Tìm kiếm nội dung hỏi đáp
Thương nhân khuyến mại trên nhiều địa bàn, mỗi địa bàn dưới 100 triệu thì có phải thông báo?
Ngày trả lời: 10-03-2023 16:05
Phương Đài – Phòng QLTMTrả lời:
Theo khoản 2, Điều 17 Nghị định 81/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại quy định như sau:
“2. Các trường hợp không phải thực hiện thủ tục hành chính thông báo thực hiện khuyến mại khi khuyến mại theo các hình thức quy định tại Khoản 8 Điều 92 Luật thương mại và các Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 14 Nghị định này:
a) Thương nhân thực hiện các chương trình khuyến mại quy định tại Khoản 1 Điều này có tổng giá trị giải thưởng, quà tặng dưới 100 triệu đồng;
b) Thương nhân chỉ thực hiện bán hàng và khuyến mại thông qua sàn giao dịch thương mại điện tử, website khuyến mại trực tuyến.”
Như vậy, căn cứ quy định tại Điểm a, Khoản 2 Điều này thì thương nhân khi thực hiện chương trình khuyến mại theo quy định tại Khoản 8 Điều 92 Luật thương mại và các Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 14 Nghị định 81/2018/NĐ-CP có tổng giá trị giải thưởng trên 100 triệu, thương nhân phải thực hiện thủ tục hành chính thông báo hoạt động khuyến mại đến Sở Công Thương. Quy định này không phân biệt việc thương nhân thực hiện trên địa bàn một hay nhiều tỉnh, thành phố. Nghĩa là dù giá trị giải thưởng ở mỗi tỉnh thành dưới 100 triệu nhưng tổng giá trị giải thưởng của cả chương trình hơn 100 triệu thì thương nhân vẫn phải làm thủ tục thông báo hoạt động khuyến mại./.
Hành vi vi phạm quy định về giới hạn hàm lượng cho phép của hóa chất độc hại trong một số sản phẩm tiêu dùng được quy dịnh như thế nào?
Ngày trả lời:
Trả lời:
Điều 8 Nghị định số 163/2013/NĐ-+CP quy định hành vi vi phạm quy ssịnh về giới hạn hàm lượng cho phép hóa chất độc hại trong một số sản phẩm tiêu dùng như sau:
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không công bố thông tin về giưới hạn hàm lượng cho phép của hóa chất độc hại theo quy định của pháp luật về hóa chất.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không xây dựng hoặc lưu trữ tài liệu về giới hạn hàm lượng cho phép của hóa chất độc hại theo quy định của pháp luật về hóa chất.
3. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau trong sản xuất, kinh doanh và nhập khẩu:
a) Hàm lượng hóa chất độc hại có trong sản phẩm điện, điện tử vượt quá giới hạn hàm lượng cho phép theo quy định của pháp luật về hóa chất;
b) Hàm lượng fomaldehyl tồn dư trên sản phẩm dệt may vượt quá giới hạn cho phép theo quy định của pháp luật về giới hạn cho phép đối với hàm lượng fomaldehyl;
c) Hàm lượng các amin thơm là dẫn xuất từ các từ thuốc nhuộm azo trong các sản phẩm đệt may nhuộm màu hoặc các chi tiết in, nhuộm màu có theẻ tiếp xúc được vượt qua giới hạn cho phép theo quy định của pháp luật đối với thuốc nhuộm azo.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tiêu hủy các sản phẩm điện, điện tử và sản phẩm dệt may không đảm bảo giới hạn hàm lượng hóa chất cho phép đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 điều này.
Hành vi vi phạm quy định về Phiếu kiểm soát mua, bán hóa chất độc được quy định như thế nào?
Ngày trả lời:
Trả lời:
Điều 7 Nghị định số 163/2013/NĐ-CP quy định hành vi vi phạm quy định về Phiếu kiểm soát mua, bán hóa chất độc như sau:
- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
+ Phiếu kiểm soát mua, bán hóa chất độc không có đầy đủ các thông tin theo quy định của phấp luật về hóa chất;
+ Không lưu giữ hoặc lưu giữ Phiếu kiểm soát mua, bán hóa chất độc không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về hóa chất.
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi mua, bán hóa chất độc nhưng không có Phiếu kiểm soát mua, bán hóa chất độc theo quy định của pháp luật về hóa chất.
Hành vi vi phạm quy định về đăng ký và sử dụng hóa chất nguy hiểm được quy định như thế nào?
Ngày trả lời:
Trả lời:
Điều 6 Nghị định số 163/2013/NĐ-CP quy định hành vi vi phậm quy định về đăng ký và sử dụng hóa chất nguy hiểm như sau:
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sử dụng hóa chất nguy hiểm trong sản xuất sản phẩm, hàng hóa không đúng mục đích đã đăng ký;
b) Không thuẹc hiện đăng ký sử dụng hóa chất nguy hiểm trước khi bắt đầu sử dụng.
2. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa chất nguy hiểm thuộc danh mục hóa chất cấm để sản xuất và bảo quản thức ăn gia súc theo quy định của pháp luật về hóa chất.
3. Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sủe dụng hóa chất nguy hiểm thuộc danh mục hóa chất cấm để sản xuất các loại thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật theo quy định của pháp luật về hóa chất.
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa chất nguy hiểm thuộc danh mục hóa chất cấm để sản xuất và bảo quản thực phẩm theo quy định của pháp luật về hóa chất.
5. Phạt tiền từ 18.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa chất nguy hiểm thuộc danh mục hóa chất cấm để sản xuất thuốc chữa bệnh và sản phẩm hóa chất tiêu dùng theo quy định của pháp luật về hóa chất.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tiêu hủy hóa chất nguy hiểm, sản xuất, hàng hóa trong trường hợp gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường đối với hành vi vi phậm quy định tại khoản 2, 3, 4, 5 Điiều này.Hành vi vi phạm quy định về an toàn trong sản xuất, kinh doanh và cất giữ hóa chất nguy hiểm được quy định như thế nào?
Ngày trả lời:
Trả lời:
Điều 5 Nghị định số 163/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp đã được sữa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 115/2016/NĐ-CP ngày 8/7/2016 (sau đây gọi tắt là Nghị định số 163/2013/NĐ-CP) quy định:
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không có bảng nội quy về an toàn hóa chất tại khu vực sản xuất, kinh doanh và cất giữ hóa chất nguy hiểm;
b) Không có hệ thống báo hiệu phù hợp với mức độ nguy hiểm của hóa chất tại khu vực sản xuất, kinh doanh và cất giữ hóa chất nguy hiểm;
c) Không có trang thiết bị, phương tiện ứng cứu sự cố tại khu vực sản xuất, kinh doanh và cất giữ hóa chất nguy hiểm.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối cới các hành vi sau:
a) Không báo cáo cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp thay đổi những nội dung đã được phê duyệt tại Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất hoặc những nội dung đã được xác nhận tại Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất;
b) Không thực hiện đúng các yêu cầu đề ra tại Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất đã được phê duyệt hoặc Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất đã được xác nhận.
3. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất và Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất (không áp dụng đối với lĩnh vực xăng dầu và LPG) như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất hoặc Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất nhưng không đề nghị cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc xác nhận;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không xây dựng Kế hoạch hoặc Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng và cất giữ hóa chất nguy hiểm.
4. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không có kho để cất giữ hóa chất nguy hiểm, trừ trường hợp kinh doanh hóa chất nguy hiểm được vận chuyển trực tiếp đến kho của bên mua.
4a. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng các đối tượng là Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật hoặc cán bộ kỹ thuật phụ trách hoạt động sản xuất hóa chất của cơ sở sản xuất hóa chất không đáp ứng yêu cầu về chuyên môn trong sản xuất hóa chất theo quy định.
4b. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về Phiếu an toàn háo chất như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không ghi đầy đủ các nội dung trong Phiếu an toàn hóa chất đối với hóa chất nguy hiểm theo quy định;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp thông tin, nội dung sai lệch của hóa chất nguy hiểm trong Phiếu an toàn hóa chất;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi không có Phiếu an toàn hóa chất mà vẫn đưa hó chất nguy hiểm vào sử dụng, lưu thông trên thị trường.
4c. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện phân loại hóa chất trước khi đưa hóa chất vào sử dụng, lưu thông trên thị trường theo quy định của pháp luật về ghi nhãn và phân loại hóa chất.
4d. Mức phạt tiền đối với hành vi sử dụng các đối tượng không được huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất trong cơ sở sản xuất hóa chất; sử dụng các đối tượng tham gia vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm là hóa chất nguy hiểm dùng trong sản xuất công nghiệp mà không được huấn luyện kỹ thuật an toàn trong vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm thao quy định:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng dưới 20 người;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng từ 20 người đến dưới 50 người;
c) Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng từ 50 người đến dưới 100 người;
d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng từ 100 người trở lên;
4đ. Mứac phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về đóng gói hàng công nghiệp nguy hiểm dùng trong sản xuất công nghiệp để vận chuyển như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi trước khi đóng gói hóa chất nguy hiểm để vận chuyển chưa thử nghiệm, kiểm định phương tiện chứa theo quy định;
b) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện yêu cầu về đóng gói hóa chất nguy hiểm theo mức quy định đã đưa vào vận chuyển.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động sản xuất, kinh doanh, cất giữ hóa chất nguy hiểm từ 01 tháng đến 03 tháng trong trường hợp gây mất an toàn, gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe con người và môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện yêu cầu về chuyên môn trong sản xuất hóa chất đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4a Điều này;
b) Buộc cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin của hóa chất nguy hiểm trong Phiếu an toàn hóa chất; buộc thực hiện quy định về Phiếu an toàn hóa chất trước khi đưa hóa chất nguy hiểm vào sử dụng, lưu thông trên thị trường đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4b Điều này;
c) Buộc thực hiện phân loại hóa chất theo quy định của pháp luật về ghi nhãn, phân loại hóa chất trước khi đưa hóa chất vào sử dụng, lưu thông trên thị trường đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4c Điều này;
d) Buộc thực hiện quy định về huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất; huấn luyện kỹ thuật an toàn trong vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4d Điều này;
đ) Buộc thực hiện quy định về đóng gói hàng công nghiệp nguy hiểm khi vận chuyển đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4đ Điều này.Thống kê truy cập
Đang truy cập:568
Tổng truy cập: 21443496