Truy cập nội dung luôn

Sở công thương Bình dương

Binh duong department of Industry and trade

Quy định SPS tại thị trường EU

Fri Jul 29 13:42:00 GMT+07:00 2022

Quy định SPS tại thị trường EU

SPS(Sanitary and Phytosanitary) là những biện pháp được áp dụng bảo vệ sức khoẻ hoặc tính mạng con người, động vật và thực vật. Các quy định của EU tuân theo Hiệp định SPS của WTO và được dựa trên tiêu chuẩn cũng như những khuyến nghị quốc tế. Đối với Việt Nam, trong Hiệp định EVFTA đã có một chương SPS nhằm mục đích tăng cường việc thực thi hiệu quả các nguyên tắc của Hiệp định cũng như các tiêu chuẩn, hướng dẫn và khuyến nghị quốc tế do các tổ chức quốc tế có liên quan xây dựng: (1) Tăng cường giao tiếp và hợp tác, và giải quyết các vấn đề SPS ảnh hưởng đến thương mại giữa các bên và các vấn đề khác đã thoả thuận cùng quan tâm. (2)Thúc đẩy sự minh bạch và hiểu biết hơn trong việc áp dụng các biện pháp SPS của mỗi bên.

* Một số quy định SPS thường gặp:

+ Quy định về an toàn thực phẩm: là một trong các quy định ảnh hưởng trực tiếp đến các nhà xuất khẩu dựa trên nguyên tắc phân tích các nguy hiểm và điểm kiểm soát quan trọng và được quy định số 178/2002 (Luật Thực phẩm chung) và 852/2004 (vệ sinh thực phẩm) .

+ Quy định về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và tạp chất: Đây là quy định thường gặp do việc sản xuất các mặt hàng nông sản liên quan đến nhiều công đoạn trong quá trình trồng trọt, thu hoạch và chế biến. EU quy định về mức hạn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tối đa cho phép rất khắt khe và rộng.

+ Quy định về kiểm dịch trong đó Quy định kiểm dịch thực vật cũng đưa ra hệ thống cảnh báo đối với thực phẩm và thức ăn gia súc _RASFF, hệ thống này giúp các nước EU trao đổi thông tin về các mối nguy hiểm.

 

Hình. Sơ đồ hệ thống thông tin của RASFF

+ Ngoài ra, còn có các quy định về kiểm dịch động vật phải đạt được các điều kiện cụ thể như: tình trạng sức khoẻ động vật, quốc gia đó là thành viên của Tổ chức Sức khoẻ động vật thế giới (OIE), hệ thống thú y đảm bảo, pháp lý, cơ quan thẩm quyền quản lý về thú ý, hệ thống thí nghiệm, đội ngũ cán bộ thú y, năng lực kiểm soát dịch bệnh, kiểm soát an toàn thực phẩm, kiểm soát xuất nhập khẩu, các quy định về sản xuất, chăn nuôi an toàn dịch bệnh, vận chuyển, hệ thống các cơ sở/nhà máy, xử lý giết mổ chế biến, vệ sinh thú y, các chương trình kiểm soát thuốc thú y. Các quy định chi tiết nêu tại Quy định (EU) 2021/405 ngày 24/03/2021.

Cập nhật các thông báo về SPS được cập nhật hàng ngày tại các địa chỉ sau:

1/ Trang tra cứu thông báo và dự thảo quy định SPS của các nước thành viên WTO của Văn phòng SPS Việt Nam:

http://www.spsvietnam.gov.vn/thong-bao-cac-nuoc-thanh-vien 

2/ Trang tra cứu các biện pháp SPS của WTO, cung cấp nhiều thông tin về Hiệp định và hoạt động liên quan đến SPS trên toàn thế giới

http://www.wto.org/english/traptop_e/sps_e/sps_e.htm

3/ Cổng thông tin điện tử của diễn đàn thông báo và trao đổi thông tin Vệ sinh Thực vật Quốc tế (IPP): http://www.ippc.int

4/Thông tin về các hoạt động của Tổ chức Thú y thế giới (OIE): http://www.oie.int

5/ Địa chỉ trang web của các Uỷ ban Dinh dưỡng Codex: http://www.codexalimentarius.net

 

(Biên soạn từ sách Quy định Nhập khẩu hàng hoá của thị trường EU,  Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ- Bộ Công Thương)


Thanh Tâm – P.QLTM

Lượt xem: 8649

Thống kê truy cập

Đang truy cập:373

Tổng truy cập: 17922364