Truy cập nội dung luôn

Sở công thương Bình dương

Binh duong department of Industry and trade

Đường không thiếu, nhưng giá vẫn tăng

2010-11-22 17:02:00.0

Mặc dù Hiệp hội mía đường khẳng định: Đường không thiết nhưng chỉ trong thời gian ngắn, hiện giá đường tại Việt Nam lên "cơn sốt" và đạt mức kỷ lục trong lịch sử. So với cùng kỳ năm 2009, giá đường hiện nay tăng 30% và tăng 3,9% so với hồi đầu năm 2010. Trong khi giá đường năm 2009 đã tăng 60-80% so với 2008.

Mặc dù Hiệp hội mía đường khẳng định: Đường không thiết nhưng chỉ trong thời gian ngắn, hiện giá đường tại Việt Nam lên "cơn sốt" và đạt mức kỷ lục trong lịch sử. So với cùng kỳ năm 2009, giá đường hiện nay tăng 30% và tăng 3,9% so với hồi đầu năm 2010. Trong khi giá đường năm 2009 đã tăng 60-80% so với 2008.

Hiện giá đường cát trắng tại các đại lý cửa hàng đã tăng lên 25.000 đồng/kg, đường cát vàng 23.000- 24.000 đồng/kg. Tại các siêu thị, sau mấy ngày cầm cự bán đường với giá bình ổn, vừa qua hàng loạt siêu thị đã không còn hàng để bán cho người tiêu dùng. Tại Hà Nội, giá đường tinh luyện đóng gói cũng đã leo cao tới 24.000- 25.000đ/kg ở các đại lý. Trong các siêu thị bán đường bình ổn giá, mặc dù tình trạng người dân đổ xô đi mua đường bình ổn giá nhưng lượng đường tiêu thụ trong vòng một tuần trở lại đây cũng tăng vọt bất thường. Tại siêu thị Fivimart, do giá đường kính trắng Biên Hòa vẫn giữ nguyên ở mức giá 21.900đ/kg nên lượng khách hàng mua đường tập trung về đây với số lượng rất lớn, với mức tiêu thụ mỗi ngày trên 120kg, tăng khoảng 30-40% so với lượng tiêu thụ bình thường. Tuy nhiên, nguồn đường bình ổn giá tại các siêu thị ở Hà Nội vẫn khá dồi dào, nên không xảy ra tình trạng "sốt" đường.

Theo tính toán từ chính các nhà máy đường đưa ra, với mức giá mía nguyên liệu thấp như hiện nay thì giá thành sản xuất đường chỉ dao động 13.500- 14.000 đồng/kg. Có nghĩa là, trừ cả thuế VAT và các chi phí khác, thì doanh nghiệp còn lời 3.000-4.000 đồng/kg đường khi bán ra- mức lợi nhuận cao nhất từ trước tới nay.

Lý giải nguyên nhân giá đường tăng đột biến, theo ông Nguyễn Thành Long, Chủ tịch Hiệp hội mía đường Việt Nam khẳng định: Giá đường tăng cao hoàn toàn không phải do nguồn cung khan hiếm mà do tác động của nhiều yếu tố như giá mía nguyên liệu, giá đường thế giới tăng. Hiện các nhà máy đường khu vực ĐBSCL và Nam Trung bộ bắt đầu vụ sản xuất chính. Vì vậy, từ nay đến cuối tháng có hàng chục nhà máy đường tiến hành ép mía, dự kiến cung ứng ra thị trường khoảng 100.000 tấn đường. Như vậy, tính cả lượng đường tồn kho tại các nhà máy còn khoảng 25.700 tấn sẽ đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước. Tuy nhiên, đang có hiện tượng các nhà máy theo giá đường thế giới, đặc biệt là giá đường nhập lậu, để địnhgiá bán ra. Chính vì thế trong thời gian tới, ít nhất từ nay đến Tết Nguyên đán, giá đường trong nước sẽ rất khó có khả năng hạ do dự trữ đường quốc tế rất thấp. 

Nhiều ý kiến cho rằng, sự bất ổn của giá đường là do chưa có một cơ quan điều phối sản xuất, thị trường, giá cả để có biện pháp bình ổn khi cần thiết. Vừa qua Hiệp hội đã kiến nghị Chính phủ cho phép thành lập tổ chức dự trữ đường. Tổ chức này sẽ mua dự trữ đường khi giá rẻ và tung ra bình ổn giá khi thị trường có biến động. Thậm chí sẽ nhập khẩu khi thế giới giảm và xuất khẩu khi giá đường thế giới tăng cao. Dự kiến tổ chức này sẽ ra đời vào năm 2011.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng với Bộ Công Thương cũng đã có cuộc họp nhằm thống nhất phương án giao hạn ngạch nhập khẩu đường cho các doanh nghiệp năm 2011. Theo đó, hai bộ đồng tình với chủ trương công bố hạn ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp ngay từ đầu năm 2011. Mặc dù hiện giá đường trong nước đang tăng cao, song quan điểm của 2 Bộ này là sẽ không tăng hạn ngạch nhập khẩu đường cao hơn so với năm 2010 do sản xuất mía đường trong nước năm 2011 vẫn được mùa.


Lượt xem: 264

Thống kê truy cập

Đang truy cập:403

Tổng truy cập: 18345794