Truy cập nội dung luôn

Sở công thương Bình dương

Binh duong department of Industry and trade

Nhập siêu tiếp tục tăng

2010-06-28 09:22:00.0

Trong hai tháng liên tiếp gần đây, kim ngạch xuất khẩu đều vượt ngưỡng 6 tỷ USD; nhập khẩu vượt 7 tỷ USD. Báo cáo tình hình xuất nhập khẩu tháng 6 và 6 tháng đầu năm của Tổng cục Thống kê cho thấy thâm hụt thương mại đang tăng tốc trở lại.

Trong hai tháng liên tiếp gần đây, kim ngạch xuất khẩu đều vượt ngưỡng 6 tỷ USD; nhập khẩu vượt 7 tỷ USD.

 

Báo cáo tình hình xuất nhập khẩu tháng 6 và 6 tháng đầu năm của Tổng cục Thống kê cho thấy thâm hụt thương mại đang tăng tốc trở lại.

 

Trong hai tháng liên tiếp gần đây, kim ngạch xuất khẩu đều vượt ngưỡng 6 tỷ USD. Tương tự về phía nhập khẩu, kim ngạch tháng 5 và 6 cũng vượt 7 tỷ USD. Những dấu mốc này, trước đó, chưa từng được vượt qua trong suốt cả năm 2009.

 

Đặt trong tương quan so sánh khác, kim ngạch xuất khẩu tháng 6 ước đạt 6 tỷ USD, giảm khoảng 5% so với tháng 5, nhưng tăng tới 26,6% so với tháng 6/2009. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu ước đạt khoảng 7,2 tỷ USD, tăng nhẹ 0,3% so với tháng trước nhưng tăng xấp xỉ 22% so với tháng cùng kỳ năm trước.

 

Mặc dù vẫn được đà tăng ấn tượng nhưng do tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu cao hơn xuất khẩu trong tháng 6, nên nhập siêu tiếp tục tăng tốc. Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, nhập siêu tháng này ước đạt 1,2 tỷ USD, là mức cao thứ hai kể từ đầu năm trở lại đây, chỉ đứng sau mức nhập siêu 1,33 tỷ USD của tháng 2 năm nay.

 

Như vậy, cho đến hết nửa chặng đường của năm 2010, tất cả các chỉ tiêu về giao thương hàng hóa quốc tế đều vượt so với kế hoạch, kể cả chỉ tiêu tốt, lẫn xấu.

 

Tổng kim ngạch xuất khẩu đã đạt gần 32,13 tỷ USD, bằng 52,7% kế hoạch cả năm. Kim ngạch nhập khẩu tương ứng đạt 38,85 tỷ USD, bằng 52,5% kế hoạch năm. Nhưng đồng thời, nhập siêu cũng đã đạt gần 6,73 tỷ USD, bằng 20,9% tổng kim ngạch xuất khẩu cùng thời kỳ và vượt so với mục tiêu khống chế dưới 20% của Quốc hội.

 

 

 

Biểu đồ xuất nhập khẩu, nhập siêu qua các tháng - Nguồn: Tổng cục Thống kê.

 

Trở lại với các con số chi tiết hơn, đóng góp vào thành tích xuất khẩu 6 tháng qua, nhiều mặt hàng có sự tăng trưởng khá đột biến về kim ngạch. Tiêu biểu, xuất khẩu sắt thép tăng gấp gần 3,5 lần cùng kỳ; tương tự, phương tiện vận tải và phụ tùng tăng hơn 2 lần; hóa chất và sản phẩm tăng trên 87%; cao su tăng 81%; máy móc thiết bị phụ tùng tăng 67%... Đã có 9 mặt hàng vượt kim ngạch 1 tỷ USD.

 

Kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm tăng có phần đóng góp quan trọng của giá cả hàng hóa thế giới phục hồi trở lại. Trong hầu hết các mặt hàng xuất khẩu tính được bằng lượng, chỉ có cà phê giảm về giá so với cùng kỳ.

 

Với các mặt hàng có kim ngạch lớn, xuất khẩu gạo 6 tháng đầu năm giảm 4,9% về lượng nhưng tăng 0,4% về kim ngạch; dầu thô giảm tới 46,3% về lượng nhưng chỉ giảm 17,8% về giá trị; tương ứng, than đá giảm 12% và tăng 30,4%; hạt điều tăng 8,2% và 26,7%…

 

Về phía nhập khẩu, đã có 10 nhóm hàng có kim ngạch trên 1 tỷ USD và tất cả đều tăng về kim ngạch so với cùng kỳ, từ 11,6% cho tới gấp hơn 2 lần so với 6 tháng đầu năm 2009. Trong khi đó, chỉ có 3 mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu không lớn là giảm so với cùng kỳ năm trước.

 

Trong các mặt hàng tính được về lượng, hầu hết đều cho thấy có sự cải thiện về giá. Tiêu biểu là các loại nguyên liệu đầu vào sản xuất như xăng dầu đã giảm 21,7% về lượng nhưng tăng 11,6% về giá trị kim ngạch; tương tự, khí đốt hóa lỏng giảm 28,5% và tăng 9,5%; chất dẻo tăng 8,9% và 49,3%; sợi dệt tăng 13,9% và 49,8%; sắt thép tăng 1,4% và 29,1%...

 

Sự cải thiện về giá và kim ngạch xuất nhập khẩu đưa đến những nhận định gần đây của Bộ Công Thương, cho rằng sản xuất đang phục hồi và có những dấu hiệu lạc quan cho triển vọng kinh tế năm nay.

 

Tuy nhiên, nhìn trên những mặt hàng thống kê được về lượng, số giảm về lượng trong các sản phẩm xuất khẩu vẫn “áp đảo”. 

 

Trong khi đó, nhập siêu tiếp tục gia tăng và chưa tháng nào được khống chế xuống mức dưới 20% tổng kim ngạch nhập khẩu.

 

Đáng lo hơn, sức ép nhập siêu lại gia tăng trong bối cảnh cán cân thang toán tổng thể đã thâm hụt tới 8,8 tỷ USD, và dự trữ ngoại hối chỉ còn vào khoảng 7-9 tuần nhập khẩu, tính đến cuối năm 2009, làm gia tăng sức ép lên tỷ giá, lãi suất và các cân đối vĩ mô.


Lượt xem: 167

Thống kê truy cập

Đang truy cập:306

Tổng truy cập: 18207431