Truy cập nội dung luôn

Sở công thương Bình dương

Binh duong department of Industry and trade

Tìm kiếm nội dung hỏi đáp

Vui lòng điền tiêu đề câu hỏi hoặc tên người hỏi vào ô tìm kiếm dưới đây.
Thêm mới
Danh sách câu hỏi và câu trả lời

Hồ sơ đăng ký và tổ chức đánh giá hóa chất mới gồm những gì?

  • Tác giả: Huyền Trân

  • 29-03-2021 14:12

Hồ sơ đăng ký và tổ chức đánh giá hóa chất mới gồm những gì?
Thông tin chi tiết

Ngày trả lời:

Trả lời:

Điều 41 Thông tư số 28/2010/TT-BCT quy định hồ sơ đăng ký và tổ chức đánh giá hóa chất mới gồm:

1. Hồ sơ đăng ký hóa chất mới:

- Hóa chất mới chỉ được đưa vào sử dụng. lưu thông trên thị trường sau khi có kết quả đánh giá của tổ chức đánh giá hóa chất mới;

- Hồ sơ đăng ký hóa chất mới thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 44 Luật Hóa chất. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hóa chất mới phải lập 02 (hai) bộ hồ sơ đăng ký hóa chất mới gửi Bộ Công Thương (Cục Hóa chất);

- Trường hợp hóa chất mới đã được liệt kê ít nhất trong hai danh mục hóa chất nước ngoài, tổ chức, cá nhân sản xuất nhập khẩu hóa chất mới gửi hồ sơ đăng ký gồm:

+ Đơn đăng ký hóa chất mới;

+ Báo cáo tóm tắt đánh giá hóa chất kèm theo mã số CAS hoặc số UN của hóa chất mới ở hai danh mục hóa chất nước ngoài;

- Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hóa chất mới phải nộp hồ sơ, tài liệu quy định tại điiểm b, c khoản này đến Bộ Công Thương (Cục Hóa chất) trong thời gian ít nhất 30 (ba mươi) ngày làm việc.

            2. Tổ chức đánh giá hóa chất mới:

- Việc đánh giá hóa chất mới được thực hiện tại tổ chức khoa học về hóa học, y học và độc học môi trường có đủ năng lực chuyên môn do Bộ công Thương chỉ định;

- Kết quả của quá trình đánh giá là thông tin đầy đủ về các đặc tính của hóa chất, thông tin để xây dựng Phiếu an toàn hóa chất đối với các hóa chất mới có đặc tính nguy hiểm.

Thực hiện Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất như thế nào?

  • Tác giả: Bùi Minh

  • 19-02-2021 09:29

Thực hiện Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất như thế nào?
Thông tin chi tiết

Ngày trả lời:

Trả lời:

Thực hiện Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất

Điều 17 Thông tư số 20/2013/TT-BCT quy định:

- Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ hóa chất nguy hiểm, tổ chức, cá nhân phải bảo đảm đúng các nội dung đề ra tại Biện pháp đã được xác nhận.

- Biện pháp đã được xác nhận phải được lưu giữ tại cơ sở hóa chất và là căn cư để tổ chức, cá nhân thực hiện công tác kiểm soát an toàn tại cơ sở hóa chất.

- Trường hợp có sự thay đổi trong quá trình đầu tư và hoạt động làm thay đổi những nội dung đề ra trong Biện pháp đã được xác nhận, tổ chức, cá nhân phải gửi báo cáo về Sở Công Thương xem xét, quyết định.

Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 38/2014/NĐ-CP ngày 6/5/2014 của Chính phủ về quản lý hóa chất thuộc diện kiểm soát của Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học được sữa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 77/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ (sau đây gọi tắt là Nghị định số 38/2014/NĐ-CP) quy định: Hóa chất độc là bất kỳ hóa chất nào thông qua tác động hóa học của nó lên quá trình sống của con người hoặc động vật có thể gây tử vong, tê liệt tạm thời hoặc lâu dài gây ngộ độc cấp tính hoặc mãn tính, gây hủy hoại môi trường, môi sinh. Cụm từ này được áp dụng cho tất cả các loại hóa chất có đặc tính này, không phân biệt nguồn gốc, phương pháp sản xuất và cơ sở sản xuất.

Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 38/2014/NĐ-CP quy định: Tiền chất là hóa chất được sử dụng trong bất kỳ một công đoạn nào của một quá trình công nghệ khi phản ứng với hóa chất khác có thể tạo thành một hóa chất độc và có vai trò quyết định nhất về mặt độc tính của hóa chất độc đó.

Khoản 3 Điều 4 Nghị số 38/2014/NĐ-CP quy định: Hóa chất Bảng là hóa chất độc và tiền chất bị kiểm soát theo quy định của Công ước Cấm vũ khí hóa học và được phân loại thành hóa chất Bảng 1, hóa chất bảng 2 (bao gồm cả hóa chất 2A*; 2A và 2B) và hóa chất Bảng 3 theo mức độ độc tính giảm dần.

Khoản 4 Điều 4 Nghị định số 38/2014/NĐ-CP quy định: Chất chống bạo loạn là hóa chất không phải hóa chất Bảng nhưng có thể gây ra kích ứng nhanh có hại hoặc làm ảnh hưởng đến khả năng hoạt động nào đó của con người. Các tác động này sẽ hết sau một thời gian ngắn khi con người ngừng tiếp xúc với hóa chất.

Khoản 5 Điều 4 Nghị định số 38/2014/NĐ-CP quy định: Hóa chất khác là hóa chất không phải hóa chất Bảng được phăn thành hóa chất DOC và hóa chất DOC-PSF, trong đó:

- Hóa chất DOC là hóa chất hữu cơ riêng biệt, bao gồm tất cả các hợp chất có chứa cacbon, ngoại trừ các ôxít, sufua của nó và các cacbonat kim loại;

- Hóa chất DOC- PSF lag hóa chất hữu cơ riêng biệt có chứa một trong các nguyên tố như phốt pho, lưu huỳnh hoặc flo.

Những trường hợp nào phải xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất?

  • Tác giả: Bùi Minh

  • 19-02-2021 09:27

Những trường hợp nào phải xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất?
Thông tin chi tiết

Ngày trả lời:

Trả lời:

Những trường hợp nào phải xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất

Điều 12 Thông tư số 20/2013/TT-BCT quy định các trường hợp sau đây phải xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ưng phó sự cố hóa chất:

- Dự án hóa chất với khối lượng tồn trữ hóa chất lớn nhất tại một thời điểm nhỏ hơn khối lượng giới hạn quy định tại Phụ lục VII của Nghị định số 26/2011/NĐ-CP phải xây dựng Biện pháp trước khi dự án chính thức hoạt động.

- Cơ sở hóa chất với khối lượng tồn trữ hóa chất lớn nhất tại một thời điểm nhỏ hơn khối lượng giới hạn quy định tại Phụ lục VII của Nghị định số 26/2011/NĐ-CP.

- Các hóa chất chưa có khối lượng giới hạn quy định tại Phụ lịc VII của Nghị định số 26/2011/NĐ-CP phải xây dựng Biện pháp.

Nội dung Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất được quy định như thế nào?

Điều 13 thông tư số 20/2013/TT-BCT quy định bố cục, nội dung Biện pháp được quy định tại Phụ lục 7 kèm theo Thông tư này (xem phần phụ lục).

Cơ quan nào xác nhận Biện pháp cho các dự án và cơ sở hóa chất

Điều 14 Thông tư số 20/2013/TT-BCT quy định Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là cơ quan xác nhận Biện pháp cho các dự án và cơ sở hóa chất thuộc địa bàn quản lý.

Hồ sơ đề nghị xác nhận Biện pháp phòng chống ngừa, ứng phó sự cố hóa chất

Điều 15 Thông tư số 20/2013/TT-BCT quy định:

- Hồ sơ đề nghị xác nhận Biện pháp gồm các tài liệu quy định tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số 26/2011/NĐ-CP, cụ thể như sau:

+ Công văn đề nghị của tổ chức, cá nhân: theo mẫu tại Phụ lục 8 kèm theo Thông tư này;

+ Biện pháp gồm 05 (năm) bản, trường hợp cần nhiều hơn, tổ chức, cá nhân phải cung cấp thêm theo yêu cầu của cơ quan thẩm định;

+ Các tài liệu khác kèm theo (nếu có).

- Tổ chức, cá nhân nộp trực tiếp hồ sơ đề nghị thẩm định Biện pháp tại Sở Công Thương hoặc gửi qua đường bưu điện.

Việc xác nhận Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất dược thực hiện như thế nào

Điều 16 Thông tư số 20/2013/TT-BCT quy định:

- Thời hạn xác nhận Biện pháp không quá 20 (hai mươi) ngày làm việc, kể từ ngày tổ chức, cá nhân nộp đủ hồ sơ hợp lệ quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư này.

- Trong thời gian 04 (bốn) ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Công Thương phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân các nội dung hoặc tài liệu còn thiếu và thời hạn để hoàn chỉnh hồ sơ nếu hồ sơ không đầy đủ hoặc không hợp lệ.

- Thời hạn xác nhận Biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này không bao gồm thời gian tổ chức, cá nhân phải hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này.

- Trường hợp hồ sơ đề nghị xác nhận Biện pháp chưa đạt yêu cầu, Sở công Thương thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân, trong đó nêu rõ những nội dung cần chỉnh sữa, bổ sung và thời hạn hoàn chỉnh.

- Sở Công Thương tổ chức kiểm tra thực tế tại dự án, cơ sở hóa chất; xem xét, đánh giá và xác nhận Biện pháp, số lượng thành viên đoàn kiểm tra từ 03 (ba) đến 05 (năm) người. Mẫu biên bản kiểm tra quy định tại Phụ lục 9, mẫu xác nhận Biện pháp quy định tại Phụ lục 10 kèm theo Thông tư này.

Phê duyệt và thực hiện Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chấtđược quy định như thế nào?

  • Tác giả: Văn Lâm

  • 19-02-2021 08:12

Phê duyệt và thực hiện Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chấtđược quy định như thế nào?
Thông tin chi tiết

Ngày trả lời:

Hồng PhúcTrả lời:

Phê duyệt Kế hoạch được quy định 

tại Điều 10 Thông tư số 20/2013/TT-BCT quy định việc phê duyệt Kế hoạch như sau:

- Tổ chức, cá nhân xây dựng Kế hoạch gửi đến Cục Hóa chất 07 (bảy) bản Kế hoạch đã được thông qua có đóng dấu giáp lai quy định tại các điểm a, b khoản 6 Điều 9 Thông tư này.

- Cục Hóa chất trình lãnh đạo Bộ xem xét, phê duyệt Kế hoạch. Mẫu Quyết định phê duyệt Kế hoạch quy định tại Phụ lục 6 kèm theo Thông tư này.

- Trên cơ sở Kế hoạch được phê duyệt, Bộ Công Thương giao nhiệm vụ cho Cục Hóa chất chứng thực vào trang phụ bìa của bản Kế hoạch và gửi Quyết định phê duyệt kèm theo Kế hoạch cho tổ chức, cá nhân xây dựng Kế hoạch, các cơ quan, đơn vị thực hiện dự án hoặc nơi có cơ sở hóa chất bao gồm: Sở Công Thương; cơ quan quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy cấp tỉnh; cơ quan quản lý nhà nước về môi trường cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ban quản lý Khu công nghiệp, Khu ché xuất, Khu kinh tế (nếu có).

Việc thực hiện Kế hoạch được quy định 

tại Điều 11 Thông tư số 20/2013/TT-BCT quy định việc thực hiện Kế hoạch như sau:

- Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ hóa chất nguy hiểm, tổ chức, cá nhân phải bảo đảm đúng các yêu cầu đề ra tại Kế hoạch đã được phê duyệt.

- Bản Kế hoạch đã được phê duyệt phải được lưu giữ tại cơ sở hóa chất và là căn cứ để tổ chức, cá nhân thực hiện công tác kiểm soát an toàn tại cơ sở hóa chất.

- Hàng năm các cơ sở hóa chất phải tổ chức diễn tập phương án ứng phó sự cố hóa chất đã được xây dựng trong Kế hoạch với sự chứng kiến của đại diện Bộ Công thương hoặc Sở Công thương cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Trường hợp có sự thay đổi trong quá trình đầu tư và hoạt động làm thay đổi những nội dung đã được phê duyệt tại Kế hoạch, tổ chức, cá nhân phải gửi báo cáo về cục Hóa chất nghiên cứu trình lãnh đạo Bộ xem xét, quyết định.

Tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất được quy định như thế nào?

  • Tác giả: Văn Lâm

  • 19-02-2021 08:08

Tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất được quy định như thế nào?
Thông tin chi tiết

Ngày trả lời:

Hồng PhúcTrả lời:

Tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định Kế hoạch được quy định tại Điều 9 Thông tư số 20/2013/TT-BCT quy định tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định Kế hoạch như sau:

- Thành phần Hội đồng thẩm định gồm đại diện: Bộ Công Thương; Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; cơ quan quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy; cơ quan quản lý nhà nước về môi trường; Ban Quản lý các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, cụm công nghiệp (nếu có) nơi thực hiện dự án hoặc nơi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ, sử dụng hóa chất và các chuyên gia.

- Cơ cấu tổ chức của Hội đồng thẩm định: Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ tịch Hội đồng, Ủy viên phản biện và các Ủy viên. Tổng số thành viên Hội đồng thẩm định tối thiểu là 07 (bảy) người, tối đa là 09 (chín) người.

- Hội đồng thẩm định có trách nhiệm kiểm tra thực tế, tiến hành đánh giá, thẩm định Kế hoạch và chịu trách nhiệm về kết luận thẩm định.

- Hội đồng thẩm định hoạt động theo nguyên tắc thảo luận tập thể, công khai, trực tiếp giữa các thành viên trong Hội đồng và giữa Hội đồng với tổ chức, cá nhân xây dựng Kế hoạch. Mẫu biên bản họp của Hội đồng thẩm định quy định tại Phụ lục 5 kèm theo Thông tư này.

- Chủ tịch Hội đồng thẩm định kết luận thẩm định Kế hoạch theo nguyên tắc sau:

+ Kế hoạch được thông qua không phải chỉnh sữa, bổ sung nếu tất cả thành viên Hội đồng tham gia họp đồng ý thông qua;

+ Kế hoạch được thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung nếu có ít nhất 2/3 (hai phần ba) thành viên Hội đồng tham gia họp đồng ý thông qua hoặc thông qua với điều kiện phải chỉnh sữa, bổ sung;

+ Kế hoạch không được thông qua nếu có trên 1/3 (một phần ba) thành viên Hội đồng tham gai họp không đồng ý thông qua.

Cho thuê máy photocopy màu có phải đăng ký kinh doanh không?

  • Tác giả: lam sơn anh

  • 30-01-2021 21:45

Kính thưa quý cơ quan nhà nước , Hiện nay tôi đang nhập khẩu và phân phối các thiết bị máy văn phòng do nhu cầu mở rộng thị trường nên tôi triển khai bán hàng trên Website. Vậy cho tôi hỏi bán hàng trên website tôi có phải đăng ký không? nếu đăng ký thì đăng ký ở đâu? Xin cảm ơn quý cơ quan Website của tôi là : https://chothuemayphoto247.net/ CHO THUÊ MÁY PHOTOCOPY TẠI BÌNH DƯƠNG
Thông tin chi tiết

Ngày trả lời:

Hồng PhúcTrả lời:

Theo điều 13 Thông tư 47/2014/TT-BCT ngày 5/12/2014 của Bộ Công thương (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 21/2018/TT-BCT), đối tượng cần đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử gồm: thương nhân hoặc tổ chức có website thương mại điện tử trên đó cung cấp ít nhất một trong các dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử, khuyến mại trực tuyến hoặc đấu giá trực tuyến.

Ngoài các trường hợp này, hoạt động kinh doanh thương mại điện tử (kinh doanh online) không phải đăng ký, chỉ cần thông báo website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.

Như vậy, việc kinh doanh các mặt hàng như bạn đề cập sẽ không phải đăng ký website hay xin giấy phép của cơ quan nào. Tuy nhiên, bạn cần phải thông báo theo quy định tại Thông tư 47/2014/TT-BCT về quản lý web thương mại điện tử, như sau:

Điều 9. Quy trình thông báo

1. Việc tiếp nhận, xử lý thông báo website thương mại điện tử bán hàng được Bộ Công Thương thực hiện trực tuyến tại Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử tại địa chỉ www.online.gov.vn.

2. Thương nhân, tổ chức, cá nhân thiết lập website thương mại điện tử bán hàng truy cập vào Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử và thực hiện các bước sau:

Bước 1: Thương nhân, tổ chức, cá nhân đăng ký tài khoản đăng nhập hệ thống bằng việc cung cấp những thông tin sau:

- Tên thương nhân, tổ chức, cá nhân;

- Số đăng ký kinh doanh của thương nhân hoặc số quyết định thành lập của tổ chức hoặc mã số thuế cá nhân của cá nhân;

- Lĩnh vực kinh doanh/hoạt động;

- Địa chỉ trụ sở của thương nhân, tổ chức hoặc địa chỉ thường trú của cá nhân;

- Các thông tin liên hệ.

Bước 2: Trong thời hạn 3 ngày làm việc, thương nhân, tổ chức, cá nhân nhận kết quả từ Bộ Công Thương qua địa chỉ thư điện tử đã đăng ký về một trong các nội dung sau:

- Nếu thông tin đăng ký tài khoản đầy đủ, thương nhân, tổ chức, cá nhân được cấp một tài khoản đăng nhập hệ thống và tiến hành tiếp Bước 3;

- Nếu đăng ký tài khoản bị từ chối hoặc yêu cầu bổ sung, thương nhân, tổ chức, cá nhân phải tiến hành đăng ký lại hoặc bổ sung thông tin theo yêu cầu.

Bước 3: Sau khi được cấp tài khoản đăng nhập hệ thống, thương nhân, tổ chức, cá nhân tiến hành đăng nhập, chọn chức năng Thông báo website thương mại điện tử bán hàng và tiến hành khai báo thông tin theo mẫu.

 

Bước 4: Trong thời hạn 3 ngày làm việc, thương nhân, tổ chức, cá nhân nhận thông tin phản hồi của Bộ Công Thương qua địa chỉ thư điện tử đã đăng ký về một trong các nội dung sau:

- Xác nhận thông tin khai báo đầy đủ, hợp lệ;

- Cho biết thông tin khai báo chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ. Khi đó, thương nhân, tổ chức, cá nhân phải quay về Bước 3 để khai báo lại hoặc bổ sung các thông tin theo yêu cầu.

3. Thương nhân, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm theo dõi tình trạng xử lý hồ sơ qua thư điện tử hoặc tài khoản truy cập hệ thống đã được cấp để tiến hành cập nhật và chỉnh sửa thông tin theo yêu cầu.

4. Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được thông báo yêu cầu bổ sung thông tin ở Bước 4 theo quy định tại Khoản 2 Điều này, nếu thương nhân, tổ chức, cá nhân không có phản hồi thì hồ sơ thông báo sẽ bị chấm dứt và phải tiến hành thông báo lại hồ sơ từ Bước 3.

Điều 10. Xác nhận thông báo

1. Thời gian xác nhận thông báo: 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ thông báo đầy đủ, hợp lệ của thương nhân, tổ chức, cá nhân.

2. Khi xác nhận thông báo, Bộ Công Thương sẽ gửi cho thương nhân, tổ chức, cá nhân qua địa chỉ thư điện tử đã đăng ký một đoạn mã để gắn lên website thương mại điện tử bán hàng, thể hiện thành biểu tượng đã thông báo. Khi chọn biểu tượng này, người sử dụng được dẫn về phần thông tin thông báo tương ứng của thương nhân, tổ chức, cá nhân tại Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử.

Điều 11. Thay đổi, chấm dứt thông tin đã thông báo

1. Trong trường hợp có sự thay đổi một trong những thông tin quy định tại Khoản 2 Điều 53 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP hoặc ngừng hoạt động website thương mại điện tử bán hàng đã thông báo, thương nhân, tổ chức, cá nhân phải thông báo về Bộ Công Thương trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ khi có sự thay đổi thông tin hoặc ngừng hoạt động.

2. Việc thay đổi, chấm dứt thông tin thông báo về website thương mại điện tử bán hàng được thực hiện trực tuyến thông qua tài khoản truy cập hệ thống đã được cấp khi thương nhân, tổ chức, cá nhân tiến hành thông báo theo quy định tại Điều 9 Thông tư này.

3. Thời gian xác nhận việc thay đổi, chấm dứt thông tin thông báo: 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo đầy đủ, chính xác do thương nhân, tổ chức, cá nhân gửi về Bộ Công Thương theo quy định tại Khoản 2 Điều này.

Điều 12. Cập nhật thông tin thông báo định kỳ

1. Mỗi năm một lần kể từ thời điểm được xác nhận thông báo, thương nhân, tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ cập nhật thông tin thông báo bằng cách truy cập vào tài khoản trên Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử và khai báo thông tin theo mẫu.

2. Trong vòng 10 ngày kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ cập nhật thông tin, nếu thương nhân, tổ chức, cá nhân không tiến hành cập nhật, Bộ Công Thương sẽ gửi thông báo nhắc nhở thông qua tài khoản của thương nhân, tổ chức, cá nhân trên Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử. Trong vòng 15 ngày kể từ khi gửi thông báo nhắc nhở, nếu thương nhân, tổ chức, cá nhân vẫn không có phản hồi thì Bộ Công Thương hủy bỏ thông tin thông báo trên Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử.

Về nghĩa vụ thuế, theo điều 1 Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính (hướng dẫn thi hành một số quy định trong lĩnh vực quản lý thuế) Thông tư không quy định về hình thức kinh doanh nên dù kinh doanh trực tiếp hay kinh doanh qua mạng mà có doanh thu trên 100 triệu đồng/năm đều phải kê khai và nộp thuế theo quy định của pháp luật.

Về mức thu, thuế giá trị gia tăng là 1% trên tổng doanh thu nếu là hoạt động phân phối, cung cấp hàng hóa; với hoạt động kinh doanh khác thì tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 2%.

Về thủ tục kê khai, nộp thuế, bạn cần phải liên hệ với chi cục thuế nơi bạn sinh sống để được hướng dẫn cụ thể.

hồ sơ công bố sản phẩm

  • Tác giả: Nguyễn đình Sơn

  • 29-01-2021 17:54

Doanh Nghiệp sản xuất lắp ráp loa thùng, loa kéo muốn đưa sản phẩm ra thị trường thì cần những hồ sơ thủ tục gì, xin cảm ơn
Thông tin chi tiết

Ngày trả lời:

Trả lời:

Các thủ tục để đưa một sản phẩm ra thị trường

Tại Điều 3 Thông tư 28/2012/TT-BKHCN quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quy định như sau:

“1. Công bố hợp chuẩn là việc tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng.

2. Công bố hợp quy là việc tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng....”

Theo đó, đối với những sản phẩm có tiêu chuẩn, quy chuẩn thì cần thực hiện công bố hợp chuẩn, hợp quy. Do vậy, cần xác định sản phẩm mà bạn định đưa ra thị trường đã có tiểu chuẩn, quy chuẩn hay chưa. Nếu có thì trước hết sẽ tiến hành công bố hợp chuẩn, hợp quy.

Trình tự và hồ sơ đăng ký công bố hợp chuẩn được quy định tại Điều 8 và Điều 9 Thông tư 28/2012/TT-BKHCN như sau:

“Điều 8. Trình tự công bố hợp chuẩn

Việc công bố hợp chuẩn được thực hiện theo các bước sau:

1. Bước 1: Đánh giá sự phù hợp đối tượng của công bố hợp chuẩn với tiêu chuẩn tương ứng (sau đây viết tắt là đánh giá hợp chuẩn).

a) Việc đánh giá hợp chuẩn do tổ chức chứng nhận đã đăng ký (bên thứ ba) hoặc do tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn (bên thứ nhất) thực hiện.

Việc đánh giá hợp chuẩn được thực hiện theo phương thức đánh giá sự phù hợp quy định tại khoản 1 Điều 6 của Thông tư này;

b) Kết quả đánh giá hợp chuẩn quy định tại điểm a khoản 1 Điều này là căn cứ để tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn.

2. Bước 2: Đăng ký hồ sơ công bố hợp chuẩn tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức, cá nhân sản xuất đăng ký doanh nghiệp hoặc đăng ký hộ kinh doanh (sau đây viết tắt là Chi cục).

Điều 9. Hồ sơ đăng ký công bố hợp chuẩn

Tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn lập 02 (hai) bộ hồ sơ công bố hợp chuẩn, trong đó 01 (một) bộ hồ sơ nộp trực tiếp hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện tới Chi cục và 01 (một) bộ hồ sơ lưu giữ tại tổ chức, cá nhân. Thành phần hồ sơ được quy định như sau:

1. Trường hợp công bố hợp chuẩn dựa trên kết quả chứng nhận hợp chuẩn của tổ chức chứng nhận đã đăng ký (bên thứ ba), hồ sơ công bố hợp chuẩn gồm:

 

a) Bản công bố hợp chuẩn (theo Mẫu 2. CBHC/HQ quy định tại Phụ lục III Thông tư này);

b) Bản sao y bản chính giấy tờ chứng minh về việc thực hiện sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn (Giấy đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Quyết định thành lập hoặc Giấy tờ khác theo quy định của pháp luật);

c) Bản sao y bản chính tiêu chuẩn sử dụng làm căn cứ để công bố;

d) Bản sao y bản chính Giấy chứng nhận hợp chuẩn do tổ chức chứng nhận đã đăng ký cấp kèm theo mẫu dấu hợp chuẩn.

Trong quá trình xem xét hồ sơ, nếu cần thiết sẽ xem xét, đối chiếu với bản gốc hoặc yêu cầu bổ sung bản sao có chứng thực.

2. Trường hợp công bố hợp chuẩn dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh (bên thứ nhất), hồ sơ công bố hợp chuẩn gồm:

a) Bản công bố hợp chuẩn (theo Mẫu 2. CBHC/HQ quy định tại Phụ lục III Thông tư này);

b) Bản sao y bản chính giấy tờ chứng minh về việc thực hiện sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn (Giấy đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Quyết định thành lập hoặc Giấy tờ khác theo quy định của pháp luật);

c) Bản sao y bản chính tiêu chuẩn sử dụng làm căn cứ để công bố;

d) Trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn chưa được tổ chức chứng nhận đã đăng ký cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý (ISO 9001, ISO 22000, HACCP...), thì hồ sơ công bố hợp của tổ chức, cá nhân phải có quy trình sản xuất kèm theo kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng, áp dụng (theo Mẫu 1. KHKSCL quy định tại Phụ lục III Thông tư này) và kế hoạch giám sát hệ thống quản lý;

đ) Trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn được tổ chức chứng nhận đã đăng ký cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý (ISO 9001, ISO 22000, HACCP...), thì hồ sơ công bố hợp của tổ chức, cá nhân phải có bản sao y bản chính Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý còn hiệu lực;

e) Báo cáo đánh giá hợp chuẩn (theo Mẫu 5. BCĐG quy định tại Phụ lục III Thông tư này) kèm theo bản sao y bản chính Phiếu kết quả thử nghiệm mẫu trong vòng 12 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ công bố hợp chuẩn của tổ chức thử nghiệm đã đăng ký.

Trong quá trình xem xét hồ sơ, nếu cần thiết sẽ xem xét, đối chiếu với bản gốc hoặc yêu cầu bổ sung bản sao có chứng thực.”

 

Về trình tự, hồ sơ công bố hợp quy, bạn có thể tham khảo quy định tại Khoản 4 Điều 1 Thông tư 02/2017/TT-BKHCN (Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 28/2012/TT-BKHCN).

Hồ sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt Kế hoạch được quy định như thế nào?

  • Tác giả: Bùi Minh

  • 20-11-2020 16:20

Hồ sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt Kế hoạch được quy định như thế nào?
Thông tin chi tiết

Ngày trả lời:

Thúy PhươngTrả lời:

Điều 7 Thông tư số 20/2013/TT-BCT quy định hồ sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt Kế hoạch gồm:

- Công văn đề nghị của tổ chức, cá nhân: Theo mẫu tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này;

- Kế hoạch gồm 8 (tám) bản, trường hợp cần nhiều hơn, tổ chức, cá nhân phải cung cấp thêm theo yêu cầu của cơ quan thẩm định;

- Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình hoặc phương án sản xuất kinh doanh gồm 01 (một) bản sao có xác nhận của cơ sở hóa chất, dự án hóa chất;

- Các tài liệu khác kèm theo (nếu có).

            Tổ chức, cá nhân nộp trực tiếp hò sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt Kế hoạch tại Cục Hóa chất hoặc gửi qua đường bưu điện.

Việc thẩm định Kế hoạch được thực hiện theo Điều 8 Thông tư số 20/2013/TT-BCT quy định việc thẩm định Kế hoạch như sau:

1. Tổ chức thẩm định:

            Thẩm định Kế hoạch được thực hiện thông qua Hội đồng thẩm định. Bộ Công Thương là cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch. Cục Hóa chất có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, đề xuất thành lập Hội đồng thẩm định và trình lãnh đạo Bộ xem xét, quyết định. Mẫu Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định quy định tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư này.

2. Thời hạn thẩm định:

            - Thời hạn thẩm định, phê duyệt Kế hoạch theo quy định tại khoản 3 Điều 40 Luật Hóa chất là 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày cơ quan tiếp nhận hồ sơ nhận đủ hồ sơ hợp lệ quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư này;

            - Thời hạn thẩm định Kế hoạch quy định tại điểm a khoản này không bao gồm thời gian tổ chức, cá nhân phải hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều này với thời gian chỉnh sữa, bổ sung Kế hoạch theo ý kiến của Hội đồng thẩm định.

3. Quy trình thẩm định:

            - Trong thời gian 05 (năm) ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ, Cục Hóa chất phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân các nội dung hoặc tài liệu còn thiếu và thời hạn để hoàn chỉnh hồ sơ nếu hồ sơ không đầy đủ hoặc không hợp lệ;

            - Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Hóa chất đề xuất thành lập Hội đồng thẩm định trình lãnh đạo Bộ xem xét, quyết định. Cục Hóa chất có trách nhiệm thông báo cho các thành viên Hội đồng thẩm định, tổ chức, cá nhân xây dựng Kế hoạch về thời gian thẩm định;

            - Trong vòng 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc cuộc họp Hội đồng thẩm định, Cục Hóa chất có trách nhiệm thông báo kết luận thẩm định cho tổ chức, cá nhân xây dựng Kế hoạch. Mẫu Thông báo kết luận thẩm định quy định tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tư này;

            - Trên cơ sở thông báo kết luận thẩm định, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện một trong các công việc: Xây dựng lại Kế hoạch trong trường hợp Kế hoạch không được thông qua và nộp cho Cục Hóa chất để thẩm định. Thủ tục và thời hạn thẩm định thực hiện như thẩm định Kế hoạch lần đầu; chỉnh sữa, bổ sung Kế hoạch trong trường hợp Kế hoạch được thông qua với điều kiện phải chỉnh sữa, bổ sung và nộp cho Cục Hóa chất kèm theo văn bản giải trình các nội dung chỉnh sữa, bổ sung theo thông báo kết luận thẩm định;

            - Trong vòng 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận Kế hoạch đã được chỉnh sữa, bổ sung kèm theo văn bản giải trình, Cục Hoa chất trình lãnh đạo Bộ xem xét, phê duyệt nếu Kế hoạch được chỉnh sữa, bổ sung đáp ứng yêu cầu của Hội đồng thẩm định hoặc có văn bản trả lời chưa thông qua và yêu cầu chỉnh sữa, bổ sung nếu Kế hoạch chưa đáp ứng yêu cầu của Hội đồng thẩm định.

Danh mục hóa chất nguy hiểm nào phải xây dựng Kế hoạch, Biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố háo chất?

  • Tác giả: Phạm Đại

  • 20-11-2020 16:18

Danh mục hóa chất nguy hiểm nào phải xây dựng Kế hoạch, Biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố háo chất?
Thông tin chi tiết

Ngày trả lời:

Thúy PhươngTrả lời:

Điều 4 Thông tư số 20/2013/TT-BCT ngày 5/8/2013 của Bộ Công Thương quy định về Kế hoạch và Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp (sau đây gọi tắt là Thông tư số 20/2013/TT-BCT) quy định: Danh mục hóa chất nguy hiểm phải xây dựng Kế hoạch, Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất gồm các danh mục được quy định lại Phụ lục IV và Phụ lục VII của Nghị định số 26/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ sữa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất.

Các trường hợp phải xây dựng Kế hoạch

            Điều 5 Thông tư số 20/2013/TT-BCT quy định các trường hợp sau đây phải xay dựng Kế hoạch:

- Dự án đầu tư sản xuất, cất giữ và sử dụng hóa chất nguy hiểm (sau đây gọi tắt là dự án hóa chất) với khối lượng tồn trữ hóa chất lớn nhất tại một thời điểm lớn hơn hoặc bằng ngưỡng quy định tại Phụ lục IV của Nghị định số 26/2011/NĐ-CP phải xây dựng Kế hoạch trước khi dự án chính thức hoạt động.

- Cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanh, cất giữ và sử dụng hóa chất nguy hiểm (sau đây gọi là cơ sở hóa chất) với khối lượng tồn trữ hóa chất lớn nhất tại một thời điểm lớn hơn hoặc bằng ngưỡng quy định tại Phụ lục IV của Nghị định số 26/2011/NĐ-CP.

- Dự án hóa chất, cơ sở hóa chất thay đổi công xuất sản xuất, khối lượng cất giữ, quy mô hoặc thay đổi số lượng, chủng loại hóa chất với khối lượng tồn trữ hóa chất lớn nhất tại một thời điểm lớn hơn hoặc bằng ngưỡng quy định tại Phụ lục IV của Nghị định số 26/2011/NĐ-CP.

- Dự án hóa chất, cơ sở hóa chất có hóa chất nguy hiểm thuộc danh mục hóa chất phải xây dựng Kế hoạch đồng thời có hóa chất thuộc danh mục phải xây dựng Biện pháp thì phải xây dựng Kế hoạch cho tất cả các hóa chất đó và không phải xây dựng Biện pháp.

Nội dung xây dựng Kế hoạch được quy định theo Điều 6 Thông tư số 20/2013/TT-BCT quy định các trình bày, bó cục, nội dung Kế hoạch theo mẫu tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này (xem phần phụ lục 1).

Hồ sơ đề nghị cấp sữa đổi, bổ sung Giấy phép gồm những giấy tờ gì?

  • Tác giả: Phan Việt

  • 20-11-2020 16:14

Hồ sơ đề nghị cấp sữa đổi, bổ sung Giấy phép gồm những giấy tờ gì?
Thông tin chi tiết

Ngày trả lời:

Thúy PhươngTrả lời:

Điều 20 Thông tư số 28/2010/TT-BCT quy định:

- Trường hợp có thay đổi nội dung của Giấy phép đã được cấp, tổ chức, cá nhân phải lập hồ sơ gửi về Bộ Công Thương đề nghị sữa đổi, bổ sung Giấy phép.

- Hồ sơ đề nghị cấp sữa đổi, bổ sung Giấy phép, gồm:

+ Văn bản đề nghị sữa đổi, bổ sung;

+ Bản gốc Giấy phép đã được cấp;

+ Các tài liệu chứng minh yêu cầu sữa đổi, bổ sung.

Trường hợp cấp lại Giấy phép

            Điều 21 Thông tư số 28/2010/TT-BCT quy định:

1. Trường hợp Giấy phép bị mất, bị cháy, bị tiêu hủy, tổ chức, cá nhân phải lập hồ sơ gửi về Bộ Công Thương đề nghị cấp lại Giấy phép. Hồ sơ gồm:

- Văn bản đề nghị cấp lại;

- Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu với Giấy phép (nếu có).

- Cá nhân, tổ chức trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính tại cơ quan, tổ chức có quyền lựa chọn nộp một trong ba hình thức bản sao trên.

2. Trường hợp Giấy phép hết hiệu lực thi hành, trước thời điểm hết hiệu lực của Giấy phép 30 (ba mươi) ngày làm việc, tổ chức, cá nhân phải lập hồ sơ gửi về Bộ Công Thương (Cục Hóa chất) đề nghị cấp lại. Hồ sơ gồm:

- Văn bản đề nghị cấp lại;

- Giấy phép hoặc Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu với Giấy phép đã được cấp lần trước;

- Báo cáo tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất trong giai đoạn Giấy phép đã được cấp, nêu rõ tên hóa chất, mục đích sử dụng, khối lượng hóa chất được sản xuất, nhập khẩu và sử dụng; lượng nhập, xuất, tồn kho và vị trí cất giữ hóa chất; việc thực hiện các biện pháp an toàn; các thông tin khác (nếu có).

Thống kê truy cập

Đang truy cập:400

Tổng truy cập: 18319882