DIỄN ĐÀN LOGISTICS VIỆT NAM 2024 VỚI CHỦ ĐỀ "KHU THƯƠNG MẠI TỰ DO - GIẢI PHÁP ĐỘT PHÁ THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG LOGISTICS".
Trong 02 ngày 01 và
02 tháng 12 năm 2024, tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Bộ Công Thương phối hợp với
UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024 với chủ đề
"Khu thương mại tự do - Giải pháp đột phá thúc đẩy tăng trưởng
logistics".
Bộ trưởng Bộ Công Thương – Nguyễn
Hồng Diên phát biểu khai mạc
Trong
khuôn khổ diễn đàn tổ chức gồm 02 phiên:
+ Phiên
Hội Thảo Chuyên Đề diễn ra vào chiều ngày 01-12 với chủ đề: Khu Thương Mại Tự
Do - Cơ Hội Và Giải Pháp Hiện Thực Hóa
+ Phiên Toàn Thể Diễn Đàn diễn ra vào sáng ngày 02-12 với chủ đề: Khu
Thương Mại Tự Do - Giải Pháp Đột Phá Thúc Đẩy Tăng Trưởng Logistics.
Phiên Hội
thảo Chuyên đề do đồng chí Nguyễn Anh Sơn, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ
Công Thương Chủ trì.
Phiên Toàn Thể Diễn Đàn do Bộ trưởng Bộ
Công Thương
- Nguyễn Hồng Diên và Bí thư Tỉnh ủy
Bà Rịa - Vũng Tàu Phạm Viết Thanh chủ trì. Đặc biệt, phiên toàn thể vào sáng 2-12 có sự tham dự của Thủ tướng Chính
phủ Phạm Minh Chính. Cùng dự sự kiện có: Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và
Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh; lãnh
đạo các bộ, ngành, lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và khu
vực Đông Nam Bộ; đại diện các tổ chức quốc tế tại Việt Nam, các hiệp hội, doanh
nghiệp dịch vụ logistics, sản xuất và xuất nhập khẩu, các chuyên gia và các cơ
quan truyền thông, với tổng số hơn 2.000 đại biểu dự trực tiếp và trực tuyến
tại 2 phiên.
Thời gian qua, Đảng và Nhà nước Việt
Nam đã nhận thức được lợi ích của mô hình khu thương mại tự do (FTZ) và đang
tích cực chỉ đạo nghiên cứu về các khu thương mại tự do trên thế giới. Đây là
một loại hình khu kinh tế có thể mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam, góp phần
thúc đẩy dịch vụ logistics. Hiện tại Việt Nam chưa có khu thương mại tự do. Vừa
qua, thành phố Đà Nẵng đã được Quốc hội thông qua cơ chế thí điểm thành lập khu
thương mại tự do, là cơ sở để thí điểm nghiên cứu chính sách mới, làm tiền đề
để luật hóa các quy định về khu thương mại tự do cho cả nước. Trong bối cảnh
Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới, tham gia tích
cực vào các hiệp định thương mại tự do và với lợi thế địa kinh tế, việc nghiên
cứu, đề xuất triển khai xây dựng, thành lập và phát triển mô hình các khu
thương mại tự do nên được thực hiện sớm để tận dụng thời cơ, góp phần đưa ngành
dịch vụ logistics Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển và tham gia sâu hơn vào
chuỗi cung ứng logistics toàn cầu.
Để truyền tải thông điệp này, từng
bước thay đổi nhận thức của các cấp chính quyền và doanh nghiệp liên quan đến
việc thành lập, đầu tư, phát triển khu thương mại tự do nhằm thúc đẩy thương
mại, đầu tư và hội nhập kinh tế quốc tế, định hướng và khuyến khích các tập
đoàn logistics đa quốc gia cũng như các doanh nghiệp logistics lớn quan tâm,
chủ động hợp tác đầu tư trong việc vận hành chuỗi cung ứng để sớm nâng cao năng
lực cạnh tranh trong bối cảnh hiện nay, Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024 lấy
chủ đề là “Khu thương mại tự do - Giải pháp đột phá thúc đẩy tăng trưởng
logistics”. Đây cũng là chủ đề của Báo cáo Logistics Việt Nam 2024 được công bố
tại Diễn đàn.
Lễ công bố
Báo cáo Logistics Việt Nam 2024
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu
chỉ đạo tại Diễn đàn
Các tỉnh, thành phố đang đề xuất
Trung ương được triển khai khu thương mại tư do gồm có Hải Phòng, Đà Nẵng và Bà
Rịa-Vũng Tàu. Trong đó, Thành phố Đà Nẵng đã được Quốc hội ra Nghị quyết đồng ý thông qua việc thí điểm
thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng gắn với cảng biển Liên Chiểu để thực hiện
thí điểm các cơ chế, chính sách nhằm mục tiêu thu hút đầu tư, tài chính, thương
mại, du lịch và dịch vụ chất lượng cao.
Tỉnh Bình Dương cũng đề xuất quy
hoạch xây dựng hai khu thương mại tự do tại TP. Dĩ An và huyện Bàu Bàng đã được
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 790/QĐ-TTg ngày 03/8/2024 về việc phê
duyệt quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Khu FTZ An Bình tại khu vực Sóng Thần, TP. Dĩ An được nghiên cứu phát triển
theo mô hình Khu Thương mại tự do (diện tích quy hoạch 100 ha) gắn với Ga đường
sắt quốc tế An Bình – Sóng thần; nghiên cứu phát triển khu FTZ Bàu Bàng gắn
với trục tuyến đường sắt đi qua huyện Bàu Bàng khi có đủ điều kiện theo quy định dự kiến. Việc xây dựng hai khu thương mại tự do không chỉ mang lại
cơ hội cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu mà còn mở ra hướng đi mới cho các
ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp phụ trợ và dịch vụ tài chính, logistics
tại Bình Dương.
Bình Dương trở thành trung tâm vệ
tinh của khu vực Đông Nam Bộ
Bình Dương với vị trí trung tâm của khu vực
Đông Nam Bộ, là nơi tập kết hàng, tập trung các dịch vụ logistics phục vụ các
hoạt động sản xuất hàng hóa tại các khu, cụm công nghiệp; hình thành chuỗi cung ứng
hàng hóa từ nhà sản xuất đến các thị trường tiêu thụ trong nước và nước
ngoài.
Với việc hình thành 02 khu thương
mại tự do, Bình Dương kỳ vọng sẽ thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi mô hình
tăng trưởng mới từ dựa vào công nghiệp truyền thống sang mô hình công nghiệp
hiện đại và dịch vụ chất lượng cao (chú trọng dịch vụ logistics) gắn với việc
phát triển kinh tế số.