Skip to Content

Sở công thương Bình dương

Binh duong department of Industry and trade

Kết quả khả quan việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin của tỉnh Bình Dương

2012-12-05 10:41:00.0

Theo số liệu báo cáo, trong những năm gần đây, với sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo Tỉnh uỷ, lãnh đạo của Uỷ ban nhân dân tỉnh, các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã có nhiều nỗ lực trong việc ứng dụng và phát triển Công nghệ thông tin ở Bình Dương, đem lại những kết quả đáng khích lệ, đóng góp quan trọng trong cải cách hành chính, trong công tác quản lý, lãnh đạo, chỉ đạo điều hành hoạt động của các cấp, các ngành.

Kết quả khả quan việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin  của tỉnh Bình Dương

Theo số liệu báo cáo, trong những năm gần đây, với sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo Tỉnh uỷ, lãnh đạo của Uỷ ban nhân dân tỉnh, các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã có nhiều nỗ lực trong việc ứng dụng và phát triển Công nghệ thông tin ở Bình Dương, đem lại những kết quả đáng khích lệ, đóng góp quan trọng trong cải cách hành chính, trong công tác quản lý, lãnh đạo, chỉ đạo điều hành hoạt động của các cấp, các ngành.

          Hiện nay, trên địa bàn Tỉnh, hạ tầng Công nghệ thông tin được đầu tư đầy đủ, bài bản, khoảng 95% cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh, cấp huyện được trang bị máy tính, tất cả các Sở, ban, ngành, Uỷ ban nhân dân cấp huyện đều kết nối mạng, có máy chủ với tổng số lượng 145 máy. Hạ tầng mạng kết nối sử dụng công nghệ đa dạng, hiện đại như kết nối mạng LAN, cáp quang, mạng không dây đáp ứng nhu cầu kết nối trong nội bộ các cơ quan, giữa các cơ quan cũng như kết nối ra internet. Mạng truyền số liệu chuyên dụng cũng đã hoàn thành kết nối đến 94 điểm bao gồm các cơ quan khối Đảng, cơ quan Nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã có băng thông lớn đáp ứng đủ tiêu chuẩn cho việc triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại (kết nối Internet, hội nghị truyền hình, VPN, truyền dữ liệu, Mail Server….), Cung cấp một hạ tầng mạng liên thông giữa các đơn vị trong tỉnh. Cuối năm 2012, mạng chuyên dùng sẽ phủ hết 91 đơn vị cấp xã.

          Việc sử dụng phần mềm trong hoạt động của cơ quan nhà nước được đẩy mạnh, hầu hết các sở, ban, ngành đều đã được trang bị các phần mềm phục vụ công tác chuyên ngành: thư điện tử, website, phần mềm một cửa điện tử, quản lý cán bộ công chức, quản lý thanh tra, khiếu nại, tố cáo, cấp phép đầu tư, quản lý doanh nghiệp, … 95% số sở, ban, Uỷ ban nhân dân cấp huyện đã được trang bị phần mềm quản lý văn bản, phục vụ quản lý điều hành. Một số cơ sở dữ liệu cũng đã được xây dựng, phục vụ quản lý điều hành: cơ sở dữ liệu cán bộ, công chức, viên chức, cơ sở dữ liệu thu chi ngân sách, cơ sở dữ liệu văn bản quy phạm pháp luật, cơ sở dữ liệu giáo viên, cơ sở dữ liệu đất đai, cơ sở dữ liệu GIS nền, cơ sở dữ liệu thông tin thị trường lao động,… tỉnh đang tiến hành xây dựng cơ sở dữ liệu doanh nghiệp, cơ sở dữ liệu dân cư.

          Công tác đảm bảo an toàn thông tin đã được quan tâm sâu sát, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã ban hành Chỉ thị riêng về bảo đảm an toàn thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước (Chỉ thị 25/CT-UBND). Các thiết bị đảm bảo an toàn thông tin được trang bị, phần mềm chống virus máy tính được mua sắm; 66% mạng LAN được bảo vệ bởi tường lửa, hệ thống phát hiện và phòng chống xâm nhập; Tỷ lệ máy tính được trang bị phần mềm chống virus đạt trên 90%. Theo kế hoạch, đến cuối năm 2012, sẽ trang bị chuẩn hoá hạ tầng bảo mật cho 100% các cơ quan nhà nước.

          Xác định nguồn nhân lực là yếu tố then chốt trong việc triển khai ứng dụng Công nghệ thông tin, tỉnh đã ban hành nhiều chính sách nhằm đảm bảo nguồn nhân lực đủ về chất và lượng đáp ứng nhu cầu ứng dụng Công nghệ thông tin. Hiện đã xây dựng, đào tạo một lực lượng đáp ứng cán bộ đủ khả năng phối hợp triển khai ứng dụng Công nghệ thông tin tại 100% cơ quan hành chính cấp tỉnh, Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.

          Trên đây là những thành tựu bước đầu về công nghệ thông tin của Tỉnh, để thực hiện quy hoạch Công nghệ thông tin của Tỉnh, xây dựng Chính quyền điện tử hướng tới mục tiêu xây dựng thành phố điện tử năm 2020, trước hết tỉnh Bình Dương cần phải giải quyết một số vấn đề như liên thông tích hợp dữ liệu giữa các ứng dụng, sử dụng chung cơ sở hạ tầng Công nghệ thông tin trên cơ sở ứng dụng những thành tựu công nghệ tiên tiến nhằm tăng tính hiệu quả của việc đầu tư, sử dụng, vận hành các hệ thống, …


Lượt xem: 171

Thống kê truy cập

Đang truy cập:333

Tổng truy cập: 18902431