Truy cập nội dung luôn

Sở công thương Bình dương

Binh duong department of Industry and trade

Để doanh nghiệp làng nghề xuất khẩu trực tiếp

2011-07-07 16:37:00.0

“Lực lượng DN tại các làng nghề hiện nay chiếm một phần tỷ trọng không nhỏ trong tổng giá trị xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, đặc biệt là mặt hàng mây tre đan, thế nhưng hầu hết các DN làng nghề đều xuất khẩu sản phẩm qua các công ty trung gian, điều đó phản ánh năng lực của các DN làng nghề hiện còn rất hạn chế”, đó là lời chia sẻ của ông Lưu Duy Dần, Phó Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam với phóng viên báo Vietnam Economic News.

“Lực lượng DN tại các làng nghề hiện nay chiếm một phần tỷ trọng không nhỏ trong tổng giá trị xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, đặc biệt là mặt hàng mây tre đan, thế nhưng hầu hết các DN làng nghề đều xuất khẩu sản phẩm qua các công ty trung gian, điều đó phản ánh năng lực của các DN làng nghề hiện còn rất hạn chế”, đó là lời chia sẻ của ông Lưu Duy Dần, Phó Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam với phóng viên báo Vietnam Economic News.

 

 

Hạn chế về năng lực

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, số lượng DN tại các làng nghề hiện nay là khoảng hơn 1.000 DN, một số làng nghề phát triển mạnh, có đội ngũ DN khá hùng hậu như: làng nghề Bát Tràng 115 DN, làng nghề gỗ mỹ nghệ Vạn Điểm 86 DN…Chính đội ngũ DN làng nghề hiện là lực lượng chính sản xuất, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam. Chỉ tính riêng tháng 6/2011, ngành thủ công mỹ nghệ xuất khẩu 259 triệu USD thì 60% kim ngạch xuất phát từ các DN làng nghề. Tuy nhiên, hầu hết các DN làng nghề hiện nay đều xuất khẩu qua các công ty trung gian, có rất ít công ty xuất khẩu được trực tiếp.

Sở dĩ các DN làng nghề hiện nay khó xuất khẩu trực tiếp được sản phẩm là do hầu hết các DN làng nghề là DN nhỏ nên quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, sản xuất thủ công chiếm đa phần nên chưa đáp ứng được các đơn hàng lớn, khó đáp ứng được các tiêu chí về an toàn, vệ sinh sản phẩm của các nhà nhập khẩu.

Hơn nữa, nguồn nguyên liệu tự nhiên những năm gần đây bị suy giảm nghiêm trọng, DN tại các làng nghề phải phụ thuộc khá nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu do đó không chủ động được trong sản xuất. Đây cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến việc xuất khẩu trực tiếp của các DN làng nghề.

Một nguyên nhân rất quan trọng nữa là năng lực quản lý, sự hiểu biết về luật quốc tế và khả năng nắm bắt sự thay đổi về thị hiếu thị trường của DN làng nghề còn rất hạn chế.

Ngoài ra, vốn cũng là một khó khăn lớn của DN làng nghề hiện nay, do quy mô nhỏ, nguồn vốn cho sản xuất không nhiều nên DN làng nghề khó mở rộng được sản xuất và quan trọng hơn là các DN không có đủ vốn đầu tư cho khoa học công nghệ để nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, ông Nguyễn Văn Mai, Giám đốc Công ty Ngọc Động (xã Hoàng Đông, huyện Duy Tiên, Hà Nam) cho biết thêm.

Cần nhiều hỗ trợ

Không xuất khẩu được trực tiếp sản phẩm không chỉ ảnh hưởng đến doanh thu của DN mà còn ảnh hưởng lớn đến sự phát triển cũng như thu nhập của lao động ở các làng nghề. Bởi đội ngũ DN làng nghề hiện đang giữ vai trò là đầu ra, là nhà cung cấp nguyên liệu, góp phần bảo tồn và phát huy những tinh hoa truyền thống của các làng nghề. “Vì vậy xuất khẩu trực tiếp để nâng cao giá trị sản phẩm là một trong những mong muốn lớn nhất của DN làng nghề hiện nay”, ông Nguyễn Văn Trung, Giám đốc Công ty TNHH Mỹ nghệ Hoa Sơn (Chương Mỹ, Hà Nội) chia sẻ.

Để DN làng nghề có thể xuất khẩu trực tiếp được sản phẩm, ông Dần cho rằng, chủ yếu các DN làng nghề phải “tự thân vận động”, khắc phục những hạn chế về thông tin, thương mại điện tử, đầu tư cho nguồn nhân lực bao gồm cả nhân lực sản xuất và nhân lực quản lý. Quan trọng nhất là các DN phải xây dựng, phát triển được sản phẩm chuyên biệt, sản phẩm tinh qua đó tạo được sự khác biệt và xây dựng được thương hiệu cho mình, về điều này chúng ta có thể học hỏi kinh nghiệm của Nhật Bản. Song song với việc phát triển sản phẩm chuyên biệt Nhật Bản còn mang cả yếu tố văn hóa, yếu tố dân tộc vào sản phẩm, do đó sản phẩm của Nhật Bản rất có giá trị kinh tế rất cao.

Bên cạnh đó, theo ông Nguyễn Văn Mai, DN làng nghề hiện đang rất thiếu vốn và việc vay vốn cũng rất khó khăn do đó cần sự hỗ trợ của nhà nước trong việc vay vốn với chế độ ưu đãi và tạo điều kiện cho DN làng nghề mở rộng giao thương hàng hóa. Sự hỗ trợ của nhà nước trong việc đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật cao, đào tạo cán bộ quản lý chuyên nghiệp cho DN cũng rất thiết thực giúp DN làng nghề thực hiện mục tiêu lớn. Đặc biệt, nhà nước cần đầu tư xây dựng những đơn vị chuyên nghiên cứu, phát triển nguồn nguyên liệu, mẫu mã sản phẩm và xây dựng chiến lược phát triển dài hơi cho ngành tiểu thủ công nghiệp./.


Lượt xem: 418

Thống kê truy cập

Đang truy cập:464

Tổng truy cập: 18605117