Truy cập nội dung luôn

Sở công thương Bình dương

Binh duong department of Industry and trade

Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Phát triển công nghiệp tổ chức Đoàn học tập kinh nghiệm về công tác khuyến công tại tỉnh Ninh Thuận.

2019-05-30 15:00:00.0

Thực hiện chương trình công tác khuyến công địa phương năm 2019, nằm trong chương trình nâng cao năng lực quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động khuyến công. Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Phát triển công nghiệp đã tổ chức Đoàn học tập kinh nghiệm về công tác khuyến công tại tỉnh Ninh Thuậntừ ngày 22- 24/5/2019.

Đoàn công tác gồm 16 người do bà Phan Thị Khánh Duyên – Phó Giám đốc Trug tâm làm trưởng đoàn, đại diện phòng QLCN – Sở Công thương Bình Dương, Phòng Khuyến công và Phát triển công nghiệp, cùng các cộng tácviên khuyến công trong năm 2019.

Quang cảnh buổi làm việc của đoàn Bình Dương và Ninh Thuận

Tiếp và làm việc với Đoàn có đại diện Lãnh đạo Sở Công thương tỉnh Ninh Thuận, gồm: ông Đạo Văn Rớt và ông Trần Quốc Sanh - Phó Giám đốc Sở Công thương, đại diện phòng Quản lý công nghiệp tỉnh Ninh Thuận; ông Phạm Thanh Bình (Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm) và tập thể các cán bộ viên chức Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Ninh Thuận.

Tại buổi tiếp và làm việc với Đoàn, các Đồng chí và thành viên trong buổi làm việc đã trao đổi thẳng thắn và cởi mở giải đáp những khó khăn, thắc mắc trong quá trình triển khai thực hiện công tác khuyến công tại địa phương: công tác xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về khuyến công tại địa phương; cách thức triển khai thực hiện đề án khuyến công đạt hiệu quả; chương trình tiết kiệm năng lượng và sản xuất sạch hơn, chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận...

Với phương châm biến hạn chế thành lợi thế, dựa vào điều kiện tự nhiên, Ninh Thuận đã thu hút rất nhiều dự án năng lượng tái tạo đăng ký đầu tư. Hoạt động các nhà máy điện mặt trời, điện gió hiện hữu với 7 dự án điện mặt trời, 5 dự án điện gió và đang triển khai dự án điện khí...để trong lương lai gần Ninh Thuận sẽ trở thành trung tâm năng lượng tái tạo của cả nước.

Theo đánh giá chung tại tỉnh Ninh Thuận, vai trò của công tác khuyến công ngày càng phát huy hiệu quả và có sức lan tỏa đến cộng đồng doanh nghiệp và đã được thừa nhận nên việc phối hợp với doanh nghiệp, phòng Kinh tế - Hạ tầng các huyện tương đối tốt. Ủy ban nhân dân tỉnh, các sở, ngành địa phương đã đánh giá cao về công tác khuyến công thời gian qua trên địa bàn nên đã có những hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động khuyến công và công nghiệp nông thôn phát triển. Trong đó thế mạnh rõ nét nhất là việc UBND tỉnh đã công nhận 12 sản phẩm đặc thù của Tỉnh giai đoạn 2018 – 2020, có 6 sản phẩm cây trồng là nho, táo, măng tây, tỏi, nha đam, rong sụn; 3 sản phầm vật nuôi đặc thù là tôm giống, cừu, dê; 3 sản phẩm làng nghề đặc thù là nước mắm Cà Ná, thổ cẩm Mỹ Nghiệp, gốm Bàu Trúc. Ngoài ra, có 3 sản phẩm tiềm năng đặc thù khác gồm heo đen, bò vàng, trái cây Ninh Sơn từ đó có kế hoạch hỗ trợ phát triển sản xuất và đẩy mạnh xúc tiến thương mại nhằm phát huy thế mạnh và khai thác hiệu quả tiềm năng lợi thế của địa phương 

Trong năm 2018 Sở Công Thương tỉnh Ninh Thuận đã trình UBND tỉnh ban hành Quyết định số 62/QĐ-UBND ngày 01/8/2018 về hình thức và mức hỗ trợ Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đến năm 2025. Theo đó, Sở Công Thương là cơ quan quản lý Chương trình hỗ trợ được bố trí tối đa 1,5% kinh phí hỗ trợ của Chương trình hỗ trợ phát triển công nghiệp hỗ trợ của tỉnh và nằm trong dự toán do Ủy ban nhân dân tỉnh giao hàng năm để tổ chức thẩm định, kiểm tra, giám sát, nghiệm thu... Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại thuộc Sở Công Thương là đơn vị trực tiếp triển khai, chuyển trả và quyết toán kinh phí thuộc Chương trình hỗ trợ phát triển công nghiệp hỗ trợ. Hiện Trung tâm đã bắt đầu triển khai chương trình.

Đối với việc huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước để triển khai các nội dung hoạt động khuyến công, Trung tâm có thỏa thuận hợp tác với Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV) thực hiện Dự án “Nâng cao vai trò phụ nữ trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp” (FLOW/EOWE). Chương trình được đánh giá rất hiệu quả, các mức chi sử dụng được thanh toán trực tiếp qua tài khoản ngân hàng căn cứ trên đánh giá hiệu quả triển khai công việc mà không phụ thuộc vào các quy định tài chính.

Bà Phan Thị Khánh Duyên – Trưởng Đoàn tặng quà lưu niệm cho ông Phạm Thanh Bình - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm tỉnh Ninh Thuận

Qua chuyến công tác học tập và trao đổi kinh nghiệm công tác khuyến công tại tỉnh Ninh Thuận đoàn đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm về quản lý khuyến công áp dụng phù hợp với tình kinh tế, xã hội của địa phương; các thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động từ đó giúp cho cán bộ làm công tác khuyến công nâng cao nhận thức, kiến thức và kinh nghiệm để vận dụng trong quá trình triển khai các hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh cho phù hợp và ngày càng đạt hiệu quả cao hơn.

Theo đó kế hoạch, đề án khuyến công cần phối hợp với chính quyền địa phương cần tổ chức khảo sát, cập nhật thông tin, đánh giá sát thực nhu cầu của cơ sở sản xuất; đồng thời chú trọng hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm các đề án khuyến công (đề án nhóm, điểm) tạo nên chuỗi giá trị trong một số ngành, lĩnh vực là thế mạnh của địa phương.Trong thời gian tới Sở Công Thương cũng sẽ tham mưu UBND tỉnh Bình Dương ban hành hình thức và mức hỗ trợ Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Bình Dương để làm cơ sở pháp lý hỗ trợ thiết thực nhất đến các ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn.


Lượt xem: 2664

Thống kê truy cập

Đang truy cập:397

Tổng truy cập: 17950684