Truy cập nội dung luôn

Sở công thương Bình dương

Binh duong department of Industry and trade

Tọa đàm: “Gia tăng tỷ lệ tận dụng ưu đãi trong CPTPP”

2022-12-01 14:21:00.0

Tọa đàm: “Gia tăng tỷ lệ tận dụng ưu đãi trong CPTPP”

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương gọi tắt là Hiệp định CPTPP, là một hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, gồm 11 nước thành viên là: Ốt-xtrây-li-a, Bru-nây, Ca-na-đa, Chi-lê, Nhật Bản, Ma-lai-xi-a, Mê-hi-cô, Niu Di-lân, Pê-ru, Xinh-ga-po và Việt Nam. Hiệp định đã được ký kết ngày 08 tháng 3 năm 2018 tại thành phố San-ti-a-gô, Chi-lê, và chính thức có hiệu lực từ ngày 30 tháng 12 năm 2018 có nhóm 6 nước. Việt Nam, Hiệp định có hiệu lực từ ngày 14 tháng 01 năm 2019.

Từ đó, Bình Dương đã triển khai Hiệp định đến các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh và trong năm 2022 Bình Dương đã đạt được những kết quả khả quan trong hoạt động sản xuất công nghiệp tăng trưởng ổn định; xuất khẩu tuy vẫn duy trì được mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ năm 2021; thặng dư thương mại đạt gần 10 tỷ đô la Mỹ. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước tăng 8,9% so với năm 2021, kim ngạch xuất khẩu đạt 35 tỷ 687 triệu đô la Mỹ, tăng 9% so với năm 2021; kim ngạch nhập khẩu đạt 25 tỷ 813 triệu đô la Mỹ, tăng 1% so cùng kỳ. Riêng đối với thị trường thị trường các nước thuộc khối CPTPP: Xuất khẩu 10 tháng năm 2022 đạt 2,948 tỷ USD, tăng 11,02% so với cùng kỳ, chiếm 13,6% tổng kinh ngạch xuất khẩu cả tỉnh; nhập khẩu 10 tháng năm 2022 đạt 3,409 tỷ USD, tăng 3,32% so với cùng kỳ, chiếm 16,2% tổng kinh ngạch nhập khẩu cả tỉnh. Nhập siêu từ thị trường CPTPP đạt 461 triệu USD. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài: Trên địa bàn tỉnh hiện có 39 dự án đầu tư thuộc các nước CPTPP với tổng vốn đầu tư đạt gần 1 tỷ USD. Dẫn đầu là Nhật Bản, Singapore, Canada, Malaysia, Australia.

 

Sở Công Thương Bình Dương và Tạp chí Công Thương toạ đàm cùng doanh nghiệp

 

Đến nay, có thể nói hầu hết các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu trên địa bàn tỉnh đều có nhận thức, hiểu biết nhất định về cam kết và thị trường các nước CPTPP. Đặc biệt là các cam kết cắt giảm thuế quan, các quy định để được cấp xuất sứ hàng hóa (C/O) để được hưởng các ưu đãi thuế quan. Để khai thác hiệu quả Hiệp định CPTPP, ngành Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành, đơn vị có liên quan triển khai một số định hướng, giải pháp trọng tâm như: Tập trung Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ; Tập trung phát triển dịch vụ chất lượng cao hỗ trợ cho xuất nhập khẩu hàng hóa; Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp khai thác tốt các Hiệp định FTA đã ký kết ; Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tìm kiếm, kết nối nguồn cung nguyên, vật liệu trong nước phục vụ sản xuất nhằm tăng tỷ lệ nội địa hoá, giảm lệ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu; Tăng cường công tác cải cách hành chính thông qua các giải pháp chuyển đổi số, nhằm tận dụng các lợi thế công nghệ thông tin để tuyên truyền và phổ biến sâu rộng hơn nữa các quy định liên quan tới C/O ưu đãi, lợi thế của việc hàng hóa được cấp C/O ưu đã đến các cá nhân, doanh nghiệp đóng trên địa bàn và các vùng lân cận.

 

 


Thanh Tâm-P.QLTM

Lượt xem: 2036

Thống kê truy cập

Đang truy cập:411

Tổng truy cập: 17922705