Truy cập nội dung luôn

Sở công thương Bình dương

Binh duong department of Industry and trade

Bình Dương hướng đến Kinh tế tuần hoàn tại các khu, cụm công nghiệp

2023-06-14 20:18:00.0

Bình Dương hướng đến Kinh tế tuần hoàn tại các khu, cụm công nghiệp

Kinh tế tuần hoàn (KTTH) đang trở thành xu thế tất yếu nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững trong bối cảnh tài nguyên ngày càng suy thoái, cạn kiệt, môi trường bị ô nhiễm, biến đổi khí hậu trên toàn cầu. KTTH không chỉ là tái sử dụng chất thải, coi chất thải là tài nguyên mà còn là sự kết nối giữa các hoạt động kinh tế một cách có tính toán từ trước, tạo thành các vòng tuần hoàn trong nền kinh tế. Ngoài ra, nó còn giúp tận dụng được nguồn nguyên vật liệu đã qua sử dụng thay vì tiêu tốn nhiều chi phí xử lý, giảm thiểu khai thác tài nguyên thiên nhiên, tận dụng tối đa giá trị tài nguyên, hạn chế chất thải, khí thải ra môi trường. Tại Việt Nam, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 (số 72/2020/QH14, ngày 17/11/2020) được coi như là văn bản pháp lý đầu tiên thừa nhận việc phát triển mô hình KTTH tại nước ta.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bình Dương có 29 khu công nghiệp (12.663 ha), 7 Cụm công nghiệp (476 ha) đang hoạt động ổn định. Theo định hướng tương lai, Bình Dương sẽ thực hiện khu, cụm công nghiệp chuyển dịch nền kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh và phát thải carbon thấp đang là xu thế chung của toàn thế giới. Do đó, các cơ chế, chính sách về phát triển công nghiệp ở nhiều quốc gia  nói chung, Bình Dương cũng hướng đến theo hướng sử dụng hiệu quả năng lượng, phát triển năng lượng mới, năng lượng tái tạo, giảm phát thải khí nhà kính.

Hình.Hiệp Hội Môi trường Việt Nam làm việc với Sở Công Thương

Ngày 09 tháng 06 năm 2023, Ông Trần Văn Lương – Chủ tịch Hiệp hội Môi trường Việt Nam đến làm việc với Sở Công Thương Bình Dương do bà Nguyễn Thanh Hà – Phó Giám đốc Sở tiếp Đoàn khảo sát nắm tình hình cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh để hướng đến cụm công nghiệp phát triển kinh tế tuần hoàn tại các doanh nghiệp trong cụm. Qua buổi làm việc, hai bên chia sẻ, trao đổi những kinh nghiệm quản lý Cụm và ông Lương có đề xuất các giải pháp thực hiện ứng dụng công nghệ kinh tế tuần hoàn trong cụm giúp giảm thiểu chất thải ra môi trường, tận dụng các chất thải vào sản xuất tái tạo, năng lượng tái tạo, giảm thiểu vận chuyển chất thải,….

Đây là mô hình hay, định hướng phát triển nền kinh tế xanh, để thực hiện được, các cơ quan quản lý nhà nước cần sớm đưa ra các chính sách và hành lang pháp lý nhằm khuyến khích doanh nghiệp áp dụng KTTH, nâng cao nhận thức của nhà sản xuất và người dân về trách nhiệm của họ đối với sản phẩm, về việc phân loại và tái chế rác thải, coi rác thải là nguồn nguyên liệu thứ cấp. Đồng thời, Để hội nhập sâu rộng hơn nữa nhằm bắt kịp các nước đã phát triển thì các doanh nghiệp nước ta phải vượt qua được những quy định khắt khe của các hiệp định thương mại liên quan tới bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, các tiêu chuẩn phát thải và tuần hoàn chất thải. Do vậy, việc chuyển đổi từ nền kinh tế tuyến tính sang KTTH là bắt buộc.

 


Thanh Tâm – P.QLCN

Lượt xem: 6387

Thống kê truy cập

Đang truy cập:476

Tổng truy cập: 18382975