Truy cập nội dung luôn

Sở công thương Bình dương

Binh duong department of Industry and trade

Hội nhập: Chính sách về phòng vệ thương mại vào thị trường châu Âu

2022-03-03 22:20:00.0

Hội nhập: Chính sách về phòng vệ thương mại vào thị trường châu Âu

Hệ thống các quy định về phòng vệ thương mại của EU được xây dựng và thực thi trên cơ sở các quy định của WTO nhằm mục đích: (1) Tái thiết lập môi trường cạnh tranh công bằng cho ngành sản xuất nội địa của EU khi bị thiệt hại hoặc đe doạ thiệt hại đáng kể do hàng nhập khẩu bán phá giá hoặc trợ cấp; (2) Khắc phục thiệt hại nghiêm trọng, tạo điều kiện cho ngành sản xuất nội địa điều chỉnh, thích nghi trong trường hợp có sự gia tăng đột biết hàng nhập khẩu là nguyên nhân chính gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại nghiêm trong cho ngành sản xuất nội địa EU.

Ảnh minh hoạ.

Các biện pháp phòng vệ thương mại được EU sử dụng gồm 03 biện pháp:

(1) Chống bán phá giá được Quy định số 2016/1036 ngày 08/06/2016 của Nghị viện và Hội đồng châu Âu về việc chống lại hàng nhập khẩu bán phá giá từ các quốc gia không phải thành viên của EU, được sửa đổi theo Quy định số 2017/2321 ngày 12/12/2017 của Nghị viện và Hội đồng châu Âu và Quy định số 2018/825 ngày 30/05/2018 của Nghị viện và Hội đồng châu Âu.

(2) Chống trợ cấp được Quy định số 2016/1037 ngày 08/06/2016 của Nghị viện và Hội đồng châu Âu về việc chống nhập khẩu hàng hoá trợ cấp từ các quốc gia không phải thành viên của EU, được sửa đổi theo Quy đinh số 2017/2321 ngày 12/12/2017 và Quy định số 2018/825 ngày 30/05/2018 của Nghị viện và Hội đồng châu Âu.

(3) Biện pháp tự vệ được Quy định số 2015/478 ngày 11/03/2015 của Nghị viện và Hội đồng châu Âu về các quy định chung liên quan đến nhập khẩu (áp dụng cho các nước thành viên WTO) và Quy định 2015/755 ngày 29/04/2015 của Nghị viện và Hội đồng châu Âu về các quy định chung liên quan đến nhập khẩu áp dụng cho các nước không phải là thành viên WTO.

Việc gia tăng các biện pháp tự vệ hay bảo hộ thương mại được nhiều quốc gia xem xét sử dụng hoặc đang sử dụng nhằm bảo vệ các ngành sản xuất trong nước, đặc biệt là khi dịch bệnh làm hoạt động sản xuất đình đốn. Đề xuất Công cụ chống áp bức (ACI) rõ ràng là thông điệp cho thấy EU sẽ quyết tâm bảo vệ lợi ích của khối trong môi trường thương mại quốc tế.


Thanh Tâm – P.QLTM

Lượt xem: 8458

Thống kê truy cập

Đang truy cập:456

Tổng truy cập: 18367718