Truy cập nội dung luôn

Sở công thương Bình dương

Binh duong department of Industry and trade

100 công ty Việt được JICA hỗ trợ phát triển công nghiệp hỗ trợ

2011-08-17 16:13:00.0

Phát triển công nghiệp hỗ trợ là một trong những nhiệm vụ cấp thiết mà Chính phủ Việt Nam đã xác định để hướng tới sự phát triển của các ngành công nghiệp chủ lực trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa và thực hiện được mục tiêu quốc gia: “Đến năm 2010 đưa Việt Nam ra khỏi các nước kém phát triển, đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp”.


Phát triển công nghiệp hỗ trợ là một trong những nhiệm vụ cấp thiết mà Chính phủ Việt Nam đã xác định để hướng tới sự phát triển của các ngành công nghiệp chủ lực trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa và thực hiện được mục tiêu quốc gia: “Đến năm 2010 đưa Việt Nam ra khỏi các nước kém phát triển, đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp”. 

Đáng chú ý, trong khuôn khổ “Hiệp định đối tác Việt Nam – Nhật Bản” ký kết vào ngày 25/12/2008 và “Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản” mà Chính phủ hai nước đã cam kết và triển khai trong nhiều năm qua, phát triển công nghiệp hỗ trợ được coi là một nội dung quan trọng vì mục tiêu cải thiện, phát triển môi trường sản xuất, kinh doanh của Việt Nam. 

Nhằm giúp Việt Nam phát triển công nghiệp hỗ trợ, JICA (Cơ quan hợp tác phát triển quốc tế Nhật Bản) đã tiến hành hợp tác hỗ trợ với 4 mảng trọng tâm: Xây dựng các chế độ chính sách và nâng cao năng lực thể chế thực thi; Cải thiện việc tiếp cận nguồn vốn; Đào tạo phát triển nguồn nhân lực công nghiệp; Nâng cao năng lực kỹ thuật- quản trị.

Trong mảng trọng tâm thứ 3, JICA hiện đang nỗ lực triển khai Chương trình phái cử tình nguyện viên cao cấp nhằm trực tiếp chuyển giao kỹ thuật giúp các doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp hỗ trợ tăng cường khả năng tổ chức, quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh bởi đó mới là điều thiết thực nhất mà các doanh nghiệp Việt Nam cần học hỏi từ Nhật Bản.

Trong khuôn khổ chương trình nói trên, kể từ đầu năm 2010 đến nay, khoảng 15 tình nguyện viên cao cấp, những người đã từng là chủ tịch, tổng giám đốc và các chuyên gia hàng đầu của các doanh nghiệp sản xuất Nhật Bản, đã được cử sang Việt Nam, trực tiếp tới các công ty, doanh nghiệp Việt Nam để tư vấn kỹ thuật trong quản lý và sản xuất. Với sự hỗ trợ của họ, nhiều công ty Việt Nam như: Hanel, Cơ khí Kim Long, Diesel Sông Công… đã có những bước tiến đáng kể và trở thành nhà cung cấp linh phụ kiện cho các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam. 

Chương trình đặt ra mục tiêu hỗ trợ khoảng 100 công ty Việt Nam trong vòng 3 năm, đóng góp thiết thực và hiệu quả cho sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam.

 


Lượt xem: 389

Thống kê truy cập

Đang truy cập:362

Tổng truy cập: 18724618