Truy cập nội dung luôn

Sở công thương Bình dương

Binh duong department of Industry and trade

Hội nhập: Chính sách thuế vào thị trường châu Âu

2022-02-22 16:33:00.0

Hội nhập: Chính sách thuế vào thị trường châu Âu

Các nước Liên minh châu Âu (EU) hiện nay áp dụng thuế nhập khẩu chung (0-20%) đối với hàng hoá công nghiệp từ các nước không phụ thuộc EU và các nước không thuộc Hiệp hội Mậu dịch tự do châu Âu (EFTA). Ngoài ra một số hàng thực phẩm và hàng nông sản như thịt bò và các phẩm từ sữa phải tuân thủ theo quy định về hạn ngạch. Chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) chia ra gồm: (1) Ưu đại thuế quan về phổ cập (Standard GSP); (2) Ưu đãi đặc biệt (GSP+); (3) Miễn thuế nhập khẩu và hạn ngạch (trừ vũ khí).

Việt Nam thuộc nhóm các nước nước đang phát triển được áp dụng theo tại EU với Thuế quan phổ cập( Standard GSP) quy định (EU) tại số 978/2015 ngày 25/12/2012 có hiệu lực ngày 01/01/2014 ( chi tiết về chính sách thuế GSP tại: https://ec.europa.eu/taxation_customs/taxation_eu). Các sản phẩm được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập được chia làm 4 nhóm như sau:

- Nhóm 1 (sản phẩm rất nhạy cảm): phần lớn là nông sản và một số ít sản phẩm nông nghiệp tiêu dùng, có hạn mức thuế suất bằng 85% thuế suất tối huệ quốc. Đây là nhóm mặt hàng hạn chế nhập khẩu vào EU.

- Nhóm 2 (các sản phẩm nhạy cảm): chủ yếu là thực phẩm, đồ uống, hoá chất, nguyên liệu, hàng thủ công, có hạn mức thuế suất bằng 85% thuế suất tối huệ quốc. Đây cũng là mặt hàng không khuyến kích nhập vào EU.

Hình minh hoạ.

 

- Nhóm 3(sản phẩm bán nhạy cảm): phần lớn là hải sản đông lạnh, có hạn mức thuế suất bằng 35% thuế suất tối huệ quốc. Nhóm mặt hàng này được khuyến khích nhập.

- Nhóm 4(sản phẩm không nhạy cảm): đa phần là thực phẩm, đồ uống, nguyên liệu, nông sản…thuế suất bằng 0-10% thuế suất tối huệ quốc. Đây là mặt hàng khuyến khích nhập khẩu vào thị trường EU.

Ngoài ra, các loại thuế khác đánh vào hàng nhập khẩu, khi vào thị trường EU như Thuế VAT, Thuế chống bán phá giá, Thuế đối kháng (thuế chống trợ cấp), Thuế tự vệ, Thuế tiêu thụ đặc biệt.

Theo đó, Việt Nam được hưởng GSP đối với tất cả các mặt hàng, kể cả những mặt hàng trước đã từng xếp vào nhóm hàng đã “trưởng thành” như giày dép, nón, ô dù…. Đây là chính sách thuế ưu đãi thương mại đơn phương của EU nhằm giúp các nước đang phát triển tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá thông qua miễn/giảm nhập khẩu vào thị trường EU một cách thuận lợi hơn.

 


Thanh Tâm – P.QLTM

Lượt xem: 6931

Thống kê truy cập

Đang truy cập:429

Tổng truy cập: 18246032