Truy cập nội dung luôn

Sở công thương Bình dương

Binh duong department of Industry and trade

Tăng cường hợp tác toàn diện giữa ASEAN và Nam Mỹ

2021-06-19 11:11:00.0

Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR) là một khối tiểu vùng bao gồm Argentina, Brazil, Paraguay và Uruguay. Chile, Peru, Colombia và Ecuador là các thành viên liên kết của MERCOSUR, ngoài Guiana và Suriname.

Tất cả các quốc gia Nam Mỹ đều được liên kết với MERCOSUR, với tư cách là quốc gia thành viên hoặc thành viên liên kết. MERCOSUR được thành lập vào năm 1991 bởi Hiệp ước Asunción, sau đó được cập nhật vào năm 1994 bởi Hiệp ước Ouro Preto, nhằm đạt được: (i) Di chuyển tự do của hàng hóa và dịch vụ; (ii) Biểu thuế đối ngoại chung (CET); (iii) Chính sách ngoại thương chung; (iv) Hài hòa pháp luật; và (v) Điều phối các chính sách kinh tế vĩ mô.

Tăng cường hợp tác toàn diện giữa ASEAN và Nam Mỹ

Khối Thị trường chung Nam Mỹ được đặc trưng như một liên minh thuế quan đang trong quá trình hợp nhất, với các đặc điểm chung của thị trường, với việc loại bỏ các trở ngại đối với việc lưu thông các yếu tố sản xuất, cũng như việc thông qua một chính sách thuế quan chung đối với các nước thứ ba, thông qua một Biểu thuế ngoài chung (CET). MERCOSUR có tổng GDP khoảng 2,37 nghìn tỷ USD vào năm 2019 và dân số tương đương khoảng 40% dân số ASEAN.

MERCOSUR với tư cách là một Liên minh thuế quan, tiến hành đàm phán các hiệp định thương mại với các nước thứ ba hoặc các tổ chức khu vực với tư cách là một khối. MERCOSUR thực hiện các quan hệ đối ngoại thông qua (i) các Hiệp định thương mại bao gồm các hiệp định khung; các Hiệp định Thương mại tự do và bổ sung kinh tế; và các hiệp định thương mại ưu đãi; và (ii) các cơ chế đối thoại về các vấn đề kinh tế và thương mại, và về các vấn đề chính trị. Các cơ quan chính của MERCOSUR là: (i) Cơ quan ra quyết định (Hội đồng thị trường chung, Nhóm thị trường chung và Ủy ban thương mại); (ii) Ủy ban Liên hợp Nghị viện; (iii) Diễn đàn Tham vấn kinh tế và xã hội; và (iv) Ban Thư ký MERCOSUR.

Hội nghị thượng đỉnh MERCOSUR được tổ chức sáu tháng một lần, trong đó việc bàn giao chức vụ chủ tịch được diễn ra và hiện Argentina giữ chức Chủ tịch của MERCOSUR năm 2021. Quyết định được đưa ra bởi sự đồng thuận, với sự hiện diện của tất cả các quốc gia thành viên và có giá trị ràng buộc đối với các thành viên. Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và MERCOSUR lần đầu tiên được tổ chức không chính thức bên lề Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao lần thứ 3 của Diễn đàn Hợp tác Đông Á - Mỹ Latinh (FEALAC) vào năm 2007 tại Brasilia, Brazil. Theo đó, hai khu vực nhất trí tăng cường quan hệ liên khu vực, bao gồm hợp tác thương mại và đầu tư.

Đến Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN - MERCOSUR chính thức lần thứ nhất được tổ chức vào năm 2008 tại Brasilia, Brazil, trong đó công nhận rằng hợp tác kinh tế giữa hai bên có thể mang lại những kết quả rõ ràng, thông qua hợp tác trong các lĩnh vực an ninh năng lượng và an ninh lương thực, sở hữu trí tuệ , nông nghiệp, giao thông vận tải, du lịch và môi trường và giao lưu nhân dân.

Sau 9 năm gián đoạn, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN - MERCOSUR lần thứ hai đã được tổ chức vào năm 2017 bên lề Đại hội đồng Liên hợp quốc (UNGA) lần thứ 72 ở New York, Mỹ. Tại đó, các bên nhấn mạnh sự cần thiết phải phục hồi và tăng cường sự tham gia hợp tác hơn nữa về phát triển bền vững, du lịch, kết nối, đổi mới và giao lưu nhân dân. Tuy nhiên, vẫn chưa có bất kỳ hành động tiếp theo nào đối với các quyết định của cuộc họp này.

Việc điều phối quan hệ ASEAN - MERCOSUR được luân phiên theo thứ tự bảng chữ cái giữa các quốc gia thành viên ASEAN trên cơ sở từng năm. Philippines là điều phối viên quốc gia về quan hệ ASEAN - MERCOSUR cho năm 2021. Cơ sở dữ liệu của Ban Thư ký ASEAN ghi nhận tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa ASEAN và MERCOSUR đạt 28,23 tỷ USD vào năm 2019. Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ MERCOSUR vào ASEAN năm 2019 đạt 17,46 triệu USD.


https://congthuong.vn

Lượt xem: 308

Thống kê truy cập

Đang truy cập:401

Tổng truy cập: 17950816