Truy cập nội dung luôn

Sở công thương Bình dương

Binh duong department of Industry and trade

Bình Dương giám sát công tác Bình ổn thị trường hàng hóa phục vụ nhân dân dịp Tết Nguyến đán Nhâm Dần năm 2022 và ứng phó với dịch bệnh Covid-19 trong giai đoạn bình thường mới trên địa bàn tỉnh

2022-01-20 16:26:00.0

Bình Dương giám sát công tác Bình ổn thị trường hàng hóa phục vụ nhân dân dịp Tết Nguyến đán Nhâm Dần năm 2022 và ứng phó với dịch bệnh Covid-19 trong giai đoạn bình thường mới trên địa bàn tỉnh

Nhằm bảo đảm thực hiện tốt chương trình bình ổn thị trường phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán năm 2022 trên địa bàn tỉnh Bình Dương, ngày 18/01/2022, Ban Kinh tế ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh phối hợp cùng Sở Công Thương tiến hành khảo sát công tác Bình ổn thị trường tại một số siêu thị trên địa bàn tỉnh.

Đoàn khảo sát của Ban Kinh tế ngân sách HĐND tỉnh và Sở Công Thương làm việc với ban lãnh đạo Siêu thị Coopmart Bình Dương

Đoàn khảo sát lượng hàng hóa dự trữ, bày bán tại Siêu thị Coopmart Bình Dương

Dự báo tình hình thị trường hàng hóa dịp Tết Nguyên đán 2022

          Theo việc nắm tình hình từ các Doanh nghiệp cung ứng hàng hóa trên địa bàn; đến nay, nguồn cung hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu không có nhiều biến động hay tăng giá cao, các Doanh nghiệp đã chủ động và có phương án cụ thể ký kết hợp đồng với các nhà sản xuất, nhà cung cấp để có giá tốt nhất cho thị trường trong dịp lễ, tết, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022; Các doanh nghiệp tham gia BOTT đã thực hiện nghiêm việc dự trữ hàng hóa thiết yếu, luôn đảm bảo về số lượng và chất lượng. Ngoài việc dự trữ hàng hóa tại các siêu thị hiện hữu, các doanh nghiệp đều có kho dự trữ hàng hóa riêng (04 kho) với sức chứa lớn được đặt tại tỉnh Bình Dương (như: siêu thị Co.op mart, Big C, Lotte tại Khu Công nghiệp Sóng Thần; Siêu thị MM Mega Market tại Khu Công nghiệp Vsip 1...).

Công tác chuẩn bị, dự trữ hàng hóa: Tổng giá trị hàng hóa dự trữ khoảng 5.671 tỷ đồng (không tính xăng dầu, thuốc trị bệnh và thiết bị y tế phòng chống dịch), tăng 18,5% so với Kế hoạch năm 2021, trong đó giai đoạn trước trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần là 2.077 tỷ đồng, tăng 21,4% so với Kế hoạch năm 2021. Các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn có nhiều biện pháp triển khai như: Chủ động ký hợp đồng hàng hóa với nhà cung cấp, để kịp thời đảm bảo dự trữ phục vụ thị trường trước, trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022. Đảm bảo số lượng, chất lượng hàng hóa theo kế hoạch đã đăng ký. Niêm yết giá và bán theo giá niêm yết các mặt hàng theo quy định.

  Tổ chức các điểm bán hàng bình ổn của doanh nghiệp: Ngoài việc bán hàng tại các siêu thị, Sở Công Thương đã làm việc với các doang nghiệp (Siêu thị Co.op mart I và II; Co.op Food và Siêu thị Vinmart Mỹ Phước, Dĩ An và Dĩ An 2) về việc tổ chức bán hàng bình ổn lưu động theo hướng tổ chức ở các huyện phía Bắc, các điểm tập trung đông dân cư, khu, cụm công nghiệp, tăng quy mô, chất lượng phục vụ, chủng loại hàng hóa, nhất là những ngày cận Tết (đăng ký tổ chức 16 điểm bán hàng lưu động); Đồng thời, các doanh nghiệp bán hàng phải tổ chức tuyên truyền và treo băng rôn, khẩu hiệu ở điểm dễ thấy, dễ nhìn với nội dung “Gian hàng bình ổn thị trường” tại các điểm bán hàng để người dân được biết và đến mua hàng.

Đoàn khảo sát lượng hàng hóa dự trữ, bày bán tại Siêu thị MM Mega Market

Kế hoạch bình ổn thị trường tại các huyện, thị xã, thành phố

Dự trữ hàng hóa thiết yếu tại các chợ truyền thống (97 chợ truyền thống đang hoạt động) để phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân giai đoạn trước, trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022 trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố dự kiến khoảng 211,2 tỷ đồng

- Bố trí sắp xếp chợ Tết:  UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức sắp xếp lại chợ Tết theo hướng văn minh thương mại và bố trí thêm các điểm bán, quầy hàng phục vụ nhu cầu mua sắm Tết của nhân dân, đặc biệt là các mặt hàng trái cây, hoa kiểng, bánh mứt, nước giải khát; ngoài các điểm mua bán thường xuyên tại các chợ, dự kiến bố trí thêm 1.844 quầy để phục vụ nhu cầu mua sắm tết (Thành phố Thủ Dầu Một: 450 quầy, thị xã Dĩ An: 350 quầy; thị xã Thuận An: 379 quầy; thị xã Bến Cát: 220 quầy; thị xã Tân Uyên: 52 quầy; huyện Bắc Tân Uyên: 80 quầy; huyện Phú Giáo: 95 quầy; huyện Dầu Tiếng: 205 quầy; huyện Bàu Bàng: 13 quầy), không làm ảnh hưởng đến trật tự giao thông và đảm bảo sức mua của người dân. Theo đó, từng huyện, thị xã, thành phố đã xây dựng kế hoạch kiểm tra, sắp xếp chợ và bố trí thêm điểm kinh doanh phù hợp với tình hình thương mại của địa phương; phân công cụ thể cho các phòng ban chuyên môn triển khai thực hiện kế hoạch.

- Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Phát triển công nghiệp - Sở Công Thương phối hợp UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện các phiên chợ vui, chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, bình ổn thị trường phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân trước dịp Tết Nguyên đán Nhâm dần năm 2022 trên địa bàn thị xã Bến Cát và huyện Bàu Bàng với hơn 30 gian hàng đến từ 12 - 15 đơn vị tham gia./.


Ngọc Thạch – P.QLTM

Lượt xem: 10445

Thống kê truy cập

Đang truy cập:518

Tổng truy cập: 17937236