Truy cập nội dung luôn

Sở công thương Bình dương

Binh duong department of Industry and trade

Xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 6 và 6 tháng năm 2019

2019-07-30 16:03:00.0

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan trong tháng 6/2019, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước trong tháng 6/2019 đạt 40,92 tỷ USD, giảm 9,3% so với tháng trước. Tháng 6/2019, trị giá x​uất khẩu, nhập khẩu đều giảm so với tháng trước, trong đó xuất khẩu đạt 21,43 tỷ USD, giảm 2,2% so với tháng trước (tương ứng giảm 477 triệu USD); nhập khẩu đạt 19,49 tỷ USD, giảm 15,9% (tương ứng giảm 3,7 tỷ USD).

Kết thúc 6 tháng đầu năm 2019, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 243,48 tỷ USD, tăng 8,0% (tương ứng tăng 18,1 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước. Trong đó trị giá hàng hóa xuất khẩu đạt 122,53 tỷ USD, tăng 7,2% và nhập khẩu đạt 120,94 tỷ USD, tăng 8,9%.

Trong tháng 6/2019, cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 1,93 tỷ USD. Kết quả này đã góp phần đưa mức thặng dư thương mại hàng hóa của cả nước trong nửa đầu năm 2019 đạt thặng dư 1,59 tỷ USD.

Tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong tháng 6/2019 đạt 25,76 tỷ USD, giảm 8,6% so với tháng trước, đưa trị giá xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI trong 6 tháng/2019 đạt 153,87 tỷ USD, tăng 6%, tương ứng tăng 8,67 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2018.

Trong đó, xuất khẩu hàng hóa của khối doanh nghiệp FDI trong tháng này đạt 14,41 tỷ USD, giảm 4,9% so với tháng trước, đưa trị giá xuất khẩu của khối này trong 6 tháng/2019 lên 84,45 tỷ USD, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước. Ở chiều ngược lại, trị giá nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI trong tháng 6/2019 đạt 11,35 tỷ USD, giảm 13% so với tháng trước, đưa trị giá nhập khẩu của khối này trong 6 tháng/2019 đạt 69,41 tỷ USD, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2018.

Cán cân thương mại hàng hóa của khối doanh nghiệp FDI trong tháng 6/2019 có mức thặng dư trị giá 3,06 tỷ USD, đưa cán cân thương mại trong 6 tháng từ đầu năm 2019 lên mức thặng dư trị giá 15,04 tỷ USD.

Trong 6 tháng đầu năm 2019, trao đổi thương mại hàng hóa của Việt Nam với châu Mỹ đạt 44,06 tỷ USD, tăng 20,9% so với cùng kỳ năm 2018, tiếp tục là châu lục đạt mức tăng trưởng cao nhất.

Xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam với châu Á tiếp tục chiếm tỷ trọng cao nhất (65,6%) trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. Trị giá xuất nhập khẩu trong 6 tháng/2019 với thị trường này đạt 159,69 tỷ USD, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó trị giá xuất khẩu là 62,5 tỷ USD, tăng 2,9% và trị giá nhập khẩu là 97,2 tỷ USD, tăng 8,9%.

Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các châu lục khác lần lượt là: châu Âu: 31,75 tỷ USD, tăng 1,7%; châu Đại Dương: 4,66 tỷ USD, tăng 7,7% và châu Phi: 3,31 tỷ USD, giảm 2,4% so với 6 tháng/2018.

Kim ngạch xuất nhập khẩu theo châu lục, khối nước và một số thị trường lớn 6 tháng đầu năm 2019

ĐVT: Kim ngạch - Tỷ USD

Thị trường

Xuất khẩu

Nhập khẩu

Kim ngạch 
 

So với năm 2018 (%)

Tỷ trọng (%)

Kim ngạch 
 

So với năm 2018 (%)

Tỷ trọng (%)

 Châu Á 

62,5

2,9

51,0

97,2

8,9

80,4

 - ASEAN

12,8

5,3

10,4

16,0

4,6

13,3

 - Trung Quốc 

16,7

0,3

13,6

35,7

18,2

29,5

 - Nhật Bản

9,7

8,9

7,9

8,8

-0,7

7,3

 - Hàn Quốc

9,1

4,7

7,4

22,5

-0,8

18,6

 Châu Âu

23,1

0,5

18,8

8,7

4,9

7,2

 - EU(28)

20,5

-0,6

16,7

6,9

9,2

5,7

 Châu Đại Dương 

2,1

-9,7

1,7

2,5

28,4

2,1

 Châu Mỹ 

33,3

24,2

27,2

10,7

11,6

8,9

 - Hoa Kỳ

27,5

27,3

22,4

6,9

14,3

5,7

 Châu Phi

1,5

3,2

1,2

1,8

-6,8

1,5

 Tổng 

122,5

7,2

100,0

120,9

8,9

100,0

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Xuất khẩu:

Xuất khẩu hàng hóa trong tháng 6/2019 đạt 21,43 tỷ USD, giảm 2,2% về số tương đối và giảm 477 triệu USD về số tuyệt đối so với tháng trước. So với tháng 5/2019, các mặt hàng tăng mạnh trong tháng là: đá quý, kim loại quý và sản phẩm tăng 252 triệu USD, tương ứng tăng 5,4 lần; hàng dệt may tăng 147 triệu USD, tương ứng tăng 5,4%; điện thoại các loại và linh kiện tăng 66 triệu USD, tương ứng tăng 1,8%... Bên cạnh đó, một số mặt hàng có biến động giảm là: gỗ và sản phẩm gỗ giảm 96 triệu USD, tương ứng giảm 10,7%; máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng giảm 95 triệu USD, tương ứng giảm 6,3%; phương tiện vận tải và phụ tùng giảm 92 triệu USD, tương ứng giảm 12,2%...

Tổng trị giá xuất khẩu trong 6 tháng/2019 tăng 7,2%, tương ứng tăng 8,21 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 1,92 tỷ USD, tương ứng tăng 14,1%; hàng dệt may tăng 1,41 tỷ USD, tương ứng tăng 10,3%; giày dép các loại tăng 1,03 tỷ USD, tương ứng tăng 13,4%; điện thoại các loại tăng 885 triệu USD, tương ứng tăng 3,9%; gỗ và sản phẩm gỗ tăng 685 triệu USD, tương ứng tăng 16,6%...

Điện thoại các loại và linh kiện: xuất khẩu mặt hàng này trong tháng 6 đạt trị giá 3,78 tỷ USD, tăng 1,8% so với tháng trước. Tính đến hết tháng 6/2019, xuất khẩu mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện đạt 23,5 tỷ USD, tăng 3,9% so với cùng kỳ năm 2018.

Trong đó xuất khẩu nhóm hàng này sang EU (28 nước) đạt 6,33 tỷ USD, giảm 6,7%; xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ đạt trị giá 4,18 tỷ USD tăng 81,9%; sang thị trường Hàn Quốc đạt 2,37 tỷ USD, tăng 6%... so với cùng kỳ năm trước.

Hàng dệt may: Xuất khẩu hàng dệt may trong tháng 6 đạt 2,88 tỷ USD, tăng 5,4% so với tháng trước. Qua đó, đưa trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 6 tháng/2019 lên 15,09 tỷ USD, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm trước.

Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất từ Việt Nam với trị giá đạt 7,03 tỷ USD, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước, và chiếm 46,6% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước; tiếp theo là thị trường Nhật Bản đã tiêu thụ 1,77 tỷ USD, tăng 4,4%; thị trường EU (28 nước) tiêu thụ 1,98 tỷ USD, tăng 5,1%...

Máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện: trị giá xuất khẩu nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện tháng 6 đạt 2,97 tỷ USD, tăng 1,8% so với tháng trước, đưa trị giá xuất khẩu nhóm hàng này 6 tháng/2019 đạt 15,52 tỷ USD tăng 14,1% so với cùng kỳ năm 2018.

Trong 2 quí đầu năm 2019, xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện sang Trung Quốc đạt 3,98 tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước; sang thị trường EU (28 nước) đạt 2,41 tỷ USD, giảm 5,6%; sang thị trường Hoa Kỳ đạt 2,3 tỷ USD, tăng mạnh 77,1%; sang Hàn Quốc đạt 1,35 tỷ USD, giảm nhẹ 0,6%...

Nhóm hàng nông sản: bao gồm hàng rau quả, hạt điều, hạt tiêu, chè, cà phê, gạo, sắn và sản phẩm sắn, cao su. Xuất khẩu nhóm hàng này trong tháng đạt 1,38 tỷ USD, giảm 6,3% so với tháng trước, đưa trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 2 quí đẩu năm đạt 8,4 tỷ USD, giảm 10,2% so với cùng kỳ năm trước.

Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất nhập khẩu mặt hàng nông sản của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2019 với 2,91 tỷ USD, giảm 10,4% so với cùng kỳ năm 2018; tiếp theo là thị trường EU (28 nước) là 1,3 tỷ USD, giảm 10%; sang Hoa Kỳ với 802 triệu USD, giảm 22,2%...

Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác: xuất khẩu nhóm hàng này trong tháng 6/2019 đạt 1,41 tỷ USD, giảm 6,3% so với tháng trước. Tính đến hết tháng 6 trị giá xuất khẩu nhóm hàng này đạt 8,23 tỷ USD, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm trước.

Các thị trường nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng trong 6 thángtừ đầu năm 2019 chủ yếu gồm: Hoa Kỳ với 2,07 tỷ USD, tăng 52%; EU (28 nước) đạt trị giá 1,22 tỷ USD, tăng 21,3%; Nhật Bản với 923 triệu USD, tăng 4,7%; Hàn Quốc với 719 triệu USD, tăng 18,3% so với cùng thời gian năm 2018...

Giày dép các loại: xuất khẩu giày dép các loại trong tháng 6/2019 đạt 1,64 tỷ USD, giảm 4,8% so với tháng trước, đưa trị giá xuất khẩu giày dép của cả nước trong 6 tháng/2019 đạt 8,74 tỷ USD, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2018. 

EU và Hoa Kỳ là 2 thị trường chính nhập khẩu nhóm hàng giày dép các loại của Việt Nam trong 6 tháng/2019 với kim ngạch và tốc độ tăng lần lượt là 2,48 tỷ USD (tăng 8,4%) và 3,18 tỷ USD (tăng 15,3%). Tính chung, trị giá nhóm hàng giày dép xuất khẩu sang 2 thị trường chính đạt 5,67 tỷ USD, chiếm 64,8% tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước.

Gỗ và sản phẩm gỗ: xuất khẩu nhóm hàng này trong tháng đạt trị giá 806 triệu USD, giảm 10,7% so với tháng trước. Tính đến hết tháng 6 trị giá xuất khẩu nhóm hàng này đạt 4,82 tỷ USD, tăng 16,6% so với cùng kỳ năm trước.

Gỗ và sản phẩm gỗ trong 6 tháng/2019 được xuất khẩu chủ yếu đến các thị trường Hoa Kỳ với trị giá 2,25 tỷ USD, tăng 32,2% so với cùng kỳ năm trước; sang Nhật Bản với 632 triệu USD, tăng 20%; sang Trung Quốc với 544 triệu USD, giảm 1,4%; …

Phương tiện vận tải và phụ tùng: xuất khẩu nhóm hàng này trong tháng đạt 663 triệu USD, giảm 12,2% so với tháng trước, đưa trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 6 tháng/2019 đạt 4,24 tỷ USD, tăng 5,2% so với cùng kỳ năm 2018.

Các thị trường nhập khẩu phương tiện vận tải và phụ tùng từ Việt Nam trong 6 tháng đầu năm gồm: Nhật Bản với trị giá đạt 1,29 tỷ USD, tăng 10,4%; sang Hoa Kỳ đạt 750 triệu USD, tăng 19,9%; sang Singapore đạt trị giá 264 triệu USD, tăng 7% …

Hàng thủy sản: trị giá xuất khẩu trong tháng là 723 triệu USD, giảm 5,3% so với tháng trước, đưa trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 6 tháng đầu năm nay đạt 3,9 tỷ USD, giảm 1,6% so với cùng thời gian năm 2018.

Hàng thủy sản trong nửa đầu năm 2019 chủ yếu được xuất khẩu sang thị trường: Nhật Bản: 681 triệu USD, tăng 11%; Hoa Kỳ: 650 triệu USD, tăng 2,7%; EU (28 nước) với 619 triệu USD, giảm 12%; Trung Quốc: 478 triệu USD, giảm 1,3%… so với một năm trước đó.

Sắt thép các loại: lượng xuất khẩu sắt thép các loại trong tháng 6 đạt 504 nghìn tấn, với trị giá đạt 338 triệu USD, giảm 17,3% về lượng và giảm 13% về trị giá. Qua đó đưa lượng xuất khẩu mặt hàng này trong 6 tháng từ đầu năm 2019 đạt 3,44 triệu tấn, trị giá 2,24 tỷ USD, tăng 20,8% về lượng và tăng 4,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.

Tính đến hết tháng 6/2019 sắt thép các loại chủ yếu xuất khẩu sang các thị trường Campuchia là 883 nghìn tấn, tăng 48,3%; Indonesia: 367 nghìn tấn, tăng 7,9%; Malaysia: 374 nghìn tấn, tăng 10,8%; Hoa Kỳ: 285 nghìn tấn, giảm 35,9%... so với cùng kỳ năm trước.

Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện: trị giá xuất khẩu trong tháng là 293 triệu USD, giảm 19,2% so với tháng trước, đưa trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 2 quí đầu năm nay đạt 2,12 tỷ USD, tăng 2,2% so với cùng thời gian năm trước.

Trong 6 tháng tính từ đầu năm 2019, máy ảnh, máy quay phim và linh kiện chủ yếu được xuất khẩu sang thị trường: Trung Quốc với 967 triệu USD, tăng 5,4%; Hồng Kông: 326 triệu USD, giảm 45,4%; Ấn Độ với 271 triệu USD, tăng 128,2%... so với một năm trước đó.

Nhập khẩu:

Nhập khẩu hàng hóa trong tháng 6/2019 là 19,49  tỷ USD, giảm 15,9% về số tương đối, tương đương giảm 3,7 tỷ USD về số tuyệt đối so với tháng trước. Trong đó, giảm mạnh ở các nhóm hàng như: máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện giảm 510 triệu USD, tương ứng giảm 11,8%; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng giảm 456 triệu USD, tương ứng giảm 13,9%; vải các loại giảm 252 triệu USD, tương ứng giảm 18,4%; xăng dầu các loại giảm 212 triệu USD, tương ứng giảm 40,9%...

Tính đến hết tháng 6/2019, trị giá nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 120,94 tỷ USD. Trong đó, đã có tới 24 nhóm hàng chính đạt trên 1 tỷ USD, chiếm 83% trong tổng trị giá nhập khẩu của cả nước. Với kết quả này, trị giá nhập khẩu hàng hóa trong 6 tháng/2019 cao hơn cùng kỳ năm 2018 tới 9,88 tỷ USD, tương ứng tăng 8,9% so với 2 quí đầu năm 2018. Các mặt hàng tăng chủ yếu là: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 3,8 tỷ USD, tương ứng tăng 18,9%; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng tăng 2,06 tỷ USD, tương ứng tăng 13,2%; dầu thô tăng 1,48 tỷ USD, tương ứng tăng gần 3,5 lần; ô tô nguyên chiếc các loại tăng 1,35 tỷ USD, tương ứng tăng 5,1 lần… so với cùng kỳ năm 2018. Bên cạnh đó có một số nhóm hàng có trị giá giảm như: xăng dầu các loại giảm 1,96 tỷ USD, tương ứng giảm 41,9%; lúa mì giảm 304 triệu USD, tương ứng giảm 46,4%; điện thoại các loại và linh kiện giảm 170 triệu USD, tương ứng giảm 2,8%...

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: kim ngạch trong tháng 6 là 3,82 tỷ USD, giảm 11,8% so với tháng 5, đưa kim ngạch nhập khẩu nhóm này trong 2 quí đầu năm 2019 đạt 23,9 tỷ USD, tăng 18,9% so với cùng kỳ năm trước.

Các thị trường cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam trong 6 tháng/2019 chủ yếu gồm: thị trường Hàn Quốc với kim ngạch 8,61 tỷ USD, tăng nhẹ 0,5% so với cùng kỳ năm trước, đứng thứ 2 là thị trường Trung Quốc với 5,84 tỷ USD, tăng 69,8%; tiếp theo là thị trường Đài Loan với 2,42 tỷ USD, tăng 38,4%; thị trường Hoa Kỳ với 2,2 tỷ USD, tăng 48,6%...

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng: Trị giá nhập khẩu trong tháng 6/2019 đạt 2,82 tỷ USD, giảm 13,9% so với tháng trước. Qua đó, đưa kim ngạch nhập khẩu của nhóm hàng này trong 6 tháng/2019 đạt 17,65 tỷ USD tăng 13,2% so với cùng kỳ năm 2018.

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng nhập khẩu trong nửa đầu năm 2019 có xuất xứ từ: Trung Quốc đạt 6,75 tỷ USD, tăng 26,1%; từ Hàn Quốc đạt 3,22 tỷ USD, tăng 6,8% và từ Nhật Bản đạt 2,29 tỷ USD, tăng 6,3%...so với cùng thời gian năm 2018.

Nhóm mặt hàng nguyên phụ liệu dệt may, da, giày (bao gồm: bông, xơ sợi dệt, vải các loại, nguyên phụ liệu dệt, may, da, giầy): nhập khẩu trong tháng 6 đạt trị giá 2,05 tỷ USD, giảm 17,4% so với tháng trước, qua đó đưa trị giá nhập khẩu trong 6 tháng đầu năm đạt 12,2 tỷ USD, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm trước.

Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày các loại nhập khẩu về Việt Nam chủ yếu có xuất xứ từ Trung Quốc với trị giá 5,64 tỷ USD, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm trước; từ Hàn Quốc với 1,51 tỷ USD; giảm 3,9%; từ Hoa Kỳ với 1,28 tỷ USD, tăng 21,8%; từ Đài Loan đạt trị giá 1,19 tỷ USD, giảm 2,4%…

Điện thoại các loại và linh kiện: nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng đạt 960 triệu USD, giảm 8,2 % so với tháng trước. Tính đến hết tháng 6/2019 trị giá nhập khẩu nhóm hàng này đạt 5,82 tỷ USD giảm 2,8% so với cùng kỳ năm 2018.

Trung Quốc và Hàn Quốc tiếp tục là 2 thị trường chính cung cấp điện thoại các loại và linh kiện trong 6 tháng/2019 cho Việt Nam với tổng trị giá đạt 5,39 tỷ USD, chiếm 90% tổng trị giá nhập khẩu của nhóm hàng này. Trong đó: từ Trung Quốc là 3,39 tỷ USD, giảm 6,6% so với cùng kỳ năm trước; nhập khẩu từ Hàn Quốc là gần 2 tỷ USD, giảm nhẹ 0,1%…

Chất dẻo nguyên liệu và sản phẩm từ chất dẻo: Trong tháng 6/2019, nhập khẩu hai nhóm hàng chất dẻo nguyên liệu và sản phẩm từ chất dẻo đạt 1,21 tỷ USD, giảm 12,9% so với tháng trước. Qua đó, nâng tổng kim ngạch nhập khẩu của mặt hàng này trong 6 tháng tính từ đầu năm đạt 7,44 tỷ USD, tăng 4,3% so với cùng kỳ năm 2018.

Trong nửa đầu năm 2019, Việt Nam chủ yếu nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu và sản phẩm từ các quốc gia: Trung Quốc đạt 1,76 tỷ USD tăng 15,2%; Hàn Quốc đạt 1,72 tỷ USD tăng 6,6% ; Đài Loan đạt 729 triệu USD, giảm nhẹ 0,9%... so với 6 tháng/2018.

Sắt thép các loại: trong tháng nhập khẩu nhóm hàng này là 1,04 triệu tấn, trị giá đạt 721 triệu USD, giảm 28,2% về lượng và giảm 26,2% về trị giá. Trong 6 tháng/2019, lượng nhập khẩu sắt thép các loại đạt 7,15 triệu tấn, trị giá 4,82 tỷ USD, tăng 4,1% về lượng nhưng giảm 2,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.

Trong 6 tháng đầu năm 2019, Trung Quốc tiếp tục là thị trường cung cấp sắt thép các loại lớn nhất vào Việt Nam với 3,04 triệu tấn, trị giá đạt 1,92 tỷ USD, giảm 6,1% về lượng và giảm 16,8% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Đứng thứ 2 là Nhật Bản với 999 nghìn tấn, trị giá 684 triệu USD, giảm 10,5% về lượng và giảm 12,4% về trị giá; đứng thứ ba là Hàn Quốc với 825 nghìn tấn, trị giá đạt 674 triệu USD, giảm 8,4% về lượng và giảm 7,1% về trị giá…

Hóa chất và sản phẩm từ hóa chất: nhập khẩu hai nhóm hàng này trong tháng 6/2019 đạt trị giá 827 triệu USD, giảm 17,3% so với tháng trước, đưa trị giá nhập khẩu hai  nhóm hàng này trong 6 tháng/2019 đạt 5,1 tỷ USD, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm trước.

Hóa chất và sản phẩm trong 6 tháng tính từ đầu năm 2019 nhập khẩu về Việt Nam có xuất xứ từ Trung Quốc với 1,52 tỷ USD, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm 2018; xuất xứ từ Đài Loan với 670 triệu USD, tăng 17,5%; xuất xứ từ Hàn Quốc với 552 triệu USD, tăng 4,7%...

Xăng dầu các loại:  Lượng nhập khẩu trong tháng 6/2019 đạt 530 nghìn tấn, trị giá 306 triệu USD, giảm 33,4% về lượng và giảm 40,9% về trị giá so với tháng trước, đưa tổng lượng nhập khẩu xăng dầu các loại trong 6 tháng/2019 đạt 4,39 triệu tấn, trị giá 2,71 tỷ USD, giảm 37,8% về lượng và giảm 41,9% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Xăng dầu các loại được nhập khẩu về Việt Nam trong 6 tháng/2019 chủ yếu có xuất xứ từ Malaysia với 1,22 triệu tấn, giảm 39,4%; Singapore với 1,09 triệu tấn, giảm 34,8%; Hàn Quốc với 978 nghìn tấn, giảm 48,4 %... so với 6 tháng/2018.

Tổng quan số liệu thống kê hải quan về xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 6 và 6 tháng năm 2019

Stt

Chỉ tiêu

Số sơ bộ

(A)

(B)

(C)

I

Xuất khẩu hàng hoá (XK)

 

1

I.1

Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá tháng 6/2019 (Triệu USD)

21.428

2

I.2

Tăng/giảm kim ngạch xuất khẩu của tháng 6/2019 so với tháng 5/2019 (%)

-2,2

3

I.3

Tăng/giảm kim ngạch xuất khẩu của tháng 6/2019 so với tháng 6/2018 (%)

7,7

4

I.4

Tổng kim ngạch xuất khẩu 6 tháng/2019 (Triệu USD)

122.533

5

I.5

Tăng/giảm kim ngạch xuất khẩu 6 tháng/2019 so với cùng kỳ năm 2018 (%)

7,2

II

Nhập khẩu hàng hoá (NK)

 

6

II.1

Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá tháng 6/2019 (Triệu USD)

19.495

7

II.2

Tăng/giảm kim ngạch nhập khẩu của tháng 6/2019 so với tháng 5/2019 (%)

-15,9

8

II.3

Tăng/giảm kim ngạch nhập khẩu của tháng 6/2019 so với tháng 6/2018 (%)

1,1

9

II.4

Tổng kim ngạch nhập khẩu 6 tháng/2019 (Triệu USD)

120.944

10

II.5

Tăng/giảm kim ngạch nhập khẩu 6 tháng/2019 so với cùng kỳ năm 2018 (%)

8,9

III

Tổng kim ngạch XNK hàng hoá (XK+NK)

 

11

III.1

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá tháng 6/2019 (Triệu USD)

40.923

12

III.2

Tăng/giảm kim ngạch xuất nhập khẩu của tháng 6/2019 so với tháng 5/2019 (%)

-9,3

13

III.3

Tăng/giảm kim ngạch xuất nhập khẩu của tháng 6/2019 so với tháng 6/2018 (%)

4,4

14

III.4

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 6 tháng/2019 (Triệu USD)

243.477

15

III.5

Tăng/giảm kim ngạch xuất nhập khẩu 6 tháng/2019 so với cùng kỳ năm 2018 (%)

8,0

IV

Cán cân Thương mại hàng hoá (XK-NK)

 

16

IV.1

Cán cân thương mại tháng 5/2019 (Triệu USD)

1.933

17

IV.2

Cán cân thương mại 6 tháng/2019 (Triệu USD)

1.589

Nguồn: Tổng cục Hải quan


Lượt xem: 471

Thống kê truy cập

Đang truy cập:345

Tổng truy cập: 18260542