Truy cập nội dung luôn

Sở công thương Bình dương

Binh duong department of Industry and trade

Tích trữ xăng dầu có vi phạm pháp luật?

2022-04-28 15:40:00.0

Từ đầu năm đến nay, giá xăng dầu diễn biến bất thường, tình trạng tích trữ xăng dầu không kinh doanh đã xuất hiện trong nhân dân, làm tăng nguy cơ cháy nổ. Vậy hành vi này có vi phạm pháp luật hay không?

Theo Luật Phòng cháy chữa cháy 2001 (sửa đổi bổ sung 2013), sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép chất nguy hiểm về cháy, nổ là hành vi bị nghiêm cấm. Nếu tích trữ, có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Xăng dầu là hàng dễ cháy, nổ nếu không có hệ thống lưu cất quy chuẩn. Do đó, việc tích trữ mặt hàng này phải tuyệt đối tuân thủ các quy định về an toàn phòng cháy chữa cháy (PCCC), nếu vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Với trường hợp việc tích trữ xăng dầu lại không đảm bảo các điều kiện an toàn gây ra cháy nổ, thiệt hại đến người và tài sản thì ngoài bị xử phạt hành chính, người vi phạm có thể phải chịu trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại cho người bị hại.

Về hình thức xử lý hành chính

Theo khoản 4 Điều 32 Nghị định 144/2021/NĐ-CP: Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân có hành vi tàng trữ trái phép chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ.

Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. (khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP)

Về trách nhiệm hình sự

Thứ nhất, người có hành vi tàng trữ xăng dầu có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "Vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy", theo Điều 313 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Tuỳ theo mức độ thiệt hại về người và tài sản, người vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy thể bị phạt cải tạo không giam giữ, hoặc phạt tù.

Khung hình phạt cao nhất lên tới 12 năm tù, trong trường hợp: Làm chết 3 người trở lên; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 3 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên hoặc gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến 05 năm.

Thứ hai, đối với hành vi tích trữ số lượng lớn xăng, dầu nhưng không bán ra ngoài cho người tiêu dùng nhằm mục đích chuộc lợi, gây ảnh hưởng tới cộng đồng thì có thể bị xử lý hình sự về "Tội đầu cơ" theo quy định Điều 196 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.

Theo đó, người nào lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế mua vét hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá, hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá có giá trị từ 500.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc bán lại để thu lời bất chính từ 100 triệu đến dưới 500 triệu đồng thì bị phạt tiền từ 30.000.000 - 60.000.000 đồng, hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Khung hình phạt cao nhất bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 7 năm đến 15 năm trong trường hợp hàng hóa trị giá 3.000.000.000 đồng trở lên; hoặc thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên; hoặc tái phạm nguy hiểm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.

Đối với trường hợp pháp nhân thương mại phạm tội có thể bị áp dụng hình phạt từ 300.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng tùy theo mức độ vi phạm và có thể bị áp dụng cấm kinh doanh, cấm hoạt động một số lĩnh vực nhất định, thậm chí là bị phạt tù từ 7 đến 15 n


Diệu Hằng – Văn phòng Sở

Lượt xem: 7339

Thống kê truy cập

Đang truy cập:373

Tổng truy cập: 17942846