Truy cập nội dung luôn

Sở công thương Bình dương

Binh duong department of Industry and trade

Cơ hội cho Doanh nghiệp Việt Nam xúc tiến đầu tư và thương mại tại Thuỵ Sỹ

2018-03-06 13:00:00.0

Hiện nay Thuỵ Sỹ có 133 dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng số vốn đạt trên 2,5 tỷ USD, đứng thứ 17 trong danh mục các nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam tính đến 12/2017.

Thương mại song phương: Trong năm 2017, xu hướng chính sách và các chương trình hỗ trợ xúc tiến thương mại Thuỵ Sỹ nhằm tăng xuất khẩu hàng cho doanh nghiệp Thuỵ Sỹ đã gây ảnh hưởng lớn đến cán cân thương mại 2 chiều không chỉ riêng cho Việt Nam mà còn ảnh hưởng đến các nước đang Châu Á, có thâm hụt mậu dịch (về xuất siêu sang Thị trường Thuỵ Sỹ, bao gồm Việt Nam đang xuất siêu trong nhiều năm trở lại đây).

Trong 11 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Thuỵ Sỹ có xu hướng giảm khoảng 3-5%%, và nhập khẩu vào Thuỵ Sỹ tăng trung bình 10-15% so với cùng kỳ năm trước. Ước thực hiện năm đạt 2,2 tỷ USD tăng 2% so với 2016.

Nguyên nhân: 

+ Do chính sách xúc tiến thương mại của Thuỵ Sỹ đang hỗ trợ doanh nghiệp sở tại tăng năng lực xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài, đặc biệt các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

+ Chính sách giữ tỷ giá CHF cao so với đồng Euro, USD đã tạo lợi thế cho các nhà đầu tư Thuỵ Sỹ ra nước ngoài (thuê nhân công, thuê đất, chi phí tại nước ngoài giảm). Tạo lợi thế cho FDI của các doanh nghiệp có vốn Thuỵ Sỹ khi sử dụng CHF.

+ Việc tăng xuất khẩu 1 số mặt hàng của Việt Nam vào thị trường do các nguyên nhân chủ yếu sau:

  1. Việt Nam có mạnh về các sản phẩm nông nghiệp, chế biến thuỷ sản, các doanh nghiệp tại Việt Nam có FDI, sẽ có lợi thế khi được nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam bằng các đồng tiền mạnh như CHF và xuất khẩu sản phẩm của họ /sản xuất từ Việt Nam) vào Châu Âu nhìn chung vẫn là thế mạnh;
  2.  Xu hướng hỗ trợ xuất khẩu hàng Việt Nam đang được Chính phủ khuyến khích thông qua các chương trình như nông nghiệp CNC, đánh bắt thuỷ sản…

+ Về FDI: Hiện nay Thuỵ Sỹ có 133 dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng số vốn đạt trên 2,5 tỷ USD, đứng thứ 17 trong danh mục các nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam tính đến 12/2017 (theo nguồn MPI)

+ Thuỵ Sỹ có chiến lược Hợp tác phát triển mới của Thụy Sỹ dành cho Việt Nam giai đoạn 2017-2020.

+ Hiện nay, nhiều chính sách thương mại của Thuỵ Sỹ đang được thay đổi và có hiệu lực từ năm 2017 về bảo hộ doanh nghiệp xuất nhập khẩu , tiêu chuẩn hàng hoá, bảo hộ sở hữu trí tuệ và đăng ký doanh nghiệp mới, đầu tư ra nước ngoài

+ Về chính sách quản lý hàng nhập khẩu của Thuỵ Sỹ: thường linh hoạt và thay đổi theo yêu cầu của thị trường đối với nhiều nhóm hàng (như nông sản) và được Chính phủ Thuỵ Sỹ vẫn trợ cấp mạnh.

+ Rào cản kỹ thuật và thương mại: Tiêu chuẩn hàng xuất nhập khẩu của Thuỵ Sỹ có hệ thống riêng, phần lớn hài hoà với tiêu chuẩn EU. Tuy nhiên theo tùng ngành hàng và các chuỗi cung ứng, họ có thể bổ sung các tiêu chuẩn phụ để nâng cao chất lượng/ hạn chế hàng của các đối tác (ví dụ các chuỗi cung ứng lớn như: Migros, Denner, C&A có hệ thống các tiêu chuẩn phụ về chất lượng, bảo quản, bao bì nhãn mác…)

 + Về vận tải: Các doanh nghiệp Thuỵ Sỹ sử dụng phương pháp nhập khẩu qua đường hàng không trực tiếp cho các mặt hàng tươi sống (đạt khoảng 15 đến 20% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong tỷ trọng nhóm hàng nông thuỷ sản).

Thị hiếu tiêu dùng:

          + Các siêu thị, chuỗi phân phối lớn nhập hàng Việt Nam theo các kênh của doanh nghiệp Châu Âu, dưới nhãn mác đồng thương hiệu (Tên nhà nhập khẩu/ siêu thị và tên nhà sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam), được người tiêu dùng quan tâm hơn (với các mặt hàng thuỷ sản, nông sản).

          + Hệ thống các doanh nghiệp Châu Á (bao gồm doanh nghiệp Việt Kiều) trong 2 năm trở lại đây đã chú ý xây dưng thương hiệu riêng của mình, và phân phối vào phân khúc các nhà hàng/ bán tại siêu thị.

Hàng Việt Nam do hệ thống phân phối chưa có tại Thuỵ Sỹ nên chịu áp lực cạnh tranh rất lớn. Các chuỗi phân phối lớn nhập hàng Việt Nam theo các kênh của doanh nghiệp Châu Âu, dưới nhãn mác đồng thương hiệu sẽ được hưởng lợi nhuận lớn hơn nhiều so với các nhà cung cấp của Việt Nam (doanh nghiệp Xuất khẩu Việt Nam). Xu hướng nhóm doanh nghiệp Thái Lan, Trung Quốc, Ấn độ và Srilanca… sẽ đẩy mạnh việc liên kết sản xuất và chế biến với các công ty vốn FDI Thuỵ Sỹ đặt tại nước họ. Do vậy, các doanh nghiệp cần thay đổi phương thức, quy mô kinh doanh, tạo các liên kết, xây dựng sản phẩm xuất khẩu đồng thương hiệu… sẽ có nhiều lợi thế hơn trong tương lai.


Lượt xem: 150

Thống kê truy cập

Đang truy cập:343

Tổng truy cập: 18263558