Một số lưu ý cho doanh nghiệp khi xuất xuất khẩu sang EU.
06-07-2022
Một số lưu ý cho doanh nghiệp khi xuất xuất khẩu sang EU.
EU là một thị trường lớn, khó tính, đòi hỏi về chất lượng sản phẩm cao. Do đó, doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đối mặt với một loạt thách thức xuất khẩu hàng hoá sang thị trường EU như:
Một là, Tranh chấp trong thanh toán quốc tế: Các tranh chấp trong thanh toán quốc tế thường rất đa dạng và bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, có 2 loại tranh chấp điển hình thường gặp là:
- Tranh chấp liên quan tới chứng từ xuất trình hay còn gọi là thanh toán bằng thư tín dụng (Letter og Credit-L/C): thông tin trên vận đơn không chính xác và đầy đủ; mô tả hàng hóa trong hoá đơn thương mại không phù hợp với mô tả trong L/C hoặc trị giá ghi trong hoá đơn vượt quá trị giá của L/C; Chứng từ bảo hiểm không bao gồm loại rủi ro quy định trong L/C hay loại tiền tệ trong chứng từ bảo hiểm khác với loại tiền tệ ghi trong L/C;
- Tranh chấp liên quan tới nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên trong hợp đồng: Đối với doanh nghiệp Việt Nam thường gặp là bộ chứng từ thanh toán không phù hợp với quy định trong L/C. Đối với doanh nghiệp nhập khẩu EU thì không mở L/C hoặc mở chậm so với thời hạn quy định hoặc chất lượng hàng hoá, bao bì nhãn mác bị sai so với yêu cầu.
Hai là, Lừa đảo trong giao dịch mua bán hàng hoá: Các hình thức lừa đảo ngày càng tinh vi, đa dạng và khó xác minh. Do doanh nghiệp Việt Nam có tâm lý rằng các nước châu Âu là nước phát triển, pháp luật chặt chẽ, công ty làm ăn uy tính vì vậy các đối tượng lừa đảo nhằm sự tin tưởng đã dùng phương thức lừa đảo sau: mua hàng thông qua website, địa chỉ chi nhánh văn phòng tại EU, sử dụng địa chỉ ngân hàng có tín nhiệm thấp … nếu doanh nghiệp Việt Nam không xác minh cẩn thận, không cảnh giác dễ bị dính bẫy với các đối tượng này. Hoặc bên nhập khẩu đưa lý do hàng chất lượng kém, hao hụt… nhằm mục đích ép giá, gây thiệt hại và đẩy doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan. Vì vậy doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần lưu ý, thận trọng và tìm hiểu kỹ đối tác trước khi ký kết thực hiện hợp đồng mua bán.
Ba là, Gian lận trong xuất xứ hàng hoá: Từ ngày 01/8/2020, khi Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực, cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hoá được kích hoạt với mã số REX. Đó là điều dễ phát sinh rủi ro về gian lận thương mại, chuyển tải bất hợp pháp qua Việt Nam, mượn xuất xứ hàng hoá Việt Nam. Hành vi này dẫn đến nguy cơ hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam bị các nước điều tra, áp thuế chống bán phá giá, thuế tự vệ, thuế trợ cấp ở mức rất cao, gây nhiều thiệt hại và mất uy tín trên thị trường quốc tế.
Hình minh hoạ
Bốn là, Vấn đề về chất lượng hàng xuất khẩu: là nguyên nhân có thể do doanh nghiệp Việt Nam thu mua hàng từ nhiều nơi nên chất lượng không đồng đều, cũng có thể do doanh nghiệp Việt Nam cố tình làm ăn không trung thực, chỉ giữ đúng chất lượng trong những lô hàng đầu tiên, nông sản tồn dư hoạt chất bị cấm hoặc thuốc bảo vệ thực vật cao hơn mức cho phép… dẫn đến bị trả hàng gây thiệt hại cho doanh nghiệp xuất khẩu và mất uy tín.
Năm là, Hạn chế về năng lực cạnh tranh: đối thủ cạnh tranh nhất là các nước Đông Nam Á có sự tương đồng về lợi thế như nhân công giá rẻ, nguồn nguyên liệu dồi dào; đồng thời tương đồng về sản phẩm như: dệt may, da giày, nông sản… tạo nên sức cạnh tranh gây gắt giữa các doanh nghiệp xuất khẩu. Ngoài ra, các nhà nhập khẩu châu Âu thường so sánh sản phẩm Việt Nam với các nước khác về: thiếu đa dạng, kỹ thuật, chất lượng, sản phẩm chưa đồng nhất và ổn định; quy mô sản xuất nhỏ nên chưa đảm bảo được nguồn cung lâu dài; truy xuất nguồn gốc và thương hiệu chưa rỏ ràng; thiếu đầu tư về mẫu mã bao bì, đóng gói…Bên cạnh đó, về nhận thức và quan điểm thay đổi theo xu thế thế giới còn chậm theo nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng.
Sáu là, EU gia tăng các biện pháp phi thuế quan đối với hàng nhập khẩu: Các biện pháp thuế quan như hàng rào kỹ thuật đối với thương mại, các biện pháp kiểm dịch động thực vật hay các biện pháp phòng vệ thương mại như chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ. Vấn đề rào cản phi thuế quan có ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu của Việt Nam. Bên cạnh những tác động tiêu cực làm giảm sức cạnh tranh của các sản phẩm của Việt Nam, vẫn có những động lực khiến doanh nghiệp Việt Nam phải thay đổi để thích ứng với yêu cầu của nước nhập khẩu và giành thế chủ động trên thương trường.
Hình minh hoạ
Từ những lý do tồn tại của doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị trường, các chuyên gia khuyến nghị một số điều lưu ý sau:
- Chủ động xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn, lựa chọn sản phẩm chiến lược vào thị trường EU.
- Cập nhật thường xuyên các chủ trương, chính sách của nhà nước, tìm hiểu nội dung Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU để tận dụng các cơ hội mà FTA này mang lại.
- Ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động, cải thiện chất lượng.
- Định hướng xây dựng và mở rộng thương hiệu riêng của doanh nghiệp. Cần đăng ký bảo hộ thương hiệu trong nước và ngoài nước để tránh trường hợp bị đánh cắp thương hiệu.
- Liên kết chặt chẽ với các nhà sản xuất để tạo nguồn hàng ổn định, kiểm soát tốt chất lượng nguyên liệu đầu vào.
- Tăng cương các hoạt động giới thiệu sản phẩm tại các thị trường EU.
- Tích cực, chủ động liên hệ với các Thương vụ Việt Nam, Trung tâm Xúc tiến xuất khẩu Việt Nam ở nước ngoài để giới thiệu về sản phẩm, doanh nghiệp, tìm kiếm đối tác.
(Biên soạn từ sách Quy định Nhập khẩu hàng hoá của thị trường EU, Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ- Bộ Công Thương)
Lượt xem: 9796
Thống kê truy cập
Đang truy cập:539
Tổng truy cập: 21432747