SỞ CÔNG THƯƠNG BÌNH DƯƠNG

BINH DUONG DEPARTMENT OF INDUSTRY AND TRADE  

CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CÁC-BON TẠI VIỆT NAM
Cỡ chữ: A+ A A- In bài viết: 🔼Tăng tương phản 🔽Giảm tương phản

Ngày 24/01/2025, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 232/QĐ-TTg, phê duyệt Đề án "Thành lập và phát triển thị trường các-bon tại Việt Nam". Đây là cột mốc quan trọng trong việc thực hiện cam kết của Việt Nam về giảm phát khí thải nhà kính, hướng tới mục tiêu đạt phát ròng ròng bằng "0" vào năm 2050.

 

anh tin bai

Ảnh minh họa (nguồn PetroTimes)

Mục tiêu và định hướng

Xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở hạ tầng và vận hành sàn giao dịch các-bon trong nước vào năm 2025.

Chính thức vận hành sàn giao dịch các-bon trong nước từ năm 2029, với cơ chế giao dịch hiện đại và minh bạch.

Phát triển thị trường theo mô hình tập trung, dưới sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước, đảm bảo lợi ích quốc gia và các chủ thể tham gia.

Nội dung chính của Đề án

Thị trường các-bon tại Việt Nam sẽ bao gồm các hàng hóa như:

Hạn ngạch phát thải khí nhà kính được phân bổ cho các cơ sở thuộc Danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính do Thủ tướng Chính phủ ban hành theo phương thức miễn phí và phương thức đấu giá.

Tín chỉ các-bon thu được từ các chương trình, dự án theo cơ chế bù trừ, tín chỉ các-bon trong nước và quốc tế như cơ chế phát triển sạch (CDM), Cơ chế tín dụng chung (JCM), hoặc Cơ chế theo Điều 6 Thỏa thuận Paris.

Các giao dịch hạn ngạch phát thải khí nhà kính, tín chỉ các-bon được thực hiện trên sàn giao dịch các-bon trong nước. Sàn Giao dịch chứng khoán Hà Nội xây dựng và cung ứng dịch vụ sàn giao dịch các-bon trong nước.

Lộ trình triển khai

Giai đoạn 2025-2028 : Thực hiện thí điểm trên phạm vi toàn quốc, hoàn thiện khung pháp lý và nâng cao năng lực cho các chủ thể tham gia.

Giai đoạn từ 2029 : Vận hành chính thức thị trường các-bon trên toàn quốc, mở rộng quy mô và kết nối với thị trường quốc tế.

Ý nghĩa của Đề án

Đề án này không chỉ giúp Việt Nam thực hiện các cam kết với quốc tế về giảm phát thải khí nhà kính đã cam kết tại Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) mà còn tạo điều kiện phát triển kinh tế bền vững, tăng cường năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp trong nước. Đồng thời, thị trường các bon sẽ mở ra cơ hội thu hút các nguồn lực tài chính mới phục vụ hoạt động giảm phát khí khí nhà kính.

Việc phê duyệt và phát triển Đề án khẳng định quyết tâm của Việt Nam trong việc bảo vệ môi trường, ứng phó với biến khí hậu và phát triển kinh tế xanh.

Hoàng Ái (Phòng QLNL&KTAT)

Đánh giá - Nhận xét

  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
  • 0