Truy cập nội dung luôn

Sở công thương Bình dương

Binh duong department of Industry and trade

TỈNH BÌNH DƯƠNG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH Phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã năm 2022

Wed Feb 16 13:00:00 GMT+07:00 2022

TỈNH BÌNH DƯƠNG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH Phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã năm 2022

Ngày 11/02/2022, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đã ban hành Kế hoạch số 591/KH-UBND về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã năm 2022 với mục tiêu “Củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động, năng lực sản xuất, sức cạnh tranh và khả năng thích nghi trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, cách mạng công nghiệp lần thứ tư và dịch bệnh, biến đổi khí hậu; tăng cường vai trò nòng cốt trong các hoạt động tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới và bảo đảm an sinh xã hội”.

Hỗ trợ ứng dụng công nghệ trong sản xuất

Sau khi đánh giá thực trạng tình hình hoạt động và mô hình tổ chức của hợp tác xã trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh đã đề ra 14 chỉ tiêu thực hiện trong năm 2022, gắn với ngành Công Thương có các chỉ tiêu như:

- Tổ chức mô hình liên kết giữa HTX và hộ nông dân với doanh nghiệp để phát triển các chuỗi liên kết sản phẩm.

- Xây dựng các mô hình HTX liên doanh, liên kết, hợp tác sản xuất kinh doanh đa ngành nghề.

- Hỗ trợ cho các HTX có năng lực về kinh phí để tham gia các hội chợ, triển lãm tổ chức trong và ngoài tỉnh; tham gia các Đoàn khảo sát và tìm kiếm thị trường tại các tỉnh trong và ngoài nước.

- 100% số HTX thành lập mới được tư vấn hỗ trợ thành lập, đăng ký HTX (kinh doanh) và được hưởng chính sách hỗ trợ phát triển HTX; ít nhất 70% số HTX được hỗ trợ tư vấn pháp luật, các chính sách về tài chính, tín dụng, thuế, đất đai.

Theo đó, một số giải pháp cũng đã được UBND tỉnh đề ra trong Kế hoạch  phù hợp với từng loại hình HTX. Cụ thể, đối với hợp tác xã công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường

 “Tiếp tục củng cố, nâng cao hiệu quả và mở rộng quy mô phạm vi hoạt động của các HTX hiện có. Phát triển mới HTX ở những ngành nghề và nơi có thế mạnh, có nguồn nhân lực và nguyên liệu tại chỗ, nhất là trong lĩnh vực chế biến nông, lâm, thủy sản, công nghiệp phục vụ nông nghiệp, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Chú trọng phát triển ngành nghề truyền thống, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ. Gắn kết HTX với các chương trình khuyến công, hiện đại hóa công nghiệp, nông thôn, làm hạt nhân phát triển tiểu thủ công nghiệp tại các cụm điểm công nghiệp, khu vực nông thôn”.

Tương tự, đối với hợp tác xã Thương mại - Dịch vụ cần tập trung “Củng cố các HTX thương mại dịch vụ hiện có và từng bước phát triển các HTX thương mại - dịch vụ thu hút các hộ buôn bán cá thể và hộ kinh doanh khác tập trung ở thị trấn, thị xã và cụm dân cư nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu đa dạng của dân cư, đáp ứng các dịch vụ hợp đồng cung ứng vật tư, hàng tiêu dùng và tiêu thụ sản phẩm cho các hộ nông dân. Tiếp tục mở rộng và phát triển các HTX trong các ngành và lĩnh vực khác như: Môi trường, nhà ở, giáo dục… Tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm và từng bước phát triển mô hình HTX quản lý - kinh doanh chợ ở thị xã, thị trấn và khu vực đông dân cư”.

Để triển khai thành công các định hướng trên, ngành Công Thương cần chú trọng thực hiện một số giải pháp đột phá, có tính thực tiễn cao như:

- Tăng cường năng lực tổ chức, điều hành, hoạt động, kinh doanh cho các HTX, xúc tiến thương mại, đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất, chế biến sản phẩm; tăng cường liên doanh, liên kết giữa các HTX và giữa HTX với doanh nghiệp. Đồng thời, lựa chọn một số HTX có quy mô phù hợp để hỗ trợ xây dựng mô hình liên kết chuỗi với doanh nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao; tập trung nguồn lực hỗ trợ cho việc xây dựng và nhân rộng các mô hình HTX điểm.

- Xây dựng mô hình HTX liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, chương trình OCOP. Ứng dụng công nghệ 4.0 và từng bước thực hiện chuyển đổi số nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường và từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ, sản phẩm.

 

 


Kim Bình – Văn phòng Sở

Lượt xem: 3931

Thống kê truy cập

Đang truy cập:452

Tổng truy cập: 17948971