Truy cập nội dung luôn

Sở công thương Bình dương

Binh duong department of Industry and trade

TỈNH BÌNH DƯƠNG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KHU VỰC DỊCH VỤ THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

2021-12-17 17:21:00.0

TỈNH BÌNH DƯƠNG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KHU VỰC DỊCH VỤ THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

Ngày 01/4/2021, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050”; ngay sau đó ngày 13/4/2021, UBND tỉnh đã có văn bản số 1448/UBND – KT triển khai thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Cơ sở hạ tầng cần được nâng cao để phát triển ngành Logistics

Để triển khai thực hiện Chiến lược theo Quyết định số 531/QĐ-TTg, các địa phường xây dựng chương trình hành động thực hiện Chiến lược trong phạm vi lãnh thổ quản lý. Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra, giám sát tiến độ và kết quả thực hiện Chiến lược trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao. Định kỳ vào tháng 12 hàng năm, bắt đầu từ năm 2021, kiểm điểm tình hình thực hiện Chiến lược và báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Đối với với ngành Công Thương, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan xây dựng chương trình hành động thực hiện Chiến lược, trọng tâm là các lĩnh vực liên quan đến dịch vụ phân phối, thương mại điện tử, logistics.

Trong đó, dịch vụ phân phối sẽ tập trung thực hiện: Trong dịch vụ phân phối truyền thống: Phát triển phân phối thành một ngành có khả năng cạnh tranh; phát triển đồng bộ hệ thống phân phối bán buôn, bán lẻ; tăng cường kết nối giữa doanh nghiệp sản xuất, phân phối, các hiệp hội và cơ quan quản lý để phát triển mạnh thị trường trong và ngoài nước. Đổi mới nội dung và phương thức quản lý phù hợp với từng loại hình thương mại truyền thống, đặc biệt là chợ; tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động phân phối, bán lẻ, đặc biệt là các hoạt động lập cơ sở bán lẻ, phát triển chuỗi bán lẻ trong nước của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhằm đảm bảo sự phát triển, cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế tham gia thị trường phân phối. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm việc trong lĩnh vực phân phối, bán lẻ nhằm thúc đẩy hiệu quả hoạt động của các chủ thể kinh doanh. Đối với dịch vụ thương mại điện tử: Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách cho việc phát triển và ứng dụng kinh tế số; phát triển các sản phẩm, giải pháp công nghệ số và hỗ trợ doanh nghiệp triển khai ứng dụng trong từng công đoạn của chu trình kinh doanh; các dịch vụ tích hợp dựa trên công nghệ tiên tiến như công nghệ thẻ thông minh, công nghệ Block Chain, công nghệ nhận dạng đối tượng, mã vạch…

Phát triển Thương mại điện tử trở thành xu hướng tất yếu

Huy vọng rằng, sau khi thực hiện thành công các nhiệm vụ thông qua một số giải pháp thiết thực, ngành dịch vụ của Việt Nam sẽ đạt được mục tiêu “Phát triển khu vực dịch vụ trở thành khu vực chủ chốt, chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế với chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh cao, ngang bằng với nhóm các quốc gia phát triển trong ASEAN - 4, phù hợp với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế” như Chiến lược đã đề ra.

 

 

 


Kim Bình – Văn phòng Sở

Lượt xem: 6611

Thống kê truy cập

Đang truy cập:341

Tổng truy cập: 17932729