Truy cập nội dung luôn

Sở công thương Bình dương

Binh duong department of Industry and trade

Đừng biến cơ hội thành thách thức!

2014-02-14 16:14:00.0

Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) có thể sẽ được ký kết trong năm 2014, đánh dấu một mốc quan trọng trong hành trình hội nhập của Việt Nam. Song, TPP không chỉ đem đến cơ hội, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đối mặt với không ít thách thức.

Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) có thể sẽ được ký kết trong năm 2014, đánh dấu một mốc quan trọng trong hành trình hội nhập của Việt Nam. Song, TPP không chỉ đem đến cơ hội, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đối mặt với không ít thách thức.


Không có chiến lược đầu tư cho sản xuất, cơ hội từ TPP sẽ không đến với doanh nghiệp dệt may

Thách thức lớn hơn cả là ngành chăn nuôi với tình thế “sống còn” khi gia nhập TPP ở cả ba phân ngành chính là lợn, gà và bò. Chăn nuôi gà Việt Nam không có khả năng cạnh tranh, rất dễ bị xóa sổ. Một doanh nghiệp (DN) chăn nuôi gà cho biết, chi phí sản xuất 1kg thịt gà (hơi) hiện khoảng 60.000 đồng. Giá bán nguyên con ra thị trường 70.000 đồng/kg, giá bán đã qua giết mổ 110.000 đồng/kg. Trong khi gà nhập khẩu chỉ có giá dưới 100.000 đồng/kg, DN trong nước khó cạnh tranh.

Đối với chăn nuôi lợn, dù Việt Nam có ưu thế bởi người dân có thói quen sử dụng thịt tươi. Tuy nhiên, xu hướng tiêu dùng sẽ nhanh chóng thay đổi và người dân chuyển dần sang việc sử dụng thịt đông lạnh. Với chăn nuôi bò, hiện thịt bò nhập khẩu từ Mỹ, Australia hay từ các nước ASEAN đã có giá rất cạnh tranh do quy mô chăn nuôi lớn, trong khi chăn nuôi bò tại Việt Nam quy mô nhỏ, giống chất lượng kém, do đó, rất khó để nói về khả năng cạnh tranh thắng lợi của ngành chăn nuôi bò Việt Nam.

Khi Việt Nam gia nhập WTO, chúng ta cũng chỉ ra hàng loạt cơ hội sẽ đến cho DN Việt Nam. Song, tổng kết 5 năm gia nhập WTO, có ý kiến cho rằng, Việt Nam rất giỏi trong việc... “biến cơ hội thành thách thức”. Với TPP, rất có thể điều đó sẽ tái diễn nếu các DN, đặc biệt là các DNNN, vẫn thờ ơ với chiến lược kinh doanh, vẫn “yên tâm” với một nền quản trị lạc hậu. Chẳng hạn, việc áp đặt quy tắc xuất xứ được coi là một thách thức nhưng điều đó lại buộc các DN phải tăng đầu tư vào khâu “thượng nguồn” như sợi, dệt, nhuộm, vải, tạo tiền đề phát triển bền vững. Không có chiến lược đầu tư cho sản xuất từ khâu đầu, chắc chắn cơ hội từ TPP sẽ không đến với DN dệt may Việt Nam.

Tương tự, sản xuất nông nghiệp của Việt Nam phải đối mặt với quy định về bảo hộ sáng chế, do đó chi phí sản xuất sẽ cao, trong khi hiện nay người nông dân vẫn đang phải gánh chi phí rất lớn cho thuốc bảo vệ thực vật, thú y... Ngoài ra, việc sử dụng những sản phẩm có bảo hộ sở hữu trí tuệ trong TPP cũng khắt khe hơn, chưa kể theo đề xuất sử dụng chỉ dẫn địa lý của TPP, ai thương hiệu đăng ký trước sẽ được bảo hộ trước. Các DN trong ngành nông nghiệp không thể thờ ơ với việc bảo hộ sáng chế, nhãn hiệu hàng hóa...

Với TPP, ở tất cả các ngành hàng của Việt Nam đều gặp ít nhiều thách thức. Và chỉ khi vượt qua được những thách thức ấy, các DN Việt Nam mới thực sự nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Rất có thể, với TPP, chúng ta sẽ “biến cơ hội thành thách thức” nếu các chính sách kinh tế vĩ mô không hướng vào việc tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các DN, nếu vẫn coi hàng chục nghìn DN giải thể, phá sản trong một năm là “điều bình thường”; nếu thủ tục hành chính vẫn nhiêu khê, phiền hà, nạn tham nhũng vẫn phá tan sự minh bạch cần có trong quản lý doanh nghiệp.

Vì vậy, tự bản thân các DN và các cơ quan quản lý nhà nước cần đặt ra “những việc cần làm ngay” để bài học cũ từ WTO không lặp lại.

Mỹ, Canada, Australia, New Zealand có thế mạnh về xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi, trong khi các sản phẩm của Việt Nam có chất lượng kém và chưa xuất khẩu được vào các thị trường lớn do “vướng” về quy mô và các rào cản kỹ thuật.


Lượt xem: 129

Thống kê truy cập

Đang truy cập:356

Tổng truy cập: 18582986