Truy cập nội dung luôn

Sở công thương Bình dương

Binh duong department of Industry and trade

Tìm kiếm nội dung hỏi đáp

Vui lòng điền tiêu đề câu hỏi hoặc tên người hỏi vào ô tìm kiếm dưới đây.
Thêm mới
Danh sách câu hỏi và câu trả lời

Khi có xảy ra tranh chấp người tiêu dùng có thể khiếu nại tới cơ quan nào?

  • Tác giả: Nguyễn Lợi

  • 11-11-2020 15:17

Khi có xảy ra tranh chấp người tiêu dùng có thể khiếu nại tới cơ quan nào?
Thông tin chi tiết

Ngày trả lời:

Trả lời:

Khi có xảy ra tranh chấp trong hoạt động khuyến mại của thương nhân, người tiêu dùng có thể khiếu nại tới các cơ quan quản lý nhà nước về thương mại bao gồm Sở Công Thương các tỉnh, thành phố, Bộ Công Thương và các cơ quan chức năng khác có liên quan. 33. Cơ quan nào là cơ quan chịu trách nhiệm bảo vệ người tiêu dùng? Trả lời: Điều 47 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định: - Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. - Bộ Công thương chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. - Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công thương thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. - Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại địa phương.

 

Trước khi thực hiện chương trình khuyến mại thương nhân có thể liên lạc với cơ quan nào để được hướng dẫn chi tiết?

  • Tác giả: Quốc Dũng

  • 11-11-2020 15:16

Trước khi thực hiện chương trình khuyến mại thương nhân có thể liên lạc với cơ quan nào để được hướng dẫn chi tiết?
Thông tin chi tiết

Ngày trả lời:

Trả lời:

Trước khi thực hiện chương trình khuyến mại, thương nhân có thể liên lạc với các cơ quan quản lý nhà nước về thương mại để được hướng dẫn chi tiết. Cụ thể: thương nhân có thể liên lạc trực tiếp với Sở Công Thương các tỉnh, thành phố - bộ phận quản lý về lĩnh vực thương mại hoặc liên lạc với Cục Xúc tiến thương mại - Bộ Công Thương

Các hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh bị xử lý theo quy định nào? Hình thức xử lý là như thế nào?

  • Tác giả: Trần Văn

  • 11-11-2020 15:13

Các hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh bị xử lý theo quy định nào? Hình thức xử lý là như thế nào?
Thông tin chi tiết

Ngày trả lời:

Trả lời:

Theo quy định Điều 46 Luật Cạnh tranh, doanh nghiệp bị cấm thực hiện các hoạt động khuyến mại sau đây: - Tổ chức khuyến mại mà gian dối về giải thưởng; - Khuyến mại không trung thực hoặc gây nhầm lẫn về hàng hoá, dịch vụ để lừa dối khách hàng; - Phân biệt đối xử đối với các khách hàng như nhau tại các địa bàn tổ chức khuyến mại khác nhau trong cùng một chương trình khuyến mại; - Tặng hàng hoá cho khách hàng dùng thử nhưng lại yêu cầu khách hàng đổi hàng hoá cùng loại do doanh nghiệp khác sản xuất mà khách hàng đó đang sử dụng để dùng hàng hóa của mình; - Các hoạt động khuyến mại khác mà pháp luật có quy định cấm. Theo quy định Điều 36 Nghị định số 120/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh, doanh nghiệp thực hiện một trong các hoạt động khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh sẽ bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng.

Doanh nghiệp vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu việc khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh thuộc một trong các trường hợp sau : - Hàng hoá, dịch vụ liên quan là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, trang thiết bị y tế, thuốc phòng và chữa bệnh cho người, thuốc thú y, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi và các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khoẻ; - Quy mô tổ chức khuyến mại thuộc phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên. Ngoài việc bị phạt tiền nêu trên, doanh nghiệp vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm: - Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh bao gồm cả tịch thu toàn bộ khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm; - Buộc cải chính công khai

Các Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có được phép thực hiện các chương trình khuyến mại không?

  • Tác giả: Phan Văn Mã

  • 11-11-2020 15:11

Các Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có được phép thực hiện các chương trình khuyến mại không?
Thông tin chi tiết

Ngày trả lời:

Trả lời:

Khoản 3 Điều 48 Luật Cạnh tranh và khoản 6 Điều 7 Nghị định số 110/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp quy định Doanh nghiệp bán hàng đa cấp bị cấm “Cho người tham gia nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế khác chủ yếu từ việc dụ dỗ người khác tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp”. Vì vậy, doanh nghiệp bán hàng đa cấp không được thực hiện các chương trình khuyến mại có đối tượng khách hàng của chương trình là người tham gia bán hàng đa cấp. Trên thực tế, theo phương thức bán hàng đa cấp thì chính người tham gia bán hàng đa cấp cũng có thể là người tiêu dùng. Vì vậy, khi doanh nghiệp bán hàng đa cấp thực hiện khuyến mại cho đối tượng là người tiêu dùng thì trong số khách hàng là người tiêu dùng cũng sẽ có thể bao gồm cả những người tham gia bán hàng đa cấp thuộc mạng lưới của doanh nghiệp. Do đó, về cơ bản các doanh nghiệp bán hàng đa cấp sẽ khó có thể thực hiện được các chương trình khuyến mại theo đúng quy định của pháp luật. 

Các hộ kinh doanh cá thể, nhỏ lẻ có được thực hiện các chương trình khuyến mại không? Thực hiện như thế nào?

  • Tác giả: Hoàng Duy

  • 11-11-2020 15:09

Các hộ kinh doanh cá thể, nhỏ lẻ có được thực hiện các chương trình khuyến mại không? Thực hiện như thế nào?
Thông tin chi tiết

Ngày trả lời:

Trả lời:

Các hộ kinh doanh cá thể, nhỏ lẻ nếu thuộc đối tượng là các cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh quy định tại khoản 3 Điều 2 của Luật Thương mại (không phải là thương nhân) thì vẫn được thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại quy định tại Nghị định số 37/2006/NĐ-CP như thương nhân, trừ các hoạt động được quy định tại Điều 11, Điều 12, Điều 13, Điều 34 và Điều 36 Nghị định này. Tuy nhiên, các đối tượng này khi thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại không bị pháp luật quy định phải thực hiện các thủ tục hành chính như đối với thương nhân.

Trường hợp thương nhân thực hiện khuyến mại cho các sản phẩm: sữa, thuốc chữa bệnh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật ngoài các quy định về thì phải thực hiện theo các quy định nào?

  • Tác giả: Hoàng Thị Thúy

  • 11-11-2020 15:06

Trường hợp thương nhân thực hiện khuyến mại cho các sản phẩm: sữa, thuốc chữa bệnh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật ngoài các quy định về thì phải thực hiện theo các quy định nào?
Thông tin chi tiết

Ngày trả lời:

Trả lời:

Trường hợp thương nhân thực hiện khuyến mại cho các sản phẩm: sữa, thuốc chữa bệnh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật thì ngoài các quy định về khuyến mại tại Luật thương mại, Nghị định số 37/2006/NĐ-CP, Thông tư số 07/TTLT-BTM-BTC thì thương nhân cũng phải tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành về lĩnh vực chuyên ngành.

Chi nhánh của thương nhân có được phép thực hiện khuyến mại không?

  • Tác giả: Phạm Viết Thanh

  • 11-11-2020 15:03

Chi nhánh của thương nhân có được phép thực hiện khuyến mại không?
Thông tin chi tiết

Ngày trả lời:

Trả lời:

Khoản 7 Điều 19 Luật Thương mại quy định: “Chi nhánh có quyền thực hiện các hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động thương mại khác (bao gồm xúc tiến thương mại) phù hợp với giấy phép thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tham gia”. Khoản 1 Điều 91 Luật Thương mại quy định: “Thương nhân Việt Nam, Chi nhánh của thương nhân Việt Nam, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có quyền tự tổ chức khuyến mại hoặc thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại thực hiện khuyến mại cho mình”. Như vậy, Chi nhánh của thương nhân được phép thực hiện khuyến mại cho hàng hóa chi nhánh trực tiếp sản xuất/ nhập khẩu hoặc dịch vụ chi nhánh trực tiếp cung ứng. 

Giá trị giải thưởng trong các chương trình khuyến mại có phải quy định cụ thể không? Nếu giá trị giải thưởng không được quy định cụ thể thì trong trường hợp có giải thưởng không có người trúng thưởng, thương nhân sẽ phải trích nộp 50% vào Ngân sách như thế nào?

  • Tác giả: Võ Thị Ánh

  • 11-11-2020 15:00

Giá trị giải thưởng trong các chương trình khuyến mại có phải quy định cụ thể không? Nếu giá trị giải thưởng không được quy định cụ thể thì trong trường hợp có giải thưởng không có người trúng thưởng, thương nhân sẽ phải trích nộp 50% vào Ngân sách như thế nào?
Thông tin chi tiết

Ngày trả lời:

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 37/2006/NĐ-CP, giá trị giải thưởng (giá trị hàng hóa, dịch vụ dung để khuyến mại) là chi phí mà thương nhân thực hiện khuyến mại bỏ ra để có được hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Thương nhân thực hiện khuyến mại không trực tiếp sản xuất, nhập khẩu hàng hóa hoặc không trực tiếp cung ứng dịch vụ dùng để khuyến mại, chi phí này được tính bằng giá thanh toán của thương nhân thực hiện khuyến mại để mua hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại. b) Hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại là hàng hóa của thương nhân đó trực tiếp sản xuất, nhập khẩu hoặc cung ứng dịch vụ, chi phí này được tính bằng giá thành hoặc giá nhập khẩu của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại. Như vậy, việc xác định giá trị giải thưởng trong các chương trình khuyến mại đã được pháp luật quy định cụ thể. Thương nhân khi công bố giá trị giải thưởng của các chương trình khuyến mại có trách nhiệm căn cứ theo các quy định nêu trên để xác định giá trị giải thưởng của chương trình khuyến mại. Trên thực tế, có một số chương trình khuyến mại mang tính may rủi có những trường hợp giải thưởng không xác định trước giá trị tuyệt đối mà việc xác định giá trị tuyệt đối của giải thưởng sẽ căn cứ vào điều kiện cụ thể khi khách hàng trúng thưởng. Trong các trường hợp này, sau khi xác định các điều kiện cụ thể khi khách hàng trúng thưởng thì thương nhân sẽ phải có trách nhiệm công bố chính xác giá trị tuyệt đối của giải thưởng theo đúng quy định của pháp luật và Thể lệ chương trình khuyến mại đã nêu. Việc trích nộp 50% trị giá giải thưởng đã công bố của chương trình khuyến vào Ngân sách nhà nước (nếu có giải thưởng không có người trúng thưởng) cũng sẽ được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật đã quy định.

Một số hình thức khuyến mại không bị pháp luật quy định hạn chế về thời gian thì thương nhân thực hiện như thế nào? Trường hợp thương nhân thực hiện khuyến mại trong nhiều năm thì mỗi năm có phải thông báo một lần không?

  • Tác giả: Lê Tiến Châu

  • 11-11-2020 14:54

Một số hình thức khuyến mại không bị pháp luật quy định hạn chế về thời gian thì thương nhân thực hiện như thế nào? Trường hợp thương nhân thực hiện khuyến mại trong nhiều năm thì mỗi năm có phải thông báo một lần không?
Thông tin chi tiết

Ngày trả lời:

Trả lời:

Hiện nay, ngoại trừ hình thức khuyến mại giảm giá và hình thức khuyến mại mang tính may rủi bị quy định hạn chế về thời gian thực hiện khuyến mại trong một chương trình khuyến mại và hạn chế về tổng thời gian thực hiện khuyến mại trong một năm thì các hình thức khuyến mại còn lại không bị quy định hạn chế về thời gian thực hiện. Do vậy, thương nhân khi thực hiện các hình thức khuyến mại này không bại hạn chế về thời gian khuyến mại nhưng cần phải thực hiện theo đúng các quy định về khuyến mại tại Luật Thương mại, Nghị định số 37/2006/NĐ-CP, Thông tư số 07/2007/TTLT-BTC-BTM và các quy định khác có liên quan của pháp luật hiện hành. Căn cứ theo quy định tại Điều 15, Điều 16 và Điều 17 Nghị định số 37/2006/NĐ-CP, thương nhân trước khi thực hiện mỗi một chương trình khuyến mại Một số trường hợp thương nhân thực hiện một khuyến mại có trách nhiệm phải thông báo/ đăng ký đến cơ quan quản lý nhà nước về thương mại có thẩm quyền. Vì vậy, dù thực hiện khuyến mại trong nhiều năm thì trước mỗi chương trình khuyến mại thương nhân vẫn phải thực hiện thủ tục thông báo/đăng ký thực hiện khuyến mại theo đúng quy định hiện hành. 

Giá trị giải thưởng trong các chương trình khuyến mại có phải quy định cụ thể không?

  • Tác giả: Đoàn Ngọc Thy

  • 11-11-2020 14:49

Giá trị giải thưởng trong các chương trình khuyến mại có phải quy định cụ thể không?
Thông tin chi tiết

Ngày trả lời:

Trả lời:

Nếu giá trị giải thưởng không được quy định cụ thể thì trong trường hợp có giải thưởng không có người trúng thưởng, thương nhân sẽ phải trích nộp 50% vào Ngân sách như thế nào? Trả lời: Theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 37/2006/NĐ-CP, giá trị giải thưởng (giá trị hàng hóa, dịch vụ dung để khuyến mại) là chi phí mà thương nhân thực hiện khuyến mại bỏ ra để có được hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Thương nhân thực hiện khuyến mại không trực tiếp sản xuất, nhập khẩu hàng hóa hoặc không trực tiếp cung ứng dịch vụ dùng để khuyến mại, chi phí này được tính bằng giá thanh toán của thương nhân thực hiện khuyến mại để mua hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại. b) Hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại là hàng hóa của thương nhân đó trực tiếp sản xuất, nhập khẩu hoặc cung ứng dịch vụ, chi phí này được tính bằng giá thành hoặc giá nhập khẩu của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại. Như vậy, việc xác định giá trị giải thưởng trong các chương trình khuyến mại đã được pháp luật quy định cụ thể. Thương nhân khi công bố giá trị giải thưởng của các chương trình khuyến mại có trách nhiệm căn cứ theo các quy định nêu trên để xác định giá trị giải thưởng của chương trình khuyến mại. Trên thực tế, có một số chương trình khuyến mại mang tính may rủi có những trường hợp giải thưởng không xác định trước giá trị tuyệt đối mà việc xác định giá trị tuyệt đối của giải thưởng sẽ căn cứ vào điều kiện cụ thể khi khách hàng trúng thưởng. Trong các trường hợp này, sau khi xác định các điều kiện cụ thể khi khách hàng trúng thưởng thì thương nhân sẽ phải có trách nhiệm công bố chính xác giá trị tuyệt đối của giải thưởng theo đúng quy định của pháp luật và Thể lệ chương trình khuyến mại đã nêu. Việc trích nộp 50% trị giá giải thưởng đã công bố của chương trình khuyến vào Ngân sách nhà nước (nếu có giải thưởng không có người trúng thưởng) cũng sẽ được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật đã quy định.

Thống kê truy cập

Đang truy cập:417

Tổng truy cập: 18316813