Truy cập nội dung luôn

Sở công thương Bình dương

Binh duong department of Industry and trade

Sản xuất sạch hơn: Mục tiêu hướng đến của doanh nghiệp công nghiệp Bình Dương

2020-10-28 08:58:00.0

Mặc dù “sản xuất sạch hơn” đã được giới thiệu vào nước ta từ năm 1995. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, vẫn còn khá nhiều người mù mờ chưa hiểu, hoặc hiểu chưa đúng về khái niệm này. Vậy, sản xuất sạch hơn cần hiểu thế nào cho đúng!

Kỳ 1. Hiểu đúng về sản xuất sạch hơn

Mặc dù “sản xuất sạch hơn” đã được giới thiệu vào nước ta từ năm 1995. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, vẫn còn khá nhiều người mù mờ chưa hiểu, hoặc hiểu chưa đúng về khái niệm này. Vậy, sản xuất sạch hơn cần hiểu thế nào cho đúng!

Sản xuất sạch hơn là gì?

Theo định nghĩa của Chương trình Môi trường của Liên hiệp quốc (UNEP) thì Sản xuất sạch hơn là việc áp dụng liên tục chiến lược phòng ngừa tổng hợp về môi trường vào các quá trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu suất sinh thái và giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường, với mỗi hình thức Sản xuấ sạch hơn được định nghĩa cụ thể như sau:

Thứ nhất, đối với quá trình sản xuất: Sản xuất sạch hơn bao gồm bảo toàn nguyên liệu và năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc hại và giảm lượng và tính độc hại của tất cả các chất thải ngay tại nguồn thải.

Thứ hai, đối với sản phẩm: Sản xuất sạch hơn bao gồm việc giảm các ảnh hưởng tiêu cực trong suốt chu kỳ sống của sản phẩm, từ khâu thiết kế đến thải bỏ.

Thứ ba, đối với dịch vụ: Sản xuất sạch hơn đưa các yếu tố về môi trường vào trong thiết kế và phát triển các dịch vụ.

Hình ảnh cán bộ thực hiện đánh giá sản xuất sạch hơn tại công ty

Các khái niệm tương tự với sản xuất sạch hơn là: Giảm thiểu chất thải; Phòng ngừa ô nhiễm; Năng suất xanh… Về cơ bản, các khái niệm này đều giống với sản xuất sạch hơn; đều cùng có ý tưởng cơ sở là làm cho các doanh nghiệp hiệu quả hơn và ít ô nhiễm hơn.

Mục tiêu hướng tới của sản xuất sạch hơn

Mục tiêu của sản xuất sạch hơn là tránh ô nhiễm bằng cách sử dụng tài nguyên, nguyên vật liệu và năng lượng một cách có hiệu quả nhất. Điều này có nghĩa là thay vì bị thải bỏ sẽ có thêm một tỷ lệ nguyên vật liệu nữa được chuyển vào thành phẩm.

Khác với suy nghĩ truyền thống về môi trường là tập trung vào vấn đề phải làm gì với các chất thải và phát thải đã phát sinh. Sản xuất sạch hơn hướng tới việc tránh hay giảm thiểu được các chất thải và ô nhiễm trước khi chúng được sinh ra.

Sự khác nhau cơ bản giữa kiểm soát ô nhiễm và sản xuất sạch hơn là thời điểm thực hiện. Kiểm soát ô nhiễm được thực hiện sau khi đã có các chất thải, hay nói cách khác là tiếp cận “phản ứng và xử lý”. Trong khi đó, sản xuất sạch hơn là tiếp cận chủ động, theo hướng “dự đoán và phòng ngừa” theo phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”.

Mục tiêu của sản xuất sạch hơn là tránh ô nhiễm bằng cách sử dụng tài nguyên, nguyên vật liệu và năng lượng một cách có hiệu quả nhất. Bên cạnh việc giảm thiểu các chất thải và ô nhiễm thông qua sản xuất sạch hơn, giảm nguyên liệu và năng lượng tiêu thụ. Sản xuất sạch hơn phấn đấu đạt hiệu suất sử dụng nguyên liệu trong phạm vi khả thi kinh tế cao sao cho càng gần 100% càng tốt. Trên thực tế, sản xuất sạch hơn không chỉ là vấn đề thay đổi thiết bị mà còn là thay đổi thái độ, áp dụng bí quyết công nghệ và cải thiện quá trình sản xuất và sản phẩm.

Như vậy, sản xuất sạch hơn mang lại các lợi ích kinh tế song song với giảm tải lượng ô nhiễm. Sản xuất sạch hơn đồng nghĩa với giảm thiểu chất thải và phòng ngừa ô nhiễm. Sản xuất sạch hơn cũng là một bước hữu ích cho hệ thống quản lý môi trường như ISO14000.

Sản xuất sạch hơn mang lại những lợi ích như thế nào cho doanh nghiệp, cho kinh tế xã hội tại địa phương?

Sản xuất sạch hơn là việc áp dụng liên tục chiến lược phòng ngừa tổng hợp về môi trường vào các quá trình sản xuất, sản phẩm, dịch vụ nhằm nâng cao hiệu suất sinh thái và giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường. Cụ thể, đối với quá trình sản xuất, sản xuất sạch hơn bao gồm bảo toàn nguyên liệu và năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc hại, giảm lượng và tính độc hại của tất cả các chất thải ngay tại nguồn thải. Đối với sản phẩm, sản xuất sạch hơn bao gồm việc giảm các ảnh hưởng tiêu cực trong suốt vòng đời của sản phẩm, từ khâu thiết kế đến thải bỏ. Còn đối với dịch vụ, sản xuất sạch hơn đưa các yếu tố về môi trường vào trong thiết kế và phát triển các dịch vụ.

Theo ông Nguyễn Văn Thanh - Phó Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp Bộ Công Thương cho biết “Sản xuất sạch hơn giúp nâng cao hiệu quả tài nguyên, năng lượng; cung cấp các cơ hội giảm chi phí nhờ giảm tổn thất, tăng cường tuần hoàn và tái sử dụng. Đồng thời, góp phần cải thiện môi trường làm việc; góp phần giảm tải lượng dòng thải và đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường”.

Sản xuất sạch hơn có thể áp dụng cho mọi quy mô doanh nghiệp không đòi hỏi phải đầu tư nhiều tiền. Bên cạnh đó, sản xuất sạch cũng không khó thực hiện chỉ cần doanh nghiệp cam kết quyết tâm và sự tham gia của mọi cấp, mọi bộ phận và mọi người trong doanh nghiệp; gắn hoạt động sản xuất sạch hơn với công tác điều hành tác nghiệp trong doanh nghiệp. Việc nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về các vấn đề môi trường đã dẫn đến sự bùng nổ nhu cầu về sản phẩm xanh trên thị trường quốc tế. Chính vì vậy, khi doanh nghiệp đã có những nỗ lực nhận thức về sản xuất sạch hơn, doanh nghiệp đó sẽ có thể mở ra nhiều cơ hội thị trường mới và sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng cao hơn và có thể bán ra với giá cao hơn.

Như vậy hiện tại tỉnh Bình Dương có gần 50 ngàn doanh nghiệp sản xuất, thương mại và dịch vụ tiềm năng áp dụng sản xuất sạch hơn là rất lớn. Các doanh nghiệp thực hiện sản xuất sạch hơn sẽ đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường, ví dụ như ISO14001, hoặc các yêu cầu của thị trường như nhãn sinh thái. Thực hiện đánh giá sản xuất sạch hơn sẽ giúp cho việc thực hiện hệ thống quản lý môi trường như ISO 14001 dễ dàng hơn.


Thế Giáp - TTXT

Lượt xem: 1505

Thống kê truy cập

Đang truy cập:470

Tổng truy cập: 17948825