP bình quân đầu người là 44, 2 triệu đồng. 

Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh đều chiếm tỷ trọng cao trong tổng số kim ngạch XK của tỉnh; Hoạt động xúc tiến thương mại được quan tâm thực hiện nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp trên địa bàn mở rộng thị trường tăng kim ngạch xuất khẩu; Thị trường hàng hóa ngày càng được mở rộng, cơ cấu mặt hàng cũng có những thay đổi theo hướng tích cực. Hiện có 1.725 doanh nghiệp xuất khẩu vào 193 quốc gia và vùng lãnh thổ, so với giai đoạn (2001-2005) đã mở rộng thêm 93 quốc gia và vùng lãnh thổ, thị trường chủ yếu là Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung quốc, Hàn quốc; 

 Với tiềm năng và môi trường đầu tư thuận lợi, chủ trương chính sách thu hút đầu tư thông thoáng, linh hoạt và hấp dẫn, đã phát triển thêm 846 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, trong đó cao nhất là năm 2007 với 339 dự án, nâng tổng số dự án đến nay lên đến 2.117 dự án với tổng vốn là 17 tỷ 327 triệu đô la mỹ và 13.386 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh với tổng vốn là 102.771 tỷ đồng, Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đứng thứ hạng cao so với 64 tỉnh, thành phố trong cả nước thuộc nhóm điều hành tốt và rất tốt; Chương trình Hỗ trợ Kỹ thuật hậu gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới thực hiện Chỉ số hội nhập kinh tế cấp địa phương năm 2010 nhằm xác định mức độ hội nhập kinh tế quốc tế của mỗi địa phương, sự phù hợp giữa tầm nhìn chiến lược của địa phương đối với năng lực hội nhập hiện tại, Bình Dương thuộc nhóm địa phương có năng lực hội nhập tốt.

Các tổ chức tín dụng, chi nhánh tổ chức tín dụng đã triển khai, thực hiện việc phân loại nợ đối với các khoản cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định và triển khai các giải pháp tập trung vốn phục vụ phát triển kinh tế của tỉnh; 

Chương trình dạy nghề thực hiện theo nhu cầu thị trường lao động gắn với doanh nghiệp và hội nhập quốc tế, liên kết đào tạo giữa cơ sở dạy nghề với doanh nghiệp phát triển, gắn học với thực hành; Giao dịch về quyền sử dụng đất từng bước đi vào nề nếp, thị trường Quyền sử dụng đất đã tạo lập được cơ chế hoạt động và phát triển tương đối đồng bộ; Hoạt động khoa học công nghệ gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp; mối quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước với các cơ quan nghiên cứu khoa học và đơn vị tiếp nhận các thành tựu khoa học công nghệ ngày càng gắn bó; mạng lưới hoạt động KHCN cấp huyện và các sở, ngành được hình thành, cơ sở vật chất cho hoạt động khoa học công nghệ tăng cường đầu tư; chương trình hỗ trợ doanh nghiệp được triển khai hiệu quả, các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001 vào hoạt động;

Mạng lưới Thông tin truyền thông được xây dựng và mở rộng mạng băng rộng đến các xã, phường, thị trấn phục vụ nhu cầu sử dụng của người dân và công tác chỉ đạo, điều hành của Đảng và Nhà nước trên địa bàn tỉnh. Hiện có 100% số xã ở vùng sâu, vùng xa, có điểm cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông công cộng; 100% số xã được kết nối bằng đường truyền dẫn băng rộng đa dịch vụ; Hạ tầng thông tin di động phủ sóng kín trên phạm vi toàn tỉnh; Thực hiện cáp quang hóa và ngầm hóa các đường cáp để bảo đảm chất lượng dịch vụ và mỹ quan đô thị, đặc biệt là dọc các tuyến đường, phố chính tại các khu vực đô thị; Thực hiện lộ trình số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất; Đưa sóng truyền hình của tỉnh lên vệ tinh; thành lập Nhóm ứng cứu sự cố máy tính; xây dựng thí điểm đài truyền thanh không dây cấp xã.

Công tác đối ngoại tích cực triển khai, chủ động đẩy mạnh các hoạt động hữu nghị và mở rộng mối quan hệ hợp tác quốc tế, hàng năm vào dịp cuối năm tổ chức các buổi lễ tiếp đón kiều bào về quê ăn tết. Qua đó, đã mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần thu hút ngày càng nhiều dự án đầu tư.

Phương hướng đến năm 2015: Tiếp tục thực hiện đường lối và chủ trương của Đảng, Chính về chủ động, tích cực triền khai công tác hội nhập kinh tế quốc tế trên các lĩnh vực trong giai đoạn (2001-2010) và mục tiêu chủ yếu phát triển kinh tế xã hội 5 năm (2011-2015) của Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ IX. Định hướng đến năm 2015 tập trung thực hiện và lồng ghép nội dung HNKTQT vào các Quy hoạch, kế hoạch chương trình đã đề ra, đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức về HNKTQT; Tiếp tục đẩy mạnh công tác tiếp thị đầu tư đối với những ngành công nghiệp kỹ thuật cao nhằm cơ cấu lại nội bộ ngành công nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; Chủ động tiếp cận, kết nối với các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài, các đối tác kinh tế trong và ngoài nước để đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư với tỉnh, mở rộng hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế; Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, kỹ thuật tiên tiến; đầu tư công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp, chế biến thực phẩm với công nghệ hiện đại gắn với vùng nguyên liệu nhằm thúc đẩy chuyển dịch nhanh, cơ bản cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp, nâng cao giá trị sản phẩm và hiệu quả sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi phát triển công nghiệp kỹ thuật cao, phát triển công nghiệp phụ trợ, tạo nguồn nguyên liệu cơ bản trong nước để nâng cao giá trị và hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, phát triển công nghiệp gắn với phát triển dịch vụ đô thị, phát triển công nghiệp phục vụ sản xuất và chế biến nông sản thực phẩm ở vùng nông thôn; Phát triển mạnh mạng lưới tín dụng với đầy đủ các loại dịch vụ, tiện ích ngân hàng; thực hiện các biện pháp huy động vốn đa dạng để đảm bảo nguồn vốn cho các thành phần kinh tế; nâng cao chất lượng dịch vụ, tín dụng ngân hàng; Mở rộng mạng lưới bưu cục, trạm viễn thông chất lượng cao; đa dạng hoá loại hình dịch vụ, tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin, tham gia thương mại điện tử;

Tập trung đầu tư các công trình giao thông quan trọng; cải tạo, nâng cấp hoàn chỉnh hệ thống đường giao thông liên Huyện, liên Xã, khu công nghiệp, khu dân cư; phát triển các cảng và hệ thống giao. Từng bước hoàn chỉnh hệ thống cấp, thoát nước, hệ thống xử lý nước thải ở các khu công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư, đầu tư và xây dựng hệ thống thu gom xử lý nước thải sinh hoạt ở thị xã, thành phố; Triển khai quy hoạch chi tiết và đầu tư hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại các khu công nghiệp đã có chủ trương của Chính phủ; 

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo - quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật và đội ngũ công nhân lao động nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của Tỉnh trong giai đoạn mới.

 


Lượt xem: 527

Thống kê truy cập

Đang truy cập:434

Tổng truy cập: 18553429