Truy cập nội dung luôn

Sở công thương Bình dương

Binh duong department of Industry and trade

UBND tỉnh Bình Dương chỉ thị tăng cường biện pháp xử lý vi phạm hành lang bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp

2011-03-23 17:38:00.0

Ngày 17 tháng 3 năm 2011, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đã ban hành Chỉ thị số 03/2011/CT-UBND Về việc tăng cường tăng cường biện pháp xử lý vi phạm hành lang bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp.

Ngày 17 tháng 3 năm 2011, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đã ban hành Chỉ thị số 03/2011/CT-UBND Về việc tăng cường tăng cường biện pháp xử lý vi phạm hành lang bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp.
 

 

Ảnh minh họa: Nhà ở xây dựng vi phạm hành lang bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp

Chỉ thị này yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và thủ trưởng các đơn vị quản lý vận hành lưới điện cao áp trên địa bàn tỉnh tăng cường biện pháp xử lý trong thời gian tới, phù hợp với hệ thống các văn bản hiện hành, nhằm bảo vệ tính mạng cho người, tài sản của Nhà nước và nhân dân. Bên cạnh đó, Chỉ thị cũng yêu cầu các việc cần thực hiện tốt nội dung sau:

1. Đối với chính quyền địa phương

- Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã có trách nhiệm: Quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn, ngăn chặn xử lý kịp thời các trường hợp xây dựng vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp; Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc hỗ trợ các đơn vị quản lý vận hành lưới điện hoàn tất thủ tục xác định hiện trạng vị trí trồng trụ, hướng tuyến đường dây điện đi qua địa phương; Phối hợp với các ngành có liên quan kiểm tra, lập biên bản các hành vi vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp trên địa bàn; Xử phạt vi phạm hành chính các trường hợp vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp theo thẩm quyền quy định tại Nghị định số: 68/2010/NĐ-CP; Ban hành quyết định xử lý vi phạm về hành lang an toàn lưới điện cao áp và tổ chức cưỡng chế đối với các trường hợp vi phạm theo thẩm quyền; Chịu trách nhiệm trong việc cấp phép xây dựng cho các tổ chức, cá nhân xây dựng mới hoặc cải tạo công trình làm vi phạm đến hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp.

- Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm: Quản lý toàn diện về trật tự xây dựng trên địa bàn, có nhiệm vụ kiểm tra, xử lý kịp thời và báo cáo cấp trên các trường hợp vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp xảy ra trên địa bàn; Phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan kiểm tra, lập biên bản các hành vi vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp trên địa bàn. Xử phạt vi phạm hành chính các trường hợp vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp  theo thẩm quyền quy định tại Nghị định số 68/2010/NĐ-CP; Chỉ đạo Tổ công tác quản lý trật tự xây dựng xã, phường, thị trấn có trách nhiệm kiểm tra, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp  trên địa bàn, cùng cán bộ ngành điện và cán bộ quản lý trật tự xây dựng huyện, thị xã lập biên bản, hồ sơ vi phạm yêu cầu đình chỉ và đề xuất biện pháp xử lý, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xử lý các trường hợp vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp theo quy định; 

2. Đối với các sở, ban, ngành có liên quan: thực hiện nhiệm vụ, chức năng được phân công. Riêng Sở Công Thương phải: Đề xuất các biện pháp khắc phục, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp; Tổ chức tập huấn nghiệp vụ, kiểm tra, xử lý các vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp theo quy định pháp luật; Kiểm tra việc lập biên bản, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm trên địa bàn tỉnh; Đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh và các sở, ngành của tỉnh: Khen thưởng các đơn vị, cá nhân có nhiều thành tích trong công tác xử lý vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp và xử lý kỷ luật những tổ chức, cá nhân thiếu trách nhiệm hoặc cố ý làm trái với quy định của nhà nước trong công tác quản lý trật tự xây dựng liên quan đến hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp; Theo dõi, tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện Chỉ thị này và các văn bản quy định của Nhà nước về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh định kỳ 6 tháng, năm.

3. Đối với cơ quan quản lý vận hành lưới điện cao áp trên địa bàn tỉnh: Thường xuyên kiểm tra, rà soát các tuyến đường dây dẫn điện và trạm biến áp nhằm phát hiện ngăn chặn kịp thời các trường hợp vi phạm và thông báo ngay đến cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định; Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị xây dựng mới hoặc cải tạo công trình và hồ sơ có liên quan của chủ đầu tư hoặc chủ sở hữu hoặc người sử dụng hợp pháp công trình (gọi tắt là chủ công trình), đơn vị quản lý lưới điện cao áp phải có trách nhiệm khảo sát hiện trường nơi dự kiến xây dựng, cải tạo công trình và lập văn bản thỏa thuận với chủ công trình về an toàn điện đối với nhà ở, công trình xây dựng. Trường hợp không thỏa thuận được phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do; Ngừng cấp điện khi có yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp theo quy định về trình tự và thủ tục ngừng, giảm mức cung cấp điện của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương); Tuyên truyền, phổ biến các quy định của Nhà nước về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp; Chủ động phối hợp với các sở, ngành, chính quyền địa phương kiểm tra, xử lý các vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp.

Chỉ thị này thay thế Chỉ thị số 45/2007/CT-UBND ngày 31/12/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc tăng cường biện pháp xử lý công trình xây dựng vi phạm hành lang bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp và có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký./. 

Chi tiết Chỉ thị xem tại đây


Lượt xem: 188

Thống kê truy cập

Đang truy cập:458

Tổng truy cập: 18350093