Truy cập nội dung luôn

Sở công thương Bình dương

Binh duong department of Industry and trade

Cung ứng hàng hóa cuối năm: Không để xảy ra thiếu hàng, sốt giá đột biến

2010-12-01 16:55:00.0

Đối với mặt hàng rau, thực phẩm cũng sẽ không khan hàng bởi lượng thịt sản xuất trong năm 2010 tăng 5 - 5,5% so với năm 2009. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng nhập khẩu từ nước ngoài một lượng thịt khá lớn đáp ứng từ 5 - 6% trong tổng nhu cầu thị trường trong nước. Các doanh nghiệp tham gia bình ổn giá cũng đã ký kết hợp đồng với các đơn vị cung ứng nguồn hàng tháng đến hết tháng 3/2011.

Có thể nói việc người dân đổ xô đi dự trữ hàng tiêu dùng là do tâm lý chứ không phải do khan hiếm hàng hóa. Chẳng hạn đối với mặt hàng đường từ đầu năm đến nay các doanh nghiệp trong nước đã sản xuất được 33 triệu tấn đường, tăng cao hơn 10.000 tấn so với cùng kỳ năm 2009. Trong tháng 11 các nhà máy đường còn sản xuất được 60.000 tấn, tháng 12 trên 100.000 tấn, trong khi nhu cầu sử dụng đường trong tháng Tết chỉ khoảng 130.000-140.000 tấn. Như vậy, chỉ riêng lượng đường sản xuất trong tháng 12 đã đủ cung ứng cho thị trường trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới. Ngoài ra, từ nay đến hết năm 2010, doanh nghiệp nhập khẩu vẫn còn quota nhập khẩu thêm90.000 tấn đường nữa. Với mặt hàng gạo, theo báo cáo của Hiệp hội Lương thực, tổng lượng gạo đang có trong kho khoảng 1 triệu tấn trong khi hợp đồng xuất khẩu hết năm 2010 chỉ 500.000 tấn, như vậy lượng dự trữ vẫn còn 500.000 tấn.Từ nay đến hết vụ thu hoạch Đông - Xuân mỗi tháng sẽ thu mua từ 1,3 - 1,4 triệu tấn nên lương thực sẽ không thiếu hụt.

Đối với mặt hàng rau, thực phẩm cũng sẽ không khan hàng bởi lượng thịt sản xuất trong năm 2010 tăng 5 - 5,5% so với năm 2009. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng nhập khẩu từ nước ngoài một lượng thịt khá lớn đáp ứng từ 5 - 6% trong tổng nhu cầu thị trường trong nước. Các doanh nghiệp tham gia bình ổn giá cũng đã ký kết hợp đồng với các đơn vị cung ứng nguồn hàng tháng đến hết tháng 3/2011.

Để bình ổn giá cả thị trường nhiều địa phương như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh,Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp… đã cho doanh nghiệp vay vốn với lãi xuất ưu đãi để dự trữ hàng như Hà Nội cho doanh nghiệp vay 400 tỷ đồng, TP Hồ Chí Minh 380,6 tỷ đồng. Như vậy, có thể khẳng định cân đối cung cầu sẽ được đảm bảo, không xẩy ra tình trạng khan hàng, tăng giá đột biến.

Để ngăn chặn tình trạng đầu cơ tăng giá trong những tháng cuối năm, Bộ Công thương đã chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường (QLTT) đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường, trong đó tập trung kiểm tra các hành vi lợi dụng chủ trương điều chỉnh giá của Nhà nước để đẩy giá hàng hóa lênquá cao. Cụ thể, sẽ kiểm tra chặt chẽ các kênh phân phối lưu thông và tiêu thụ cuối cùng của doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh, bán buôn, bán lẻ; Kiểm tra các biểu hiện hành vi đầu cơ, dự trữ hàng hóa quá mức; Kinh doanh không đúng ngành nghề; Loan tin thất thiệt không có cơ sở để tăng giá… Để phát hiện các thủ đoạn gian lận về giá hoặc lợi dụng đo lường, đóng gói để tăng giá, QLTT sẽ tiến hành kiểm tra việc thực hiện đo lường hàng hóa, công bố chất lượng, nhãn mác hàng hóa của các cơ sở sản xuất, kinh doanh bán buôn bán lẻ.

Bên cạnh đó, lực lượng QLTT sẽ phối hợp với các lực lượng chức năng kiểm tra các doanh nghiệp được vay vốn với lãi suất ưu đãi để dự trữ hàng hóa bình ổn giá. Trong đó chú trọng việc kiểm tra xem doanh nghiệp có sử dụng vốn đúng mục đích vay; Quy định về đăng ký công bố địa điểm bán hàng bình ổn giá; Đảm bảo cung ứng đầy đủ về số lượng, chủng loại hàng hóa cũng như việc thực hiện bán hàng theo giá ổn định, giá bán hợp lý khi thị trường có biến động giá.


Lượt xem: 373

Thống kê truy cập

Đang truy cập:339

Tổng truy cập: 18350064