Truy cập nội dung luôn

Sở công thương Bình dương

Binh duong department of Industry and trade

Khuyến công góp phần làm giàu cho các địa phương

2013-09-19 21:18:00.0

Nhờ có chương trình khuyến công, đời sống của người dân không chỉ được nâng lên mà còn góp phần trong việc tái cơ cấu kinh tế, tăng năng suất lao động và làm giàu cho kinh tế của các địa phương.

Nhờ có chương trình khuyến công, đời sống của người dân không chỉ được nâng lên mà còn góp phần trong việc tái cơ cấu kinh tế, tăng năng suất lao động và làm giàu cho kinh tế của các địa phương.


                     Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh

Đó là đánh giá chung của nhiều đại biểu tại Hội nghị Công tác khuyến công 20 tỉnh- thành khu vực phía Nam lần thứ tư tổ chức tại tỉnh Long An vào cuối tuần qua.

Ông Đỗ Xuân Hạ - Cục trưởng Cục Công nghiệp địa phương (Bộ Công Thương)- đánh giá, trong những năm qua, hoạt động khuyến công đã và đang tích cực thực hiện kế hoạch sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở các địa phương, hoạt động này góp phần tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ thị trường, đồng thời tìm ra nhiều giải pháp làm ăn kinh tế mới, mạng lại hiệu qủa cao.

Theo Cục Công nghiệp địa phương, tổng kinh phí khuyến công của 20 tỉnh thành khu vực phía Nam thực hiện trong năm 2012 là 52,561 tỷ đồng, đạt 78,66% so với kế hoạch, trong đó kinh phí quốc gia là 14,368 tỷ đồng (chiếm 21,67% tổng khi phí khuyến công quốc gia toàn quốc); kinh phí địa phương là 38,193 tỷ đồng, đạt 80,65% so với kế hoạch (47,356 tỷ đồng), chiếm 30,04% tổng kinh phí quốc gia.

Trong thời gian gần đây, công tác quản lý nhà nước về khuyến công được tổ chức có hệ thống, đầu tư sâu hơn, kết nối hoạt động ngày càng hiệu quả. Công tác xây dựng, thẩm định đề án, tổ chức thực hiện đề án khuyến công tại nhiều đia phương đã có chuyển biến rõ rệt. Nhiều trung tâm khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp đã được nâng cấp, các giải pháp về KC được nâng cao, đặc biệt là phát triển mảng công nghiệp ở nông thôn.

Ông Nguyễn Minh Tuấn- Phó giám đốc Sở Công Thương tỉnh Cà Mau- nhìn nhận, các đề án khuyến công hiện nay vẫn thường tập trung chủ yếu vào các cơ sở nhỏ, năng lực tài chính yếu, trong khi định mức hỗ trợ cho mỗi đề án theo quy định còn thấp, nội dung hỗ trợ đôi khi còn khó xác định trên thực tế, do vậy chưa tác động mạnh đến việc khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp ở nông thôn đầu tư vốn phát triển công nghiệp.

Tại hội nghị, có ý kiến cho rằng, các cơ sở công nghiệp ở vùng nông thôn ngoài việc thiếu vốn để kinh doanh còn hạn chế về nhiều mặt, trong đó là hạn chế về kỹ thuật, công nghệ, thị trường, nhất là các kiến thức về kỹ năng quản trị doanh nghiệp. Chưa hết, công tác xây dựng kế hoạch, công tác kiểm tra, giám sát, tháo gỡ khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện.

Để chương trình khuyến công quốc gia thực sự là “chiếc phao” làm thay đổi cơ cấu sản xuất và nâng cao đời sống cho người dân, bà Trần Thị Hường, Giám đốc Sở Công thương tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, kiến nghị: Cục Công nghiệp địa phương cần căn cứ vào chương trình khuyến công quốc gia đã được phê duyệt, xây dựng chương trình KC quốc gia cho từng khu vực, có định hướng chiến lược, mục tiêu cụ thể, rõ ràng. Theo đó, hỗ trợ các tỉnh trong việc xây dựng kế hoạch KC từng giai đoạn gắn liền với thế mạnh của từng địa phương.

Theo ông Đỗ Xuân Hạ, từ nay đến cuối năm, chương trình khuyến công cần tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của các cơ sở công nghiệp nông thôn; tăng cường công tác đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, phổ biến văn bản, quy định mới…

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đánh giá, mặc dù tỷ lệ trong các mục tiêu, kế hoạch hoạt động khuyến công tại khu vực phía Nam chưa cao nhưng cũng đã góp phần trong việc tái cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, nâng cao đời sống của nhân dân, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư trong sản xuất, kinh doanh…

Để chương trình khuyến công thật sự là “đòn bẩy” để vực dậy hoạt động kinh tế ở các vùng thôn, Thứ trưởng Trần Tuấn Anh yêu cầu, các cơ quan, đơn vị liên quan đến hoạt động khuyến công tăng cường giám sát, đổi mới tư duy làm việc, áp dựng phương pháp làm mới, hay hơn, hiệu quả hơn và coi đây là giải pháp quan trọng trong việc thúc đẩy hỗ trợ sản xuất công nghiệp nông thôn tại các địa phương.


Lượt xem: 248

Thống kê truy cập

Đang truy cập:374

Tổng truy cập: 18353343