Truy cập nội dung luôn

Sở công thương Bình dương

Binh duong department of Industry and trade

Đàm phán Hiệp định FTA giữa Việt Nam với các nước trong khối EFTA

2013-08-01 11:35:00.0

Theo nguồn tin từ văn phòng UBQG về hợp tác kinh tế quốc tế, Hiện nay Hiệp ước ( EFTA) đã thiết lập quan hệ ưu đãi thương mại với gần 30 quốc gia và vùng lãnh thổ, đang đàm phán để tiến hành ký kết hiệp định thương mại tự do ( FTA) với Thái Lan, An- giê-ri và Ấn Độ.

Theo nguồn tin từ văn phòng UBQG về hợp tác kinh tế quốc tế, Hiện nay Hiệp ước  ( EFTA) đã thiết lập quan hệ ưu đãi thương mại với gần 30 quốc gia và vùng lãnh thổ, đang đàm phán để tiến hành ký kết hiệp định thương mại tự do ( FTA) với Thái Lan, An- giê-ri và Ấn Độ. 

Riêng ở Việt Nam, quan hệ kinh tế thương mại với các nước trong EFTA đã phát triển nhanh. Vòng đàm phán thứ 4 FTA giữa Việt Nam và khối EFTA đã kết thúc vào tháng 6/ 2013 tại thành phô Oslo, Na Uy, tại phiên đàm phán này, hai bên đã tập trung đàm phán về mở cửa thị trường hàng hóa ( đặc biệt là hàng nông sản ), dịch vụ và đầu tư. Hai bên tiếp tục trao đổi thẳng thắn, cụ thể hơn đối với các vấn đề mới và đã có những bước tiến trong việc thống nhất lời văn của hiệp định tại các nội dung như thể chế và pháp lý, thương mại dịch vụ, thủ tục hải quan và thuận lợi hóa thương mại, các biện pháp phòng vệ thương mại, quy tắc xuất xứ, dự kiến tiếp tục đàm phán phiên thứ 5 vào tháng 8/ 2013 tại Việt Nam.

Theo ý kiến phân tích của các chuyên gia, quan điểm đàm phán và cách tiếp cận của Việt Nam và khối EFTA trong nhiều lĩnh vực dựa trên thông lệ và quy định của WTO. Tuy nhiên về thương mại hàng hóa, khối EFTA muốn cắt giảm thuế quan hoàn toàn ngay khi hiệp định có hiệu lực cho tất cả các mặt hàng công nghiệp như cách tiếp cận trong các FTA đã ký từ trước đến nay đồng thời lại muốn bảo hộ ở mức cao đối với hàng nông nghiệp. Trong khi đó, Việt Nam thực hiện cắt giảm thuế quan theo lộ trình cụ thể như cách tiếp cận trong tất cả FTA mà Việt Nam đã tham gia. …

Khi tham gia vào EFTA Việt nam sẽ mở rộng và tăng cường quan hệ thương mại với các quốc gia và vùng lãnh thổ của khối này, mang lại những lợi ích nhất định cho hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động thương mại của Việt Nam nói riêng. Việc khối EFTA sẽ miễn giảm thuế quan đối với hầu hết các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam khi FTA được ký kết mang lại lợi thế so sánh quan trọng cho hàng hóa của Việt Nam với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường khối EFTA làm tăng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong xuất khẩu, qua đó giá cả trong nước, việc làm cho người lao động được cải thiện, tạo hiệu ứng tích cực trong cải cách và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường.

Tuy nhiên việc ký kết FTA giữa Việt Nam và các nước EFTA cũng có nhiều thách thức đó là nguy cơ rủi ro cao khi tình hình thế giới có những biến động, sự cạnh tranh từ các nhà sản xuất và cung cấp dịch vụ nước ngoài sẽ tác động bất lợi đến năng lực của các sản phẩm nội địa nhất là các hàng rào kỹ thuật và các biện pháp phòng vệ thương mại.

 


Lượt xem: 193

Thống kê truy cập

Đang truy cập:403

Tổng truy cập: 18598891