Truy cập nội dung luôn

Sở công thương Bình dương

Binh duong department of Industry and trade

Bình Dương tổ chức Hội nghị tiếp xúc giữa lãnh đạo tỉnh với với các doanh nghiệp chịu tác động bởi Đề án chuyển đổi công năng di dời vào các khu, cụm công nghiệp

2022-09-24 10:49:00.0

Sáng 16-9, tại Văn phòng Công ty TNHH Liên doanh VSIP (TP.Thuận An), Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị tiếp xúc giữa lãnh đạo tỉnh với các doanh nghiệp chịu tác động bởi Đề án chuyển đổi công năng di dời vào các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh (gọi tắt là Đề án)..

Bà Nguyễn Trường Nhật Phượng - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh và ông Nguyễn Văn Dành - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Tham dự có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị, thành phố và hơn 80 doanh nghiệp trên địa bàn TP.Thuận An và TP.Dĩ An bị ảnh hưởng bởi Đề án.

 

Toàn cảnh Hội nghị

 

Trước đó, ngày 31/10/2019, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 3210/QĐ-UBND phê duyệt Đề án "Điều tra, đánh giá thực trạng hoạt động và đề xuất các cơ chế, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp nằm ngoài khu, cụm công nghiệp ở địa bàn phía Nam chuyển đổi công năng, di dời vào các khu, cụm công nghiệp tỉnh Bình Dương". Theo Đề án, lộ trình thực hiện tại các địa phương:

TP.Thuận An từ tháng 01/2020 đến tháng 12/2028;

TP.Dĩ An từ tháng 01/2024 đến tháng 6/2030;

TP.Thủ Dầu Một từ tháng 01/2024 đến tháng 6/2030;

TX.Tân Uyên từ tháng 01/2024 đến 12/2029;

TX.Bến Cát từ tháng 01/2024 đến 12/2030.

Đề án xác định 04 tiêu chí để đánh giá mức độ của các doanh nghiệp gồm: Công tác bảo vệ môi trường; phù hợp với các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đã được phê duyệt và còn hiệu lực; ngành nghề sản xuất (hóa chất cơ bản; phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật; tái chế, kinh doanh phế liệu; xử lý, tái chế chất thải; dệt nhuộm; thuộc da; công nghiệp luyện thép, luyện kim, gia công xi mạ; sản xuất giấy, bột giấy từ nguyên liệu thô và giấy phế liệu; chế biến gỗ; chế biến mủ cao su thiên nhiên; chăn nuôi gia súc, gia cầm theo quy mô công nghiệp; giết mổ gia súc, gia cầm; sản xuất sơn; dệt may; da giày; chế biến gỗ; gốm sứ vật liệu xây dựng); ý thức chấp hành quy định của pháp luật.

                

Bà Nguyễn Thanh Hà – PGĐ Sở Công Thương báo cáo kế hoạch thực hiện Đề án

Hội nghị cũng ghi nhận nhều kiến nghị của đại diện các doanh nghiệp chịu tác động bởi Đề án. Nổi bật trong số đó là các kiến nghị về các lĩnh vực như: chính sách hỗ trợ di dời, chính sách hỗ trợ tiền thuê đất tại vị trí mới, chính sách đào tạo người lao động, nhà ở cho công nhân ở địa điểm di dời đến, các tiết chế văn hóa phục vụ cho người lao động,… Các doanh nghiệp lo lắng nhất là việc xáo trộn địa điểm sản xuất kinh doanh, những doanh nghiệp có tiềm lực sẽ tồn tại và ngược lại, một số doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, các doanh nghiệp đề nghị, tỉnh cần dàn trải trên khoảng thời gian dài và khi ổn định quỹ đất công sẽ thực hiện việc di dời để các doanh nghiệp trong cùng ngành nghề sẽ hỗ trợ nhau cùng hình thành chuỗi cung ứng trong tương lai.

 

Đại diện Doanh nghiệp phát biểu tại Hội nghị

 

 

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dành phát biểu chỉ đạo Hội nghị

 

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dành chia sẻ, đồng cảm với các doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh, đây là chủ trương lớn của tỉnh nhằm thực hiện Chương trình của Tỉnh ủy về đổi mới thu hút đầu tư trong giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh, do đó rất mong các doanh nghiệp đồng tình ủng hộ. Đối với các kiến nghị của doanh nghiệp, Ông đề nghị tất cả các cấp, các ngành liên quan tiếp thu, phân tích, nghiên cứu để tham mưu UBND tỉnh đưa ra các chính sách, biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp, đảm bảo tính chính xác, khoa học và tạo mọi điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp phát triển bền vững trong thời gian tới.

 

                                                                         


Quốc Cường – Phòng QLCN

Lượt xem: 5601

Thống kê truy cập

Đang truy cập:357

Tổng truy cập: 17931080