Truy cập nội dung luôn

Sở công thương Bình dương

Binh duong department of Industry and trade

Việt Nam tăng cường hợp tác Quốc tế để Phát triển ngành Halal

2022-07-01 09:25:00.0

Việt Nam tăng cường hợp tác Quốc tế để Phát triển ngành Halal

Halal theo ngôn ngữ Ả Rập có nghĩa là "hợp pháp" hoặc “được phép dùng”. Thuật ngữ này thường được dùng trong đời sống của người Hồi giáo để mô tả cái gì đó/ điều gì đó là được phép ăn/uống/ sử dụng hoặc thực hiện. Diễn đàn công nhận Halal Quốc tế (IHAF) là diễn đàn duy nhất trên thế giới quy định và thống nhất về Halal. Thành viên bao gồm 38 cơ quan công nhận và hơn 35 quốc gia ở châu Phi, châu Á, châu Úc, châu Âu và châu Mỹ. Thông qua các thành viên của mình, IHAF đại diện ngành công nghiệp Halal trên thế giới phục vụ thị trường Halal toàn cầu với 1,8 tỷ người theo đạo Hồi trên toàn thế giới. Về chứng nhận Halal hiện nay có hơn 200 logo Halal là chương trình đánh giá theo chuẩn mực quốc tế cho sản phẩm/dịch vụ có trách nhiệm. Đây là quá trình xem xét đánh giá độc lập, khách quan để xác nhận/ Công nhận rằng những sản phẩm/dịch vụ cụ thể được đánh giá không sử dụng các thành phần Haram (là bị cấm) và điều kiện sản xuất/cung cấp dịch vụ đáp ứng yêu cầu của luật Shari’ah và tiêu chuẩn Halal.

 

Bà Phan Thị Khánh Duyên – PGĐ-SCT chủ trì tại điểm cầu Bình Dương

Ngày 28/6/2022, Bộ Ngoại giao chủ trì tổ chức Hội nghị tăng cường hợp tác quốc tế phát triển ngành Halal Việt Nam với sự tham gia khoảng 250 đại biểu trực tiếp và 63 điểm đầu cầu của các tỉnh tham gia trực tuyến. Điểm đầu cầu tại Bình Dương gồm có Bà Phan Thị Khánh Duyên – Phó Giám đốc Sở Công Thương chủ trì và đại diện Sở Ngoại vụ, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư và phòng Kinh tế các huyện, thị xã, thành phố tham dự.

Tại Hội nghị diễn ra gồm phiên 1 trao đổi về Thực trạng và triển vọng phát triển ngành Halal tại Việt Nam nhằm xác định những thuận lợi, khó khăn và điểm nghẽn trong sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm Halal của Việt Nam sang thị trường Halal toàn cầu; Đánh giá thực trạng đạt được chứng nhận Halal của sản phẩm Việt Nam; Triển vọng phát triển ngành Halal của Việt Nam; Vai trò của hợp tác quốc tế trong phát triển ngành Halal Việt Nam. Tại phiên 2 hội nghị trao đổi về Tăng cường hợp tác Quốc tế để phát triển ngành Halal Việt Nam qua đó giúp doanh nghiệp có kinh nghiệm phát triển ngành Halal của các nước trên thế giới; Vai trò của hợp tác quốc tế trong phát triển ngành Halal của các nước và đề xuất khả năng hợp tác với Việt Nam.

 

Phiên thảo luận

Nhằm phân tích, đánh giá thực trạng của Việt Nam trong thời gian qua  các chuyên gia đã chia sẻ, trao đổi thông tin về hàng hoá xuất sang các nước có chứng nhận Halal; các doanh nghiệp chia sẻ những thuận lợi, khó khăn, kinh nghiệm khi xuất sang thị trường này. Ngoài ra, Đại sứ quán Việt Nam tại các nước liên quan, đại diện một số tổ chức khu vực, quốc tế chia sẻ những quy định về Halal, kinh nghiệm những lỗi mắc phải khi xuất hàng hoá và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong việc hợp tác phát triển ngành Halal. Để hiểu rỏ và thủ tục xuất hàng hoá sang các nước có yêu cầu chứng nhận Hala, các tổ chức, cá nhân có thể thực hiện theo hướng dẫn về thủ tục và yêu cầu của chứng nhận Halal theo đường link: https://hdcglobal.com/about-hdc/  hoặc tải file hướng dẫn tiếng việt sau:

/documents/296837/1457606/H%C6%B0%E1%BB%9Bng+d%E1%BA%ABn+v%E1%BB%81+th%E1%BB%A7+t%E1%BB%A5c+Halal+%26+Profile+HCA.pdf/18aa3b92-06cb-4cb4-bf3a-000cad230149

 

Bình Dương tham dự Hội nghị trực tuyến về Halal.

 

 


Thanh Tâm – P.QLTM

Lượt xem: 2306

Thống kê truy cập

Đang truy cập:358

Tổng truy cập: 17934109