Truy cập nội dung luôn

Sở công thương Bình dương

Binh duong department of Industry and trade

AN TOÀN THỰC PHẨM NGÀNH CÔNG THƯƠNG

2024-06-06 13:56:00.0

AN TOÀN THỰC PHẨM NGÀNH CÔNG THƯƠNG

 

I. MỘT SỐ VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM

Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010

  • Các quy định hướng dẫn thi hành;
  • Các quy định xử lý vi phạm liên quan;

xem chi tiết tại phụ lục 1

 

II. NGUYÊN TẮC PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP QUẢN LÝ AN TOÀN THỰC PHẨM LĨNH VỰC CÔNG THƯƠNG

Quy định tại Quyết định số 949/QĐ-UBND ngày 12/4/2018 và Quyết định số 737/QĐ-UBND ngày 22/3/2021 của UBND tỉnh Bình Dương: nội dung phân công, phân cấp xem chi tiết tại phụ lục 2

 

III. CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH THỰC PHẨM

Được Quy định tại Điều 64 Luật An toàn thực phẩm năm 2010; Khoản 8, 9, 10 Điều 36 và Phụ lục IV Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ; Điều 1 Quyết định số 737/QĐ-UBND ngày 22/3/2021 và Phụ lục III Quyết định số 949/QĐ-UBND ngày 12/4/2018 của UBND tỉnh (xem chi tiết tại phụ lục 3).

- Gồm các cơ sở sau:

1. Cơ sở kinh doanh các sản phẩm: bia; cồn và đồ uống có cồn (không bao gồm sản phẩm rượu bổ do Bộ Y tế quản lý); nước giải khát (không bao gồm nước khoáng, nước tinh khiết do Bộ Y tế quản lý); sữa chế biến; dầu thực vật, bột và tinh bột, bánh mứt kẹo (không bao gồm các sản phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng do Bộ Y tế quản lý); dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.

2. Cơ sở sản xuất nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 02 cơ quan quản lý chuyên ngành trở lên có sản phẩm thuộc ngành Công Thương quản lý có sản lượng lớn nhất.

3. Cơ sở không thực hiện công đoạn sản xuất nhưng kinh doanh hỗn hợp nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 02 cơ quan quản lý chuyên ngành trở lên.

4. Cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh nhiều loại sản phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 02 cơ quan quản lý chuyên ngành trở lên tự chọn ngành Công thương quản lý.

 

IV. ĐIỀU KIỆN VÀ CÁC PHÁP LÝ LIÊN QUAN

1. Đối với cơ sở sản xuất:  xem chi tiết tại phụ lục 4.

2. Đối với cơ sở kinh doanh: xem chi tiết tại phụ lục 5.

 

V. LOẠI THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Tên thủ tục hành chính

Thời gian

Ghi chú

1/Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm

 

25 ngày

- Cấp mới

- Giấy hết hiệu lực

- Cấp do:

+Thay đổi địa điểm, quy trình sản xuất, kinh doanh

+Tăng/giảm sản phẩm

2/ Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm

5 ngày

Cấp lại do:

+ GCN bị mất, hỏng

+  Thay đổi tên cơ sở

+ Thay đổi chủ

           

PHỤ LỤC 1.

CÁC QUY ĐINH HƯỚNG DẪN THI HÀNH VÀ XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT LIÊN QUAN VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM

I. Các văn bản hướng dẫn

1.1. Các Quy định của chính phủ

- Nghị định số 77/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực mua bán hàng hoá quốc tế, hoá chất, vật liệu nổ công nghiệp, phân bón, kinh doanh khí, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương. Tại đây

- Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm.Tại đây

- Nghị định số 08/2018/NĐ-CP ngày 15/01/2018 của Chính phủ sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.Tại đây

- Nghị định số 17/2020/NĐ-CP ngày 05/02/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương. Tại đây

1.2. Các Quy định của Bộ Công Thương

- Thông tư số 43/2018/TT-BCT ngày 15/11/2018 của Bộ Công Thương quy định vê quản lý an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương. Tại đây

- Thông tư số 13/2020/TT-BCT ngày 18/6/2020 của Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương. Tại đây

- Quyết định số 1390/QĐ-BCT ngày 26/5/2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc ban hành bộ câu hỏi kiểm tra, đáp án trả lời thực hiện kiểm tra để xác nhận đã được tập huấn kiến thức về ATTP cho chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP của Bộ Công Thương. Tại đây

- Văn bản số 3109/BCT-KHCN ngày 20/4/2018 của Bộ Công Thương về việc hướng dẫn thực hiện công tác quản lý ATTP. Tại đây

- Văn bản số 08/VBHN-BCT ngày 26 tháng 03 năm 2021 của Bộ Công Thương Quy định về quản lý an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương. Tại đây

1.3 Các Quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương

- Quyết định số 949/QĐ-UBND ngày 12/4/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về việc ban hành quy định phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của UBND tỉnh Bình Dương cho các Sở và UBND các cấp.Tại đây

- Quyết định số 737/QĐ-UBND ngày 22/3/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về việc sửa đổi, bổ sung Điều 7 Quy định kèm theo Quyết định số 949/QĐ-UBND ngày 12/4/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về việc ban hành quy định phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của UBND tỉnh Bình Dương cho các Sở và UBND các cấp. Tại đây

- Chỉ thị số 05/CT-UBND ngày 23 tháng 02 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc tăng cường công tác phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và đảm bảo an toàn thức ăn đường phố. Tại đây

- Phương án 104/PA-BCĐATTP ngày 17 tháng 5 năm 2024 của Ban chỉ đạo An toàn thực phẩm tỉnh Bình Dương về việc Ứng phó ngộ độc thực phẩm trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2024. Tại đây

1.4. Một số văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến ATTP

- Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá ngày 21/11/2007 và các Nghị định hướng dẫn thi hành (như: Nghị định số 132/2008/NĐ-CP, Nghị định số 74/2018/NĐ-CP, Nghị định số 13/2022/NĐ-CP ngày 21/01/2022).

- Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia số 44/2019/QH14, ngày 14/6/2019.

- Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hoá; Nghị định số 111/2021/NĐ-CP ngày 09/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hoá. Tại đây

- Nghị định số 105/2017/NĐ-CP ngày 14/9/2017 của Chính phủ về kinh doanh rượu. Tại đây

- Thông tư số 26/2019/TT-BCT ngày 14/11/2019 của Bộ Công Thương quy định biểu mẫu kê khai của hộ gia đình, cá nhân sản xuất rượu thủ công không nhằm mục đích kinh doanh. Tại đây

IV. CÁC QUY ĐỊNH XỬ LÝ VI PHẠM LIÊN QUAN

- Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về ATTP. Tại đây

- Nghị định số 124/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về An toàn thực phẩm và Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Y tế. Tại đây

- Nghị định số 119/2017/NĐ-CP ngày 01/11/2017 của Chính phủ quy định về xử phạt VPHC trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hoá; Nghị định số 126/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ; năng lượng nguyên tử. Tại đây

Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Chính Phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tại đây

- Thông tư liên tịch  số 20/2013/TTLT-BYT-BCT-BNNPTNT ngày 01/08/2013 của Bộ Y tế - Bộ Công Thương - Bộ Nông nghiệp Và Phát triển nông thôn quy định điều kiện, trình tự thủ tục chỉ định cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản lý nhà nước. Tại đây

 

PHỤ LỤC 2.

PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP QUẢN LÝ AN TOÀN THỰC PHẨM

1. Trách nhiệm của Sở Công Thương

a) Quản lý điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại các chợ trên địa bàn, trừ chợ đầu mối do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý.

b) Quản lý điều kiện an toàn thực phẩm các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo Phụ lục III ban hành kèm theo Quyết định số 949/QĐ-UBND ngày 12/4/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương.

c) Tổ chức cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP đối với các cơ sở thực phẩm quy định tại khoản 2, Điểu 6, Thông tư 43/2018/TT-BCT ngày 15/11/2018 của Bộ Công Thương quy định về quản lý an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương.

d) Tiếp nhận Bản cam kết của các cơ sở (có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký Chi nhánh,... do Sở Kế hoạch Đầu tư cấp) thuộc điểm đ và điểm e khoản 1, Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP và bản sao Giấy chứng nhận theo quy định tại điểm k, khoản 1, Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ đối với các cơ sở thuộc ngành Công Thương quản lý trên địa bàn tỉnh.

đ) Chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn các địa phương thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với các đối tượng thuộc ngành công thương quản lý: Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ thuộc ngành Công Thương quản lý.

2. Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của Ủy nhân dân dân các huyện, thị xã, thành phố.

Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh về quản lý an toàn thực phẩm theo nhiệm vụ, gồm:

a) Trên cơ sở hướng dẫn của Sở Công Thương, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trực tiếp theo dõi, quản lý đối với:

+ Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;

+ Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ thuộc ngành Công Thương quản lý (là cơ sở do cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình thực hiện đăng ký hộ kinh doanh và cơ sở không được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư theo quy định Pháp luật).

b) Thực hiện tiếp nhận hoặc phân cấp cho Phòng Kinh tế tiếp nhận Bản cam kết (mẫu bản cam kết) của các cơ sở thuộc quyền quản lý cấp huyện  được quy định tại khoản 1 Điều 12, trừ điểm k theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP.

c) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn các cơ sở thuộc quyền quản lý cấp huyện thực hiện cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn; phối hợp phòng chuyên môn cấp huyện kiểm tra, hậu kiểm sau cam kết đối với các cơ sở trên.

d) Chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về an toàn thực phẩm cho các cơ sở thực phẩm trên địa bàn.

đ) Khi xảy ra ngộ độc thực phẩm, phối hợp đơn vị y tế điều tra nguyên nhân; cung cấp đầy đủ hồ sơ, thông tin liên quan tới nguồn gốc thực phẩm nghi ngờ gây ngộ độc và chủ trì trong việc truy xuất nguồn gốc; xử lý thực phẩm gây ngộ độc thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.

e) Tổ chức rà soát, thống kê các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc ngành Công Thương trên địa bàn quản lý; đồng thời gửi danh sách các cơ sở thực hiện cam kết về Sở Công Thương để tổng hợp, theo dõi chung (Thực hiện định kỳ trước ngày 01/6 và 30/12 hằng năm hoặc theo yêu cầu).

g) Thực hiện báo cáo định kỳ hàng tháng hoặc đột xuất về kết quả thực hiện công tác quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn, gửi về Sở Công Thương tổng hợp báo cáo theo quy định.

 

 

 

PHỤ LỤC 3.

DANH MỤC CÁC SẢN PHẨM/NHÓM SẢN PHẨM THỰC PHẨM; HÀNG HÓA THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ CỦA NGÀNH CÔNG THƯƠNG

TT

Tên sản phẩm/nhóm sản phẩm

Ghi chú

I

Bia

 

1

Bia hơi

 

2

Bia chai

 

3

Bia lon

 

II

Rượu, cồn và đồ uống có cồn

Không bao gồm sản phẩm rượu bổ do ngành Y tế quản lý.

1

Rượu vang

 

1.1

Rượu vang không có gas

 

1.2

Rượu vang có gas (vang nổ)

 

2

Rượu trái cây

 

3

Rượu mùi

 

4

Rượu cao độ

 

5

Rượu trắng, rượu vodka

 

6

Đồ uống có cồn khác

 

III

Nước giải khát

Không bao gồm nước khoáng, nước tinh khiết do ngành Y tế quản lý.

1

Đồ uống đóng hộp, bao gồm nước ép rau, quả

 

2

Nước giải khát cần pha loãng trước khi dùng

 

3

Nước giải khát dùng ngay

Không bao gồm nước khoáng, nước tinh khiết do ngành Y tế quản lý.

IV

Sữa chế biến

Không bao gồm các sản phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng do ngành Y tế quản lý.

1

Sữa dạng lỏng (bao gồm sữa dạng lỏng được bổ sung hương liệu hoặc các phụ gia thực phẩm khác)

 

1.1

Các sản phẩm được thanh trùng bằng phương pháp Pasteur

 

1.2

Các sản phẩm được tiệt trùng bằng phương pháp UHT hoặc các phương pháp tiệt trùng bằng nhiệt độ cao khác

 

2

Sữa lên men

 

2.1

Dạng lỏng

 

2.2

Dạng đặc

 

3

Sữa dạng bột

 

4

Sữa đặc

 

4.1

Có bổ sung đường

 

4.2

Không bổ sung đường

 

5

Kem sữa

 

5.1

Được tiệt trùng bằng phương pháp Pasteur

 

5.2

Được tiệt trùng bằng phương pháp UHT

 

6

Sữa đậu nành

 

7

Các sản phẩm khác từ sữa

 

7.1

 

7.2

Pho mát

 

7.3

Các sản phẩm khác từ sữa chế biến

 

V

Dầu thực vật

Không bao gồm các sản phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng do ngành Y tế quản lý.

1

Dầu hạt vừng (mè)

 

2

Dầu cám gạo

 

3

Dầu đậu tương

 

4

Dầu lạc

 

5

Dầu ô liu

 

6

Dầu cọ

 

7

Dầu hạt hướng dương

 

8

Dầu cây rum

 

9

Dầu hạt bông

 

10

Dầu dừa

 

11

Dầu hạt cọ hoặc dầu cọ ba-ba-su

 

12

Dầu hạt cải hoặc dầu mù tạt

 

13

Dầu hạt lanh

 

14

Dầu thầu dầu

 

15

Các loại dầu khác

 

VI

Bột, tinh bột

Không bao gồm các sản phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng do ngành Y tế quản lý.

1

Bột mì hoặc bột meslin

 

2

Bột ngũ cốc

 

3

Bột khoai tây

 

4

Malt: Rang hoặc chưa rang

 

5

Tinh bột: Mì, ngô, khoai tây, sắn, khác

 

6

Inulin

 

7

Gluten lúa mì

 

8

Sản phẩm từ bột nhào, đã hoặc chưa làm chín: spaghety, macaroni, mì sợi, mì ăn liền, mì dẹt, gnochi, ravioli, cannelloni, cháo ăn liền, bánh đa, phở, bún, miến...

 

9

Sản phẩm từ tinh bột sắn và sản phẩm thay thế chế biến từ tinh bột, ở dạng mảnh, hạt, bột xay, bột rây hay các dạng tương tự

 

VII

Bánh, mứt, kẹo

Không bao gồm các sản phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng do ngành Y tế quản lý.

1

Bánh quy ngọt, mặn hoặc không ngọt, mặn

 

2

Bánh bít cốt, bánh mì nướng và các loại bánh nướng tương tự

 

3

Bánh bột nhào

 

4

Bánh mì giòn

 

5

Bánh gato

 

6

Các loại kẹo cứng, mềm có đường không chứa cacao

 

7

Kẹo cao su, đã hoặc chưa bọc đường

 

8

Kẹo sô cô la các loại

 

9

Mứt, thạch trái cây, bột nghiền và bột nhão từ quả hoặc quả hạch, thu được từ quá trình đun nấu, đã hoặc chưa pha thêm đường hay chất làm ngọt khác hoặc rượu

 

10

Quả, quả hạch và các phần khác ăn được của cây, đã chế biến hoặc bảo quản bằng cách khác, đã hoặc chưa pha thêm đường hay chất làm ngọt khác hoặc rượu

 

11

Các sản phẩm bánh mứt kẹo khác

 

VIII

Dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý

 

 

 

PHỤ LỤC 4.

CƠ SỞ SẢN XUẤT AN TOÀN THỰC PHẨM

I. ĐIỀU KIỆN

1.1. Tại cơ sở sản xuất

Tại Điều 26, Nghị định số 77/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ; Khoản 2, Điều 18 Nghị định số 08/2018/NĐ-CP ngày 15/01/2018 của Chính phủ; Khoản 2, Điều 10 Nghị định số 17/2020/NĐ-CP ngày 05/02/2020 của Chính phủ)

1. Thiết kế, bố trí nhà xưởng:

- Quy trình sản xuất thực phẩm phải được bố trí theo nguyên tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm cuối cùng;

- Khu vực kho nguyên liệu, kho thành phẩm; khu vực sơ chế, chế biến, đóng gói thực phẩm; khu vực vệ sinh; khu thay đồ bảo hộ và các khu vực phụ trợ liên quan phải được thiết kế tách biệt. Nguyên liệu, thành phẩm thực phẩm, vật liệu bao gồm thực phẩm, phế thải phải được để riêng biệt. Đối với cơ sở sản xuất, sản phẩm bảo quản trong kho thành phẩm phải được sắp xếp riêng biệt theo lô và có bảng ghi các thông tin về: Tên sản phẩm, lô hàng, ngày sản xuất, ca sản xuất.

- Nơi tập kết, xử lý chất thải phải ở ngoài khu vực nhà xưởng sản xuất thực phẩm và có đủ dụng cụ thu gom chất thải, rác thải. Dụng cụ thu gom chất thải, rác thải phải bảo đảm kín, có nắp đậy và được vệ sinh thường xuyên.

2. Kết cấu nhà xưởng:

- Tường nhà và trần nhà phẳng, không bị thấm nước, không bị rạn nứt, không bị dính bám các chất bẩn và dễ làm vệ sinh;

- Nền nhà phẳng, nhẵn, không gây trơn trượt, thoát nước tốt, không thấm, đọng nước;

- Cửa ra vào và cửa sổ bảo đảm ngăn ngừa được côn trùng, vật nuôi xâm nhập.

3. Hệ thống thông gió:

Hướng gió của hệ thống thông gió phải bảo đảm không được thổi từ khu vực có nguy cơ ô nhiễm sang khu vực có yêu cầu sạch.

4. Hệ thống cung cấp nước:

Các nguồn nước do cơ sở khai thác, xử lý và sử dụng phải được kiểm tra và bảo đảm phù hợp với quy định về chất lượng, vệ sinh ít nhất 6 tháng/lần.

5.Nhà vệ sinh, khu vực thay đồ bảo hộ lao động:

- Nhà vệ sinh phải được bố trí riêng biệt với khu vực sản xuất thực phẩm; cửa nhà vệ sinh không được mở thông vào khu vực sản xuất; bảo đảm gió không được thổi từ nhà vệ sinh sang khu vực sản xuất; có bảng chỉ dẫn “Rửa tay sau khi đi vệ sinh” ở vị trí dễ nhìn, dễ thấy tại khu vực vệ sinh;

- Thông gió của nhà vệ sinh không được hướng sang khu vực sản xuất;

- Có phòng thay trang phục bảo hộ lao động.

6. Khu vực sản xuất, chế biến, bao gói, vận chuyển, bảo quản, kinh doanh thực phẩm phải vệ sinh sạch sẽ.

7.Có khu vực lưu mẫu riêng, hồ sơ lưu mẫu và bảo đảm thực hiện chế độ lưu, hủy mẫu theo yêu cầu bảo quản của từng loại mẫu.

8. Có khu vực riêng để lưu giữ tạm thời các sản phẩm không đạt chất lượng trong quá trình chờ xử lý.

1.2. Trang thiết bị, dụng cụ 

Quy định tại Điều 27, Nghị định số 77/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ; Khoản 3, Điều 18 Nghị định số 08/2018/NĐ-CP ngày 15/01/2018 của Chính phủ; Khoản 3, Khoản 4 Điều 10 Nghị định số 17/2020/NĐ-CP ngày 05/02/2020 của Chính phủ

1. Trang thiết bị, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm phải được thiết kế chế tạo phù hợp với yêu cầu công nghệ sản xuất; bảo đảm an toàn, không gây ô nhiễm thực phẩm.

2. Phương tiện rửa và khử trùng tay:

Có đủ trang thiết bị rửa, khử trùng trước khi sản xuất thực phẩm.

3. Thiết bị, dụng cụ sản xuất thực phẩm:

Được chế tạo bằng vật liệu không độc, không thôi nhiễm các chất độc hại, không gây mùi lạ hay làm biến đổi thực phẩm.

4. Thiết bị dụng cụ giám sát, đo lường:

Có đủ thiết bị, dụng cụ giám sát chất lượng, an toàn sản phẩm và phải đánh giá được các chỉ tiêu chất lượng, an toàn sản phẩm chủ yếu của thực phẩm. Thiết bị, dụng cụ, phương tiện đo phải bảo đảm độ chính xác trong quá trình sử dụng, kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm theo quy định của pháp luật về đo lường;

5. Chất tẩy rửa và sát trùng:

Phải được đựng trong bao bì dễ nhận biết, có hướng dẫn sử dụng và không để ở nơi sản xuất thực phẩm.

1.3. Người trực tiếp sản xuất thực phẩm 

Quy định tại Điều 28, Nghị định số 77/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ; Khoản 5, Điều 10 Nghị định số 17/2020/NĐ-CP ngày 05/02/2020 của Chính phủ.

1. Người trực tiếp sản xuất phải được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm và được chủ cơ sở xác nhận.

2. Người trực tiếp sản xuất thực phẩm phải bảo đảm yêu cầu về sức khỏe; không bị mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp.

3. Người trực tiếp sản xuất thực phẩm phải mang trang phục bảo hộ riêng, đội mũ, đi găng tay chuyên dùng và đeo khẩu trang.

4. Người tiếp xúc trực tiếp trong quá trình sản xuất thực phẩm phải tuân thủ các quy định về thực hành vệ sinh: Giữ móng tay ngắn, sạch sẽ và không đeo nhẫn, đồ trang sức tay, đồng hồ; không được ăn uống, hút thuốc, khạc nhổ trong khu vực sản xuất thực phẩm.

1.4. Bảo quản thực phẩm trong sản xuất thực phẩm 

Quy định tại Điều 29, Nghị định số 77/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ; Khoản 4, Điều 18 Nghị định số 08/2018/NĐ-CP ngày 15/01/2018 của Chính phủ; Khoản 6, Điều 10 Nghị định số 17/2020/NĐ-CP ngày 05/02/2020 của Chính phủ.

1. Nguyên liệu, sản phẩm thực phẩm phải được đóng gói và bảo quản ở vị trí cách nền tối thiểu 10 cm, cách tường tối thiểu 30 cm và cách trần tối thiểu 50 cm; tuân thủ độ cao xếp lớp lưu kho theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

2. Có trang thiết bị điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm, thông gió và các yếu tố ảnh hưởng tới an toàn thực phẩm; có thiết bị chuyên dụng phù hợp để kiểm soát và theo dõi được chế độ bảo quản đối với từng loại thực phẩm, nguyên liệu theo yêu cầu của nhà sản xuất.

3. Nước đá dùng trong bảo quản trực tiếp thực phẩm phải được sản xuất từ nguồn nước sạch theo quy chuẩn kỹ thuật.

II. CÁC HỒ SƠ PHÁP LÝ LIÊN QUAN

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

- Giấy chứng nhận đủ điều kiện An toàn thực phẩm hoặc Giấy chứng nhận Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực hoặc Bản cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn.

- Giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm cho chủ cơ sở và nhân viên trực tiếp kinh doanh thực phẩm của cơ sở theo mẫu quy định tại Thông tư số 13/2020/TT-BCT ngày 18/6/2020 của Bộ Công Thương.

- Giấy khám sức khỏe định kỳ theo quy định tại Thông tư số 14/2013/TT-BYT ngày 06/5/2013 của Bộ Y tế.

- Bản tự công bố sản phẩm thực phẩm theo quy định tại Chương II, Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ khi sản xuất thực phẩm bao gói sẵn, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.

- Hồ sơ chứng minh nguồn gốc nguyên liệu, phụ gia, trang thiết bị, dụng cụ chứa đựng, bao gói thực phẩm phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm của cơ sở phải rõ về nguồn gốc, xuất xứ, được minh chứng thông qua việc lưu trữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ (như: hóa đơn, chứng từ, hợp đồng, sổ sách hoặc phần mềm theo dõi việc xuất, nhập hàng hóa, nguyên liệu thực phẩm,…), giấy tờ ATTP, nhãn hàng hóa của các sản phẩm, nguyên liệu, phụ gia, trang thiết bị, dụng cụ chứa đựng, bao gói thực phẩm.

- Các loại giấy tờ khác liên quan đến an toàn thực phẩm như: nguồn nước, thu gom xử lý chất thải, hồ sơ lưu mẫu, hồ sơ giám sát chất lượng sản phẩm,…

 

 

PHỤ LỤC 5.

CƠ SỞ KINH DOANH AN TOÀN THỰC PHẨM

I. ĐIỀU KIỆN

1.1. Tại cơ sở kinh doanh

Quy định tại Điều 30, Nghị định số 77/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ; Khoản 5, Điều 18 Nghị định số 08/2018/NĐ-CP ngày 15/01/2018 của Chính phủ; Khoản 7, Điều 10 Nghị định số 17/2020/NĐ-CP ngày 05/02/2020 của Chính phủ.

1 . Thiết kế các khu vực kinh doanh thực phẩm, vệ sinh, thay đồ bảo hộ và các khu vực phụ trợ phải tách biệt, phù hợp với yêu cầu của từng loại thực phẩm kinh doanh, cửa nhà vệ sinh không được mở thông vào khu vực bảo quản thực phẩm.

2. Nền nhà phẳng, nhẵn, không gây trơn trượt, thoát nước tốt, không thấm, đọng nước.

3. Tường nhà và trần nhà phẳng, không bị thấm nước, không bị rạn nứt, không bị dính bám các chất bẩn và dễ làm vệ sinh.

4. Hướng gió của hệ thống thông gió phải bảo đảm không được thổi từ khu vực có nguy cơ ô nhiễm sang khu vực có yêu cầu sạch.

5. Có đủ dụng cụ thu gom chất thải, rác thải; dụng cụ làm bằng vật liệu ít bị hư hỏng, bảo đảm kín, có nắp đậy và được vệ sinh thường xuyên.

6. Khu vực rửa tay có đủ dụng cụ, xà phòng, các chất tẩy rửa để vệ sinh và rửa tay; có bảng chỉ dẫn “Rửa tay sau khi đi vệ sinh” ở nơi dễ nhìn, dễ thấy.

1.2. Trang thiết bị, dụng cụ 

Quy định tại Điều 31, Nghị định số 77/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ; Khoản 6, Điều 18 Nghị định số 08/2018/NĐ-CP ngày 15/01/2018 của Chính phủ; Khoản 8, Điều 10 Nghị định số 17/2020/NĐ-CP ngày 05/02/2020 của Chính phủ.

1.Trang thiết bị phục vụ kinh doanh, bảo quản phù hợp với yêu cầu của từng loại thực phẩm và của nhà sản xuất.

2.Thiết bị phòng chống côn trùng và động vật gây hại không han gỉ, dễ tháo rời để bảo dưỡng và làm vệ sinh, thiết kế bảo đảm hoạt động hiệu quả phòng chống côn trùng và động vật gây hại.

3. Thiết bị, dụng cụ giám sát, đo lường chất lượng, an toàn sản phẩm phải đảm bảo độ chính xác và được bảo dưỡng, kiểm định định kỳ theo quy định.

1.3. Người trực tiếp kinh doanh thực phẩm 

Quy định tại Điều 32, Nghị định số 77/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ; Khoản 9, Điều 10 Nghị định số 17/2020/NĐ-CP ngày 05/02/2020 của Chính phủ

1. Người trực tiếp sản xuất phải được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm và được chủ cơ sở xác nhận.

2. Người trực tiếp sản xuất thực phẩm phải bảo đảm yêu cầu về sức khỏe; không bị mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp.

1.4. Yêu cầu đối với bảo quản, vận chuyển

Quy định tại Điều 33, Nghị định số 77/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ; Khoản 7, Điều 18 Nghị định số 08/2018/NĐ-CP ngày 15/01/2018 của Chính phủ; Khoản 10, Điều 10 Nghị định số 17/2020/NĐ-CP ngày 05/02/2020 của Chính phủ

1. Nguyên liệu, sản phẩm thực phẩm phải được đóng gói và bảo quản ở vị trí cách nền tối thiểu 10 cm, cách tường tối thiểu 30 cm và cách trần tối thiểu 50 cm; tuân thủ độ cao xếp lớp lưu kho theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

2. Điều kiện an toàn thực phẩm trong quá trình vận chuyển thực phẩm:

a) Thiết bị chứa đựng thực phẩm phải ngăn cách với môi trường xung quanh, tránh sự xâm nhập của bụi, côn trùng; phù hợp với kích thước vận chuyển;

c) Đủ thiết bị kiểm soát được nhiệt độ, độ ẩm, thông gió và các yếu tố ảnh hưởng tới an toàn thực phẩm theo yêu cầu kỹ thuật để bảo quản đối với từng loại thực phẩm và theo yêu cầu của nhà sản xuất trong suốt quá trình vận chuyển;

II. CÁC HỒ SƠ PHÁP LÝ CHỨNG MINH

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

- Giấy chứng nhận đủ điều kiện An toàn thực phẩm hoặc Giấy chứng nhận Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực hoặc Bản cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn.

- Giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm cho chủ cơ sở và nhân viên trực tiếp kinh doanh thực phẩm của cơ sở theo mẫu quy định tại Thông tư số 13/2020/TT-BCT ngày 18/6/2020 của Bộ Công Thương.

- Giấy khám sức khỏe định kỳ theo quy định tại Thông tư số 14/2013/TT-BYT ngày 06/5/2013 của Bộ Y tế.

- Bản tự công bố sản phẩm thực phẩm theo quy định tại Chương II, Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ khi sản xuất thực phẩm bao gói sẵn, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.

- Hồ sơ chứng minh nguồn gốc nguyên liệu, phụ gia, trang thiết bị, dụng cụ chứa đựng, bao gói thực phẩm phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm của cơ sở phải rõ về nguồn gốc, xuất xứ, được minh chứng thông qua việc lưu trữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ (như: hóa đơn, chứng từ, hợp đồng, sổ sách hoặc phần mềm theo dõi việc xuất, nhập hàng hóa, nguyên liệu thực phẩm,…), giấy tờ ATTP, nhãn hàng hóa của các sản phẩm, nguyên liệu, phụ gia, trang thiết bị, dụng cụ chứa đựng, bao gói thực phẩm.

- Các loại giấy tờ khác liên quan đến an toàn thực phẩm như: nguồn nước, thu gom xử lý chất thải, hồ sơ lưu mẫu, hồ sơ giám sát chất lượng sản phẩm,…

         

 

 

 


Phòng Quản lý Công nghiệp

Lượt xem: 1376

Thống kê truy cập

Đang truy cập:912

Tổng truy cập: 19679441