Truy cập nội dung luôn

Sở công thương Bình dương

Binh duong department of Industry and trade

Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị triển khai chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 24- NQ/TW của Bộ Chính trị về "Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam bộ đến năm 2030

2022-12-02 20:46:00.0

Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị triển khai chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 24- NQ/TW của Bộ Chính trị về "Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" ngày 26/11. Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phát triển Đông Nam bộ với Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương chứng kiến Lễ trao Giấy chứng nhận đăng ký, Biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư cho các doanh nghiệp đầu tư vào các tỉnh thành vùng Đông Nam Bộ Đông Nam bộ - nơi hội tụ tiềm năng, thế mạnh Giới thiệu Nghị quyết 154 năm 2022 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng - an ninh vùng Đông Nam bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh: Nghị quyết số 24-NQ/TW của Bộ Chính trị phát huy vai trò kiến tạo, điều phối của Chính phủ theo nguyên tắc phân công phân nhiệm rõ ràng, tập trung, dân chủ, phối hợp chặt chẽ gắn với trách nhiệm của từng Bộ, cơ quan trung ương, địa phương trong vùng Đông Nam bộ và đảm bảo tính khả thi; đẩy mạnh việc phân cấp, phân quyền cho các Bộ, cơ quan trung ương và các địa phương trong vùng Đông Nam bộ gắn với công tác theo dõi, kiểm tra, giám sát nhằm phát huy mạnh mẽ tinh thần chủ động, sáng tạo, tự lực, tự cường của các địa phương trong vùng. Việc xây dựng và ban hành Chương trình hành động của Chính phủ nhằm thống nhất trong công tác chỉ đạo các cấp, các ngành tổ chức quán triệt, triển khai quyết liệt, hiệu quả, tạo sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức và hành động của cán bộ, công chức, viên chức các bộ, cơ quan trung ương và địa phương vùng Đông Nam bộ. Bên cạnh đó, chương trình hành động của Chính phủ cũng đã đề ra 35 nhiệm vụ cụ thể và 29 dự án đầu tư kết cấu hạ tầng vùng Đông Nam bộ để giúp vùng phát triển bứt phá, gồm: Các dự án xây dựng đường cao tốc, đường sắt, đường thủy có tính kết nối vùng, các dự án nâng cấp các cảng hàng không trong vùng và các dự án trung tâm thông tin, logistics của vùng; đồng thời đã phân công cho các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện với lộ trình và thời gian thực hiện cụ thể. Cụ thể, phát triển vùng Đông Nam bộ cần tập trung phát triển hạ tầng giao thông, đô thị kết nối. Theo Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng, vùng Đông Nam Bộ là đầu tàu kinh tế, trung tâm công nghiệp, cảng biển, hàng không và logistics lớn của cả nước với vùng động lực TP. Hồ Chí Minh - Bình Dương - Đồng Nai - Bà Rịa - Vùng Tàu. Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã chú trọng đến hệ thống đường bộ (cao tốc, quốc lộ) kết nối vùng với TP. Hồ Chí Minh, Cảng Hàng không quốc tế Long Thành, cửa khẩu quốc tế, cảng biển quốc tế Cái Mép - Thị Vải. Đến nay, Bộ Giao Thông vận tải đã hoàn thành, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 4 trong 5 quy hoạch ngành quốc gia, đây sẽ là cơ hội tốt để tích hợp trong quy hoạch vùng, quy hoạch các tỉnh, thành trong vùng, góp phần hình thành một hệ thống giao thông vận tải hoàn chỉnh, đồng bộ, tạo tiền đề, là động lực để duy trì vị thế là trung tâm động lực kinh tế của cả nước. Để nâng cao chất lượng đô thị vùng Đông Nam bộ, thực hiện đồng bộ các chính sách giải nén, giảm tải cho những đô thị lớn, thúc đẩy phát triển các đô thị vệ tinh. Bộ trưởng Bộ Xây Dựng Nguyễn Thanh Nghị đề nghị, cần thống nhất tư tưởng chỉ đạo và các mục tiêu đặt ra của Nghị quyết 24 và Nghị quyết 06 của Bộ Chính trị. Trong đó, cần quan tâm chú trọng các giải pháp tổng thể, tập trung phát triển hệ thống giao thông đường bộ, mạng lưới đường sắt đô thị nội vùng nhằm tăng cường kết nối vùng đô thị trung tâm và đô thị vệ tinh. Với TP. Hồ Chí Minh là đầu tàu kinh tế, Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi cho biết: Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị, được cụ thể hóa bởi Chương trình hành động của Chính phủ đang mở ra không gian, cơ hội, triển vọng phát triển mới cho vùng. Với vai trò là đầu tàu kinh tế của vùng, TP. Hồ Chí Minh đã đưa ra một số giải pháp cụ thể như tập trung tái cơ cấu nền kinh tế, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng dựa trên khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và năng suất lao động cao, là nơi thu hút nhân tài, phát triển ngang tầm các thành phố lớn trong khu vực châu Á, đóng vai trò là cực tăng trưởng của vùng; nơi tập trung các tổ chức quốc tế, các định chế tài chính, các tập đoàn kinh tế lớn của thế giới. "TP. Hồ Chí Minh cam kết và sẵn sàng chủ động, phối hợp tích cực với các bộ, ngành, địa phương để xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và vận hành cơ chế liên kết, điều phối vùng; nghiên cứu đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế đặc thù phát triển vùng" - ông Phan Văn Mãi nhấn mạnh. Phát triển nhanh, hài hoà, bao trùm tổng thể và bền vững Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng vùng Đông Nam bộ đã đạt được thành quả lớn, góp phần vào thành quả chung của đất nước. Tuy nhiên vùng còn tồn tại mâu thuẫn khi tiềm năng lớn nhưng chính sách, cơ chế còn hạn hẹp; kết nối hạ tầng chiến lược chưa đồng bộ, đầy đủ, toàn diện; nguồn lực chủ yếu vẫn dựa vào nhà nước, chưa huy động được các nguồn lực khác; phát triển văn hóa chưa theo kịp chính trị, xã hội. Thách thức lớn nhất của vùng là phát triển chưa bền vững, tắc nghẽn giao thông, chịu sự tác động bởi biến đổi khí hậu, sự phân hóa giàu nghèo còn rất lớn. Dù vậy, Thủ tướng rất tin tưởng TP. Hồ Chí Minh và 5 tỉnh vùng Đông Nam bộ sẽ thực hiện thành công Nghị quyết 24. Thủ tướng yêu cầu vùng phải phấn đấu tăng thu nhập bình quân đầu người, ổn định chính trị, an sinh xã hội, "phát triển phải nhanh, hài hoà, bao trùm tổng thể và phải bền vững". Về nhiệm vụ và giải pháp, Thủ tướng yêu cầu phải thực hiện trong 9 chữ "Tư duy mới - đột phá mới - giá trị mới". Trong đó, phải tự lực tự cường, không trông chờ ỷ lại. Ngoài ra, cần phải có cơ chế, chính sách đột phá; đơn giản hóa các thủ tục hành chính, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp; đa dạng hóa thị trường, chuỗi cung ứng; thu hẹp khoảng cách giàu nghèo... Phân tích cụ thể hơn, theo Thủ tướng, tư duy mới là tư duy tự lực, tự cường, đi lên từ bàn tay, khối óc, khung trời, cửa biển của mình, không trông chờ, ỷ lại, dựa vào nội lực là cơ bản, chiến lược, lâu dài. Nội lực là con người, thiên nhiên, truyền thống lịch sử, văn hoá, tinh thần đoàn kết…, từ đó, chúng ta có những sản phẩm không chỉ là "Made in Việt Nam, by Việt Nam". "Sản phẩm của chúng ta phải là trí tuệ, năng lực, bản lĩnh của con người Việt Nam", Thủ tướng nói rõ về tư duy tự lực, tự cường. Tư duy mới là phải xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ nhưng tích cực, chủ động hội nhập sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả. Tư duy mới là biến không thành có, biến khó thành dễ, biến không thể thành có thể. Bên cạnh đó, nội lực cần kết hợp với ngoại lực (là vốn, công nghệ, quản lý, thể chế…), sức mạnh dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại, kết hợp sức mạnh doanh nghiệp trong nước với ngoài nước. Bởi có những vấn đề chúng ta đang gặp phải như chống biến đổi khí hậu, dịch bệnh, an ninh mạng… mà không thể một mình giải quyết. Những vấn đề toàn cầu cần có tư duy, cách tiếp cận toàn cầu, đề cao chủ nghĩa đa phương, kêu gọi đoàn kết quốc tế. Các vấn đề hiện nay tác động đến toàn dân nên tư duy đổi mới là phải có cách tiếp cận toàn dân, lấy người dân là trung tâm, là chủ thể. Mọi chính sách hướng đến người dân và người dân phải tham gia xây dựng chính sách, thực thi chính sách với tinh thần dân chủ, công bằng, bình đẳng. Làm rõ nội hàm về "đột phá mới", Thủ tướng cho rằng, đó là cách thức, phương thức huy động các nguồn lực. Nguồn lực hiện có so với một đất nước 100 triệu dân, so với yêu cầu cuộc sống, mặt bằng chung của thế giới còn thấp. Là nước đang phát triển, nền kinh tế đang chuyển đổi thì phải huy động nguồn lực bằng nhiều phương thức, cách làm khác nhau. Do đó, phải có cơ chế chính sách đột phá, đây cũng chính là nguồn lực. Nhắc lại các cuộc làm việc với địa phương thời gian qua, Thủ tướng cho biết, trước các kiến nghị của địa phương về hỗ trợ nguồn vốn, ông đều nêu rõ, nguồn lực đã được phân bổ hết, để có thêm vốn, ngoài dựa vào khoản tăng thu, tiết kiệm chi thì cơ chế, chính sách chính là nguồn lực. Cơ chế, chính sách đó phải xuất phát từ thực tiễn, bám sát thực tiễn, tôn trọng thực tiễn khách quan, cơ chế, chính sách phải ổn định. "Trong quá trình triển khai, các địa phương, doanh nghiệp vướng gì, cần đề xuất rõ, luật nào, nghị định nào bị vướng, từ đó, phân cấp để xử lý", Thủ tướng nói. Về huy động nguồn lực từ hợp tác công tư, Thủ tướng gợi ý 3 mô hình hợp tác công tư. Một là lãnh đạo công, quản trị tư các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao. Lãnh đạo công là xây dựng cơ chế, chính sách, luật pháp, phát triển hạ tầng đến chân các khu này, còn quản trị tư là giao cho tư nhân quản trị. Thứ hai là đầu tư công, quản trị tư. Thứ 3, đầu tư tư, sử dụng công. Nêu rõ bài học "hợp tác công tư có nhiều hình thức, chúng ta phải sáng tạo, năng động, phải quyết tâm làm", Thủ tướng lấy ví dụ, thời gian vừa qua, có tỉnh làm được 200 km cao tốc nhưng cả vùng Đông Nam Bộ trong 10 năm qua chỉ làm được 50 km cao tốc,"đây là vấn đề mà các đồng chí cần suy nghĩ, không ai làm thay chúng ta được". Thủ tướng tán thành với ý kiến xây dựng trung tâm tài chính trong vùng để huy động nguồn lực hay Quỹ phát triển hạ tầng như đề xuất của lãnh đạo TPHCM. Thủ tướng giao các bộ, ngành liên quan nghiên cứu triển khai. Thủ tướng cũng nêu rõ đột phá mới về khoa học, đổi mới sáng tạo, giáo dục và đào tạo, phong trào lập nghiệp, tăng năng suất lao động phải trở thành xu thế phát triển. Phát triển văn hoá, giáo dục, y tế cần ngang tầm với phát triển kinh tế, chính trị. Phát huy tối đa yếu tố con người Việt Nam là trí tuệ, năng lực, phẩm chất đạo đức để phát triển. Đột phá về hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phát triển nhanh, bền vững, "coi việc của doanh nghiệp như việc của nhà mình, của chính quyền hằng ngày" với mục tiêu làm cho cuộc sống của người dân ấm no, hạnh phúc. Theo đó, phải đơn giản hoá thủ tục hành chính, chính sách phải ổn định, phải hỗ trợ người dân, doanh nghiệp đa dạng hoá sản phẩm, đa dạng hoá thị trường, đa dạng hoá chuỗi cung ứng. Đột phá nữa, theo Thủ tướng, là thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, nhà ở cho công nhân, nhất là công nhân ở các khu công nghiệp, chăm lo người có công với cách mạng. Làm rõ nội hàm "giá trị mới", Thủ tướng cho biết, vừa qua, tốc độ tăng trưởng GDP, tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người của vùng đã giảm so với các vùng khác. "Giá trị mới là mang lại tốc độ tăng trưởng nhanh hơn, giá trị đóng góp cho GDP cao hơn". Thu nhập bình quân đầu người, chỉ số phát triển con người phải cao hơn, ngang tầm khu vực, các nước phát triển. Hạ tầng kết nối vùng, cả nước, khu vực cũng như quốc tế phải tốt nhất. Phải khắc phục bằng được những vấn đề tồn tại mà người dân bức xúc như vấn về biến đổi khí hậu, môi trường. Giá trị mới nữa là chuyển đổi số, phát triển xanh, bền vững, bao trùm, tiêu biểu cả nước, góp phần vào thực hiện cam kết về phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, làm hình mẫu cho các vùng khác. Giá trị mới lớn nhất của vùng là góp phần quan trọng, đắc lực, hiệu quả vào xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, tích cực hội nhập quốc tế, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, nhân dân ấm no, hạnh phúc, Thủ tướng nêu rõ. Với khí thế mới, động lực mới, tư duy mới, đột phá mới, giá trị mới, Thủ tướng bày tỏ tin tưởng vùng Đông Nam Bộ sẽ triển khai thành công Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị, đạt nhiều thành quả, khẳng định Chương trình hành động của Chính phủ là đúng, trúng, mang lại hiệu quả.

Hàng giả thực phẩm, đồ công nghệ, phụ tùng xe máy... đang được bán tràn lan trên các kênh thương mại điện tử như Shopee, Lazada.

Thông tin này được bà Phan Thị Việt Thu, Chủ tịch Hội bảo vệ người tiêu dùng TP HCM nêu tại tọa đàm về chống hàng lậu, hàng giả do Tổng cục Hải quan tổ chức ngày 2/12.

Theo bà Thu, nếu trước đây hàng giả xuất hiện nhiều ở các cửa hàng truyền thống, nay chúng được bán tinh vi hơn trên các trang thương mại điện tử uy tín như Shopee, Lazada, Facebook... Đặc biệt, hầu hết sản phẩm hàng tiêu dùng hay đồ thời trang dù đăng tải hình ảnh là sản phẩm chính hãng nhưng khi giao tới tay người tiêu dùng, chúng không có tem, nhãn mác theo đúng quy chuẩn.

"Tôi từng đặt mua yến sào trên Shopee, sản phẩm được giới thiệu là hàng chính hãng, nhưng khi nhận không phải là tổ yến thật mà được làm giả từ chất liệu khác và nguồn gốc không đúng như giới thiệu", bà Thu nói. Theo bà, nhiều người tiêu dùng cũng đã phản ánh với Hội những trường hợp tương tự.

Hàng nhái - giả bán đầy trên các trang thương mại điện tử. Ảnh: Thi Hà

Hàng giả bán đầy trên các trang thương mại điện tử. Ảnh: Thi Hà

Nhóm hàng công nghệ, xe máy cũng bị làm giả và bán tràn lan. Bà Đại Khải Quỳnh – Trưởng ban Sở hữu trí tuệ của Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM) - cho hay trong 10 tháng đầu năm, VAMM đã phối hợp cùng các cơ quan chức năng phát hiện 292 trường hợp bán hàng giả, trong đó dầu giả 2.000 chai, má phanh 950 cái, lọc gió 300 cái...

 

Tuy nhiên, theo đánh giá của các doanh nghiệp, những vụ việc trên chỉ là bề nổi của tảng băng vì hàng giả bán trên các trang thương mại điện tử với số lượng rất lớn nhưng chưa xử lý triệt để.

Cụ thể, khi tra cứu nhanh trên Marketplace (Facebook), VAMM thấy nhiều sản phẩm của các thương hiệu nổi tiếng như Honda, Yamaha được đăng bán với nhiều mức giá. Các sản phẩm xe điện, xe máy 50cc rao bán tràn lan trên thị trường trong khi các thành viên của hiệp hội chưa sản xuất và nhập khẩu xe điện để bán tại thị trường Việt Nam.

"Khi phát hiện các gian hàng trên vi phạm giả mạo thương hiệu chính hãng nhưng khó xử lý. Vì các chủ hàng rất tinh vi trong việc hủy bỏ gian hàng cũ để tạo một gian mới chỉ trong ngày để tiếp tục kinh doanh trái phép", bà Quỳnh nói.

Ông Nguyễn Văn Ổn – Phó Cục trưởng điều tra chống buôn lậu cho rằng đây là thách thức không chỉ đối với ngành hải quan mà cả cơ quan quản lý thị trường. Theo ông, các trường hợp bán hàng online thường không ghi rõ địa chỉ cửa hàng, kho hàng. Do đó, khi thanh, kiểm tra, cơ quan điều tra rất khó có cơ sở để thu giữ hàng hóa.

Thống kê của ngành hải quan cho thấy, đến 15/10, toàn ngành bắt giữ 13.720 vụ việc vi phạm, trị giá hàng hóa ước tính 4.790 tỷ đồng, thu ngân sách Nhà nước ước đạt 265,8 tỷ đồng.

Để công tác chống hàng giả đạt hiệu quả hơn, ông Ổn cho rằng ngoài nhiệm vụ của nhà chức trách, mỗi doanh nghiệp cần lập ra tổ tình báo để theo dõi, phản ánh các cơ sở làm ăn trái phép với cơ quan điều tra. Về phía Chính phủ, cần có những biện pháp chế tài đủ để răn đe các cở sở buôn lậu sao cho phù hợp với thực tiễn.

Đồng quan điểm, theo bà Quỳnh, các sàn thương mại điện tử cần có cơ chế quản lý chặt chẽ hơn đối với các thương nhân có hành vi vi phạm. Ngược lại, các doanh nghiệp chính hãng cần cung cấp tài liệu, kết luận của cơ quan có thẩm quyền cho các sàn thương mại điện tử để hỗ trợ họ giải quyết các vụ việc vi phạm...


https://vnexpress.net

Lượt xem: 3372

Thống kê truy cập

Đang truy cập:363

Tổng truy cập: 17935427