Truy cập nội dung luôn

Sở công thương Bình dương

Binh duong department of Industry and trade

Sản xuất công nghiệp tháng 5: Tiếp tục giữ vững “phong độ”

2011-06-03 16:56:00.0

Thống kê của Bộ Công Thương cho thấy, giá trị sản xuất công nghiệp tháng 5 ước đạt 74 nghìn tỷ đồng, tăng 14,2% so với cùng kỳ, tính chung 5 tháng ước đạt 343,5 nghìn tỷ đồng, tăng 14,2% so với cùng kỳ, trong đó: khu vực kinh tế Nhà nước tăng 5,2%; khu vực kinh tế ngoài Nhà nước tăng 17,1%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 16,9%.



Dệt may tiếp tục là ngành xuất khẩu chủ lực trong tháng 5

Thống kê của Bộ Công Thương cho thấy, giá trị sản xuất công nghiệp tháng 5 ước đạt 74 nghìn tỷ đồng, tăng 14,2% so với cùng kỳ, tính chung 5 tháng ước đạt 343,5 nghìn tỷ đồng, tăng 14,2% so với cùng kỳ, trong đó: khu vực kinh tế Nhà nước tăng 5,2%; khu vực kinh tế ngoài Nhà nước tăng 17,1%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 16,9%.
 

 

 

Đáng chú ý nhất trong các ngành công nghiệp chủ lực thời gian qua chính là ngành điện. Mặc dù các tháng mùa khô năm 2011 được báo trước là sẽ gặp nhiều khó khăn trong cấp điện nhưng tính đến thời điểm này, do thời tiết khá mát mẻ cộng với nhu cầu điện không tăng cao như dự báo nên tình trạng cắt điện luân phiên để tiết giảm điện đã không xảy ra ngay cả trong những tháng cao điểm của mùa khô (tháng 4, 5). Riêng lượng điện sản xuất tháng 5 ước đạt 8,57 tỷ kWh, tăng 8,8% so với tháng 5/2010; tính chung 5 tháng ước đạt 39,37 tỷ kWh, tăng 9,3% so với cùng kỳ. Trong tỷ trọng 7,33 tỷ kWh điện tiêu thụ tháng 5, điện cung cấp cho công nghiệp và xây dựng tăng 15,6%, chiếm tỷ trọng 53,7%, tiếp tục khẳng định sự phát triển mạnh của sản xuất công nghiệp.

Việc khai thác khí tại các mỏ trong nước và nước ngoài trong tháng 5 cũng tương đối ổn định, an toàn với tổng sản lượng khai thác quy dầu ước đạt 2triệu tấn, tăng 103,5% so với tháng 4; tính chung 5 tháng ước đạt 10,1 triệu tấn, bằng 43,1% kế hoạch năm. Khai thác dầu thô tháng 5 ước đạt 1,2 triệu tấn, tăng 2,8% so với tháng 4; tính chung 5 tháng ước đạt 6,02 triệu tấn, bằng cùng kỳ năm trước. Khai thác khí thiên nhiên tháng 5 ước đạt 0,84 tỷ m3, tăng 4,5% so với tháng 4; tính chung 5 tháng ước đạt 3,98 tỷ m3, bằng cùng kỳ năm trước. Tính đến hết tháng 5, sản lượng khí hoá lỏng LPG ước đạt 244 nghìn tấn, tăng 22% so với cùng kỳ, sản lượng xăng, dầu các loại ước đạt 2,4 triệu tấn, tăng 36,6% so với cùng kỳ.

Giữ vững tốc độ ổn định, an toàn và tăng trưởng là sản xuất và tiêu thụ than. Trong tháng 5, sản lượng than sạch ước đạt 3,98 triệu tấn, tăng 7,5% so với tháng 5/2010, tính chung 5 tháng ước đạt 19,2 triệu tấn, tăng 5,5% so với cùng kỳ (trong khi 4 tháng là 3,1%). Đồng thời giữ vững mục tiêu khai thác nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước, lượng tiêu thụ 5 tháng ước đạt 19,1 triệu tấn, trong đó: tiêu thụ trong nước ước đạt 12,8 triệu tấn, tăng 33,3%; xuất khẩu tháng 5 tuy đã gấp đôi so với tháng 5 nhưng 5 tháng cũng chỉ đạt chỉ đạt 6,3 triệu tấn, chỉ bằng 76,5% cùng kỳ.

Trước ảnh hưởng của Nghị quyết 11 nhằm cắt giảm đầu tư công, tạm hoãn, dừng các công trình chưa cần thiết, sản lượng thép tháng 5 đã giảm dần so với những tháng đầu năm, tuy nhiên vẫn tăng so với cùng kỳ. Cụ thể, sản lượng thép sản suất 5 tháng ước đạt gần 2,3 triệu tấn, tăng 3,4% so với cùng kỳ

Vẫn giữ vững vị thế đầu tàu trong các ngành xuất khẩu chủ lực, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng dệt và may mặc ước đạt 5,1 tỷ USD, tăng 35,6% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, đối với ngành da giày, sản xuất giày thể thao 5 tháng ước đạt 136,1 triệu đôi, tăng 15%; giầy, dép, ủng giả da các loại ước đạt 21,3 triệu đôi, tăng 3,8% (trong khi 4 tháng tăng 4,5%). Kim ngạch xuất khẩu giầy dép tháng 5 ước đạt gần 2,4 tỷ USD, tiếp tục đứng thứ ba sau hàng dệt, may mặc và dầu thô. Tuy là đầu vụ hè nhưng hầu hết các doanh nghiệp đã ký các đơn hàng đến hết quý III.

Từng bước khẳng định chất lượng và đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng trong nước nên sản xuất giấy tháng 5 tương đối ổn định và tăng trưởng, lượng giấy nhập khẩu có dấu hiệu giảm. Sản lượng giấy, bìa các loại tháng 5 ước đạt 169,2 nghìn tấn, tăng 5,8% so với tháng 4 và tăng 17,9% so với tháng 5/2010; tính chung 5 tháng ước đạt 778,1 nghìn tấn, tăng 12% so với cùng kỳ. Để bình ổn thị trường, kể từ ngày 1/6, sản phẩm giấy vở học sinh sẽ được Hà Nội đưa vào diện bình ổn giá.

Sản xuất công nghiệp duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định là dấu hiệu tích cực, tuy nhiên, điểm yếu nhất của các DN sản xuất công nghiệp hiện vẫn là chú trọng phát triển bề rộng chứ chưa duy trì phát triển chiều sâu, từ đó lợi nhuận thu được chưa cao. Do vậy, để duy trì sản xuất và đạt lợi nhuận cao nhất, trong tháng 6 và những tháng cuối năm, các DN được khuyến cáo tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, áp dụng KHCN nhằm giảm giá thành sản xuất, thực hiện các chính sách nhằm hạn chế nhập khẩu các mặt hàng không thiết yếu, hàng tiêu dùng xa xỉ, góp phần kiềm chế nhập siêu.


Lượt xem: 240

Thống kê truy cập

Đang truy cập:390

Tổng truy cập: 18355705