Chức năng nhiệm vụ Phòng quản lý thương mại
Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Quản lý Thương mại
I. Tham mưu cho Giám đốc Sở quản lý nhà nước về thương mại nội địa.
1. Thương mại nội địa
- Tham mưu về quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách, chương trình, đề án,… và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt, gồm các loại hình: chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, hệ thống các cửa hàng, hợp tác xã thương mại dịch vụ, hệ thống đại lý thương mại, nhượng quyền thương mại, xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng và các loại hình thương mại khác theo yêu cầu của Bộ Công Thương và tình hình thực tế tại địa phương;
- Hướng dẫn, quản lý hoạt động thương mại, gồm: xúc tiến đầu tư phát triển hạ tầng thương mại theo quy hoạch, phát triển chợ nông thôn, đôn đốc huyện, thị xã, thành phố giải tỏa các điểm mua bán tự phát, ổn định trật tự kinh doanh theo hướng văn minh thương mại;
- Thẩm định hồ sơ, thủ tục cấp mới, thu, đổi các loại giấy phép kinh doanh đối với mặt hàng hạn chế kinh doanh: bán buôn rượu, bán buôn thuốc lá; giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đối với mặt hàng kinh doanh có điều kiện: xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng; ban hành văn bản phân hạng siêu thị, trung tâm thương mại; chủ trì, phối hợp thẩm định hồ sơ thiết kế công trình xây dựng thương mại như: chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, xăng dầu, kho hàng hóa theo thẩm quyền quy định; báo cáo tình hình và đề xuất giải pháp các vấn đề liên quan đến các loại hình hoạt động kinh doanh nói trên;
- Tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách khuyến khích mở rộng mạng lưới kinh doanh, phát triển các tổ chức liên kết lưu thông hàng hoá, kết nối cung cầu, hình thành các kênh lưu thông hàng hoá ổn định từ sản xuất đến tiêu dùng trên địa bàn tỉnh;
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhằm bảo đảm cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu, bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu và sách, tập, dụng cụ học sinh nhằm thúc đẩy thị trường nội địa phát triển;
- Tổng hợp các thông tin thị trường trên địa bàn tỉnh về tổng mức lưu chuyển hàng hoá, tổng cung, tổng cầu, mức dự trữ lưu thông của các mặt hàng thiết yếu. Đề xuất với cấp có thẩm quyền giải pháp điều tiết lưu thông hàng hóa trong từng thời kỳ;
2. Xúc tiến thương mại nội địa: thực hiện công tác quản lý nhà nước về hoạt động xúc tiến thương mại. Gồm:
- Quản lý hoạt động xúc tiến thương mại của các doanh nghiệp, gồm: xác nhận thông báo thực hiện khuyến mại; xác nhận đăng ký thực hiện, sửa đổi bổ sung chương trình khuyến mại; xác nhận đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại; xác nhận đăng ký tổ chức hội nghị, hội thảo giới thiệu sản phẩm và giám sát việc thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại nêu trên;
- Phối hợp Trung tâm Xúc tiến thương mại thực hiện các vấn đề liên quan đến hoạt động xúc tiến thương mại tại địa phương (thực hiện các Chương trình kết nối cung cầu, đưa hàng Việt về nông thôn, Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt…) theo quy định của pháp luật;
3. Về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: Phối hợp cơ quan liên quan thực hiện công tác quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Cụ thể:
- Xây dựng Đề án, Chương trình, kế hoạch tổ chức thực hiện các văn bản quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
- Hướng dẫn, xác nhận hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung tại địa phương theo quy định của pháp luật bảo vệ người tiêu dùng;
4. Nhiệm vụ khác: tham mưu xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực An toàn giao thông, phòng chống lụt bão…
II. Tham mưu cho Giám đốc Sở quản lý nhà nước về kinh tế ngoại thương và hội nhập kinh tế quốc tế.
1. Về kinh tế ngoại thương
- Thẩm định hồ sơ, thủ tục cấp mới, thu, đổi các loại giấy phép kinh doanh đối với các hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
- Xây dựng đề án kế hoạch, chính sách quản lý, phát triển hoạt động ngoại thương tại địa phương, phát triển thị trường trong khu vực và thế giới, hội nhập kinh tế trong từng thời kỳ;
- Hướng dẫn, tổ chức thực hiện, kiểm tra tình hình thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và các biện pháp quản lý ngoại thương theo quy định;
- Cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động ngoại thương và quản lý ngoại thương theo quy định của pháp luật về tiếp cận thông tin;
- Phối hợp Thanh tra Sở thực hiện thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về quản lý ngoại thương theo thẩm quyền;
- Duy trì, cập nhật, cung cấp thông tin cho các hệ thống thông tin về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu, xúc tiến thương mại;
- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất phục vụ công tác quản lý nhà nước về ngoại thương tren địa bàn tỉnh Bình Dương.
2. Xúc tiến thương mại nước ngoài
- Triển khai thực hiện các chính sách xúc tiến thương mại hỗ trợ hoạt động ngoại thương
- Xây dựng, thực hiện các chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường, xây dựng, quảng bá phát triển thương hiệu sản phẩm, hàng hóa nhằm phát triển hoạt động ngoại thương phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong từng thời kỳ;
- Xây dựng cơ chế, chính sách thực hiện các hoạt động kết nối giao thương, tham gia hệ thống phân phối ở nước ngoài và tại Việt Nam;
- Hỗ trợ phát triển, vận hành hạ tầng thương mại, logistics trên địa bàn tỉnh phục vụ hoạt động ngoại thương; hỗ trợ nghiên cứu, phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa; đào tạo, nâng cao năng lực thương nhân trong xúc tiến thương mại, phát triển thị trường và các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.
3. Về xuất nhập khẩu
- Tổ chức thực hiện các chính sách, kế hoạch, chương trình, đề án phát triển và đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá;
- Quản lý hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, gồm: xác nhận bản cam kết nhập khẩu thép phục vụ sản xuất, gia công; xét duyệt hồ sơ xác nhận danh hiệu doanh nghiệp xuất khẩu có uy tín trên địa bàn tỉnh; kiểm tra năng lực sản xuất xuất khẩu của các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn theo quy định; phối hợp quản lý hoạt động của Hội, Hiệp hội liên quan đến lĩnh vực xuất nhập khẩu;
- Tham gia Tổ công tác nắm tình hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương khảo sát tình hình hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp; tham mưu đề xuất giải quyết những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, hiệp hội xuất khẩu; tổng hợp, phân tích, đánh giá và dự báo tình hình xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh;
- Tổng hợp, báo cáo tình hình hoạt động xuất nhập của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, kiến nghị với Bộ Công Thương và UBND tỉnh giải quyết những vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp về hoạt động xuất nhập khẩu.
- Thẩm định hồ sơ, thủ tục cấp mới, thu, đổi các loại giấy phép thành lập Văn phòng đại diện cho thương nhân nước ngoài tại Bình Dương; xác nhận đăng ký dấu nghiệp vụ giám định.
4. Về cạnh tranh, chống bán phá giá và chống trợ cấp
- Hướng dẫn tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về cạnh tranh, chống bán phá giá; chống trợ cấp và tự vệ trên địa bàn tỉnh; bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh trên địa bàn tỉnh. Đề xuất với các cơ quan có liên quan sửa đổi bổ sung các quy định, những văn bản đã ban hành không phù hợp với pháp luật cạnh tranh, chống bán phá giá, trợ cấp và tự vệ;
- Phối hợp Cục Quản lý cạnh tranh hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp (nếu có);
- Quản lý các hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật; xác nhận thông báo tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn của doanh nghiệp bán hàng đa cấp;
5. Về hội nhập kinh tế quốc tế
- Phối hợp tham mưu cho Ban chỉ đạo Hội nhập kinh tế quốc tế tỉnh xây chương trình hội nhập kinh tế quốc tế của Tỉnh cho từng giai đoạn;
- Triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch, biện pháp cụ thể về hội nhập kinh tế quốc tế do Ban chỉ đạo Hội nhập kinh tế quốc tế phân công;
- Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực Công thương theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh;
6. Thương mại điện tử: Thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về thương mại điện tử theo quy định của Bộ Công Thương và địa phương tỉnh.
7. Quản lý hoạt động logistic trên địa bàn tỉnh
- Tham mưu Lãnh đạo xây dựng và triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án phát triển và thu hút đầu tư vào ngành dịch vụ logistics.
- Phối hợp với các Sở, ngành có liên quan thẩm định chủ trương đầu tư có liên quan đến ngành dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh.
- Tham mưu cấp giấy phép kinh doanh thực hiện kinh doanh dịch vụ logistics theo nghị định 09/2018 và Nghị định 163/2018.