Skip to Content

Sở công thương Bình dương

Binh duong department of Industry and trade

Điện mặt trời: Giá mua điện tiến tới đấu thầu cạnh tranh

2020-10-13 10:35:00.0

CMSC Hiện, theo Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg ngày 06/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ, các dự án điện mặt trời có quyết định chủ trương đầu tư trước ngày 23/11/2019 và vận hành thương mại trước 31/12/2020 vẫn được hưởng cơ chế giá ưu đãi cố định (giá FIT) với giá với điện mặt trời mặt đất là 7,09 cent một kWh và 7,69 cent một kWh với dự án điện mặt trời nổi. Các dự án khác được xác định giá mua điện thông qua cơ chế đấu thầu cạnh tranh.

Hiện, theo Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg ngày 06/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ, các dự án điện mặt trời có quyết định chủ trương đầu tư trước ngày 23/11/2019 và vận hành thương mại trước 31/12/2020 vẫn được hưởng cơ chế giá ưu đãi cố định (giá FIT) với giá với điện mặt trời mặt đất là 7,09 cent một kWh và 7,69 cent một kWh với dự án điện mặt trời nổi. Các dự án khác được xác định giá mua điện thông qua cơ chế đấu thầu cạnh tranh.

Hơn ba năm khuyến khích đầu tư với hai lần đưa ra mức giá mua điện cố định khá hấp dẫn (năm 2017 và năm 2020), tạo ra sự phát triển bùng nổ về số lượng các dự án điện mặt trời được bổ sung vào quy hoạch phát triển điện lực, hiện tại Bộ Công Thương đang xây dựng chương trình thí điểm xác định giá điện mặt trời tiến tới thực hiện cơ chế đấu thầu cạnh tranh nhằm phù hợp với Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (Quyết định 13), áp dụng cho các dự án không thuộc đối tượng hưởng giá ưu đãi cố định. 

Việc Bộ Công thương đề xuất Chính phủ ban hành quy định về chương trình thí điểm xác định giá điện mặt trời cho các đối tượng dự án đã có trong quy hoạch điện lực, nhưng không đủ điều kiện áp dụng giá cố định (giá FIT) theo Quyết định 13 đã khiến nhiều chủ đầu tư có thể yên tâm phần nào.

Điện mặt trời phát triển bùng nổ trong thời gần đây

Theo thống kê của Bộ Công Thương, hiện có 8 dự án điện mặt trời đã được bổ sung quy hoạch phát triển điện lực với tổng công suất 610 MW, nhưng không đủ điều kiện áp dụng cơ chế giá điện cố định theo Quyết định 13. Ngoài ra, còn có 21 dự án điện mặt trời khác, với tổng công suất khoảng 1.100 MW đã được Chính phủ thống nhất chủ trương bổ sung quy hoạch tại Thông báo số 221/TB-VPCP (ngày 01/7/2020) sau khi Quyết định 13 được ban hành, cùng 103 dự án điện mặt trời đã hoàn thành thẩm định hồ sơ đề nghị bổ sung quy hoạch với tổng công suất hơn 10.000 MW. Với các dự án này, việc bán điện được yêu cầu phải theo cơ chế cơ chế cạnh tranh hoặc đấu thầu.

Bộ Công Thương cho biết, mục tiêu của chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời là nhằm huy động kịp thời nguồn cung cấp điện giai đoạn đến năm 2025 cho hệ thống điện, đảm bảo cân đối cung cầu trước nguy cơ thiếu điện ở khu vực miền Nam.

Bộ Công Thương đề nghị giá trần áp dụng là giá đã được phê duyệt trong Quyết định 13 (7,09 và 7,69 UScent/kWh). Giá điện áp dụng cho dự án được chọn sẽ là mức giá bán điện đề xuất của nhà đầu tư và nhỏ hơn mức giá trần được Thủ tướng Chính phủ quyết định và sẽ áp dụng trong thời gian 20 năm.

Lắp đặt tấm pin mặt trời tại một dự án điện mặt trời ở Long An

Cơ chế này được kỳ vọng sẽ giảm giá mua điện từ các dự án điện mặt trời trong giai đoạn chuyển tiếp từ cơ chế giá FIT sang cơ chế đấu thầu, đồng thời nhằm nhận định thuận lợi, khó khăn, vướng mắc về chính sách, thể chế, quy trình, thủ tục phục vụ cho nghiên cứu, đề xuất cơ chế đấu thầu phù hợp với bối cảnh của Việt Nam.


Công Danh - Văn phòng Sở

Lượt xem: 672

Thống kê truy cập

Đang truy cập:234

Tổng truy cập: 18834800