Truy cập nội dung luôn

Sở công thương Bình dương

Binh duong department of Industry and trade

Việt Nam: Điểm sáng về ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp

2011-01-07 14:24:00.0

Việt Nam là quốc gia có tiềm năng nhất tại Châu Á về phát triển thương mại điện tử - yếu tố quyết định đến phát triển kinh tế dài hạn cho một quốc gia. Theo thống kê mới nhất của Viện Tin học doanh nghiệp thuộc Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI), năm 2009 tỷ lệ doanh nghiệp có kết nối internet ở nước ta là 92,4%, tỷ lệ doanh nghiệp có sử dụng phần mềm quản lý nguồn lực sản xuất kinh doanh, tài chính và chi phí là 80,3%.

Việt Nam là quốc gia có tiềm năng nhất tại Châu Á về phát triển thương mại điện tử - yếu tố quyết định đến phát triển kinh tế dài hạn cho một quốc gia.

Theo thống kê mới nhất của Viện Tin học doanh nghiệp thuộc Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI), năm 2009 tỷ lệ doanh nghiệp có kết nối internet ở nước ta là 92,4%, tỷ lệ doanh nghiệp có sử dụng phần mềm quản lý nguồn lực sản xuất kinh doanh, tài chính và chi phí là 80,3%.

 Kết quả này tương đồng với báo cáo thương mại điện tử ở Việt Nam do Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (Bộ Công Thương) đưa ra. Theo đó, có 99% số doanh nghiệp đã kết nối internet, trong đó kết nối băng thông rộng chiếm 98%. Tỷ lệ doanh nghiệp có website năm 2008 đạt 45%, tăng 7% so với năm 2007.

 Một trong những điểm sáng nhất về ứng dụng thương mại điện tử của doanh nghiệp là tỷ lệ đầu tư cho phần mềm tăng trưởng nhanh, chiếm 46% trong tổng đầu tư cho công nghệ thông tin của doanh nghiệp năm 2008. Trong khi đó, đầu tư cho phần cứng giảm từ 55,5% (năm 2007) xuống còn 39% (năm 2008). Sự dịch chuyển cơ cấu đầu tư này cho thấy doanh nghiệp đã bắt đầu chú trọng đầu tư cho các phần mềm ứng dụng để triển khai thương mại điện tử sau khi ổn định hạ tầng công nghệ. 

 Doanh thu từ thương mại điện tử đã rõ ràng và có xu hướng tăng đều qua các năm. 75% doanh nghiệp có tỷ trọng doanh thu từ 5% trở lên trong năm 2008. Gần 40% doanh nghiệp có 15% doanh thu từ thương mại điện tử. Hơn 60% doanh nghiệp tin rằng doanh thu nhờ thương mại điện tử sẽ còn tăng hơn nữa trong thời gian tới, chứng tỏ niềm tin và sự lạc quan của doanh nghiệp đối với việc ứng dụng thương mại điện tử để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh. Đây là những con số rất đáng khích lê, cho thấy thương mại điện tử đã thực sư đem lại những lợi ích cụ thể cho các doanh nghiệp. 

 Trong bối cảnh kinh tế nhiều khó khăn và môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay, doanh nghiệp rất cần các công cụ, phương thức mới để làm sao có thể tồn tại và phát triển. Và thương mại điện tử chính là công cụ hiệu quả được đa số các doanh nghiệp trên thế giới lựa chọn. Thương mại điện tử không chỉ gia tăng doanh thu và lợi nhuận trực tiếp cho doanh nghiệp mà còn góp phần quảng bá, phát triển thương hiệu doanh nghiệp và thương hiệu quốc gia. Việc ngày càng có nhiều doanh nghiệp quan tâm và ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng thương hiệu đã cho thấy tầm nhìn của doanh nghiệp Việt Nam đang được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên cũng cần phải kể tới một số doanh nghiệp vẫn còn e dè trong việc ứng dụng thương mại điện tử do lo ngại tính bảo mật thông tin khi hòa mạng, song theo trào lưu chung của thế giới chắc chắn số doanh nghiệp này sẽ phải thay đổi...

Nghị định mới hướng dẫn Luật Doanh nghiệp

Nghị định số 102/2010/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp đã có hiệu lực từ 15/11/2010. So với nghị định cũ, nghị định này bổ sung một số quy định về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ, về vốn điều lệ của Công ty và số cổ phần được quyền phát hành của Công ty cổ phần, về một số vấn đề liên quan đến đại hội đồng cổ đông...

Theo đó, quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn. Bộ Tài chính hướng dẫn việc định giá góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ. 

Cũng theo nghị định này, thời hạn mà thành viên hoặc chủ sở hữu Công ty TNHH phải góp đủ số vốn đã cam kết vào vốn điều lệ không quá 36 tháng kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký bổ sung, thay đổi thành viên. Vốn điều lệ của Công ty cổ phần là tổng giá trị mệnh giá số cổ phần đã phát hành; số cổ phần đã phát hành là số cổ phần mà các cổ đông đã thanh toán đủ cho Công ty.

Tại thời điểm đăng ký kinh doanh thành lập doanh nghiệp, vốn điều lệ của Công ty cổ phần là tổng giá trị mệnh giá các cổ phần do các cổ đông sáng lập và các cổ đông phổ thông khác đã đăng ký mua và được ghi trong điều lệ Cty; số cổ phần này phải được thanh toán đủ trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Một số vấn đề về đại hội đồng cổ đông Công ty cổ phần cũng được Nghị định quy định rõ thêm, chẳng hạn như việc trường hợp cổ đông dự họp là người có liên quan không có quyền biểu quyết thì nghị quyết của đại hội đồng cổ đông về vấn đề đó được thông qua khi có ít nhất 65% hoặc 75% tổng số phiếu được quyền biểu quyết tương ứng theo quy định tại các điểm a và b khoản 3 Điều 104 Luật Doanh nghiệp.


Lượt xem: 158

Thống kê truy cập

Đang truy cập:382

Tổng truy cập: 17942938