Truy cập nội dung luôn

Sở công thương Bình dương

Binh duong department of Industry and trade

B- WTO: Cần hỗ trợ kỹ thuật của nhà tài trợ

2013-09-25 20:30:00.0

Sau 4 năm thực hiện, Chương trình hỗ trợ kỹ thuật hậu gia nhập WTO (B-WTO) đã giúp Việt Nam hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, giải quyết thách thức kinh tế xã hội của hội nhập tới khu vực nông thôn…Tuy nhiên, Việt Nam vẫn cần sự ủng hộ và hỗ trợ kỹ thuật của các nhà tài trợ.

Sau 4 năm thực hiện, Chương trình hỗ trợ kỹ thuật hậu gia nhập WTO (B-WTO) đã giúp Việt Nam hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, giải quyết thách thức kinh tế xã hội của hội nhập tới khu vực nông thôn…Tuy nhiên, Việt Nam vẫn cần sự ủng hộ và hỗ trợ kỹ thuật của các nhà tài trợ.



 Hôm nay (23/9) tại Hà Nội, Chương trình Hỗ trợ kỹ thuật Hậu gia nhập Tổ chức thương mại thế giới đã tổ chức tọa đàm “Chương trình B-WTO: các kết quả và định hướng tương lai”. Đây là một trong các hoạt động quan trọng của Chương trình B-WTO nhằm mục tiêu chia sẻ các thành tựu của chương trình và thảo luận về những thách thức trong công cuộc cải cách, hội nhập kinh tế của Việt Nam hiện nay.

B-WTO  được tài trợ bởi Cơ quan Phát triển quốc tế Australia và Cơ quan Phát triển quốc tế Vương quốc Anh, với mục tiêu dài hạn là tăng cường năng lực của Chính phủ quản lý hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu và chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, thực hiện những ưu tiên trong kế hoạch hành động của chính phủ.


Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú- Trưởng ban chỉ đạo chương trình

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú- Trưởng ban chỉ đạo chương trình đánh giá: Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã đem lại những kết quả tích cực và có những tác động đến kinh tế và xã hội.  Trong 4 năm qua đã có 48 dự án được triển khai thực hiện, đã có 23 dự án được thực hiện để hỗ trợ nhằm hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, 6 dự án hỗ trợ giải quyết thách thức kinh tế- xã hội của hội nhập tới khu vực nông thôn, 11 dự án giúp nâng cao năng lực quản lý và điều hành hội nhập và 8 dự án hỗ trợ thực hiện kế hoạch hành động của các địa phương.

Một trong dự án nổi bật được hỗ trợ của chương trình B-WTO là dự án “Nâng cao năng lực cho Cục quản lý Cạnh tranh nhằm tăng cường thể chế kinh tế thị trường ở Việt Nam”. Với sự hỗ trợ của chương trình B-WTO, Cục Quản lý cạnh tranh đã tiến hành điều tra xử lý các vụ kiện phòng vệ thương mại theo pháp luật Việt Nam. Cho đến nay, các vụ việc điển hình đã được điều tra và ra phán quyết xử lý là áp dụng biện pháp tự vệ đối với mặt hàng kính nổi nhập khẩu (2009) và mặt hàng dầu thực vật tinh luyện (2013); điều tra và áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép không gỉ cán nguội được nhập khẩu vào Việt Nam từ Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia và Indonesia. Đây là lần đầu tiên một vụ khởi kiện theo Pháp lệnh Chống bán phá giá đối với hàng hóa nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam được cơ quan điều tra của Việt Nam chính thức nhận đơn.

Việc gia nhập WTO là bước quan trọng trong quá trình hội nhập của Việt Nam, tuy nhiên vẫn còn nhiều thách thức đang đặt ra phía trước như việc cần tăng năng lực cạnh tranh, chuyển dịch lên nấc thang cao hơn của chuỗi giá trị… “Các nỗ lực cải cách mà chương trình đã hỗ trợ không chỉ còn giới hạn ở việc thực thi các cam kết WTO mà là những vấn đề của toàn bộ nền kinh tế”- Đại sứ Australia tại Việt Nam Hugh Borrowman- Đại sứ Australia nhấn mạnh.

Về nhu cầu hỗ trợ kỹ thuật trong giai đoạn tới, Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú cho biết, hiện nay, Việt Nam đang hội nhập sâu sắc hơn vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu; tiếp tục hoàn thiện chính sách hội nhập, đẩy mạnh cải cách để có thể hội nhập hiệu quả. Chính vì vậy, Việt Nam rất cần tiếp tục nhận được sự ủng hộ và hỗ trợ kỹ thuật của các nhà tài trợ.

 


Lượt xem: 172

Thống kê truy cập

Đang truy cập:519

Tổng truy cập: 18375055