Truy cập nội dung luôn

Sở công thương Bình dương

Binh duong department of Industry and trade

Ban hành Chương trình hành động của ngành Công Thương thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030

2023-08-07 15:23:00.0

Ban hành Chương trình hành động của ngành Công Thương thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030

Ngày 02/8/2023, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 1971/QĐ-BCT về việc ban hành Chương trình hành động của ngành Công Thương thực hiện Đề án tái  cấu ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030. Theo Kế hoạch, các trọng tâm chỉ đạo, điều hành là: Trin khai thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp được giao cho ngành Công Thương tại Quyết định số 165/QĐ-TTg ngày 28/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030”, phấn đấu đến năm 2030 là nước công nghiệp hiện đại, thuộc nhóm quốc gia có năng lực cạnh tranh công nghiệp cao; tạo lập các động lực tăng trưởng mới gắn với chuyển biến về chất mô hình tăng trưởng của ngành Công Thương; tiếp tục nghiên cứu, quán triệt sâu sắc và tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tái cơ cấu ngành Công Thương; Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành và ý thức chấp hành gắn với đ cao trách nhiệm người đứng đu trong triển khai thực hiện nhiệm vụ; phát huy vai trò tiên phong, chủ động, sáng tạo của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; kết hợp hiệu quả giữa điu phi, phi hp với phân công, phân cấp thực hiện nhiệm vụ gắn với đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi sốĐề án tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030 đặt ra mục tiêu: Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng công nghiệp đạt bình quân trên 8,5%/năm; Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 30% vào năm 2030; Đảm bảo cân đối cung cầu về năng lượng với tỷ lệ tiêu hao năng lượng tính trên đơn vị GDP giảm 1 - 1,5%/năm; Duy trì thặng dư cán cân thương mại với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu luôn cao hơn nhập khẩu và tăng bình quân khoảng 6 - 8%/năm; Tốc độ tăng trưởng bình quân của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng khoảng 13,0 - 13,5%/năm.

 

Phấn đấu đến năm 2030 Việt Nam là nước công nghiệp hiện đại, thuộc nhóm quốc gia có năng lực cạnh tranh công nghiệp cao

Chương trình có 05 nhiệm vụ trọng tâm là:

1. Tạo lập các động lực tăng trưởng mới của ngành Công Thương, tăng cường sức chống chịu trước các tác động lớn, bất thường từ bên ngoài và tham gia quá trình hội nhập quốc tế về kinh tế chủ động, hiệu quả.

2. Chú trọng nâng cấp và phát triển các chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị của các ngành để nâng cao giá trị gia tăng, tăng cường năng lực tự chủ của ngành Công Thương

3. Hình thành hệ thống các tập đoàn, doanh nghiệp lớn có thương hiệu và có năng lực cạnh tranh toàn cầu gắn với tăng cường quản lý cạnh tranh, chống độc quyền

4. Tập trung hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách; nâng cao năng suất, chất lương, giá trị gia tăng trong sản xuất, xuất khẩu và sc cạnh tranh của ngành Công Thương; xanh hóa ngành Công Thương gắn với bảo vệ môi trường, giảm thiểu biến đối khí hậu và phát triển bền vững.

5. Cơ cấu lại không gian lãnh thổ phát triển của ngành Công Thương theo hướng hình thành hệ thống cụm liên kết các ngành công nghiệp chuyên môn hóa và các t hợp công nghiệp quy mô lớn, hiệu quả cao theo lợi thế của các địa phương tại một số vùng, địa bàn trọng điểm. Tăng cường liên kết các địa phương trong vùng và liên vùng, các vùng động lực, cực tăng trưởng và các hành lang kinh tế để tạo lập không gian phát triển mới đối với các ngành công nghiệp, mở rộng kết nối thị trường và tham gia có hiệu quả vào các chui giá trị trong nưc, khu vực và toàn cầu.

 

Khu công nghiệp VSIP 1, thương hiệu Khu công nghiệp kiểu mẫu của Bình Dương tạo lập không gian phát triển đối với các ngành công nghiệp

Theo đó, Chương trình có 05 nhóm giải pháp cụ thể được triển khai, bao gồm:

- Tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách và môi trường kinh doanh trở thành động lực cho thực hiện đổi mói mô hình tăng trưởng, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đạỉ hóa và số hóa nhằm nâng cao năng suất, chất lượng của ngành Công Thương.

- Huy động hiệu quả các nguồn lực để thực hiện tái cơ cấu ngành Công Thương; Đi mi, nâng cao hiệu quả công tác đầu tư; Thực thi linh hoạt, hiệu quả các công cụ tài chính, tiền tệ; Phát triển mạnh mẽ khoa học công nghệ, đi mới sáng tạo và chuyển đi số nhằm tạo bứt phá trong nâng cao năng suất chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của ngành; Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao cho thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đổi mới mô hình tăng trưởng của ngành; Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ngành Công Thương.

- Cải cách tổ chức bộ máy theo hướng đẩy mạnh phân cấp phân quyền; thực thi chính phủ điện tử nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, điều hành. Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước của ngành Công Thương. Thực hiện cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và số hóa công tác quản lý của ngành.

- Tăng cường công tác bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, thực hiện tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng toàn diện và phát triển bền vững

 

Tỉnh Bình Dương hướng tới mục tiêu xây dựng tỉnh sẽ là nơi có môi trường sống tốt, có sự hài hòa giữa tăng tưởng kinh tế và bảo vệ môi trường

- Nâng cấp, hoàn thiện hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quản lý ngành; tăng cường công tác thông tin và chia sẻ thông tin; nâng cao năng lực và nhận thức cho các bên liên quan về tái cơ cấu ngành Công Thương.

Chương trình giao Sở Công Thương các tỉnh, thành phố xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành các Chương trình, Đề án, Kế hoạch triển khai các nhiệm vụ được phân công đảm bảo phù hp với tiềm năng, lợi thế và điều kiện cụ thể về phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, ban hành kèm theo bộ chỉ tiêu giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình hành động của địa phương; tổng hp, trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí chi thường xuyên trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm để triển khai thực hiện các nhiệm vụ thuộc Chương trình hành động giao cho địa phương thuộc phạm vi chi từ ngân sách nhà nước theo phân cấp hiện hành và quy định; báo cáo tình hình thực hiện các nhiệm vụ được phân công gửi về Bộ Công Thương trước ngày 15/12 hàng năm để tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình hành động.

 


Kim Cúc – Văn phòng Sở

Lượt xem: 2610

Thống kê truy cập

Đang truy cập:502

Tổng truy cập: 18521521